Ý nghĩa hoa văn trên cột đá ở đền Trần
Mỗi cột đá trong ngôi đền Trần ở quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình đều có hoa văn được tạc, đẽo từ đá xanh nguyên khối và ứng với một ước nguyện.
Đền Trần năm trong vùng loi cua quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Đên được xây dựng từ thời nhà Đinh, là một trong “ Hoa Lư tứ trấn”, có tên gọi khac là Đền Nội Lâm (trong rừng). Đền thờ Quý Minh Đại Vương là một trong ba anh em, đồng thời là ba vị tướng có công dẹp giặc dưới thời vua Hùng thứ 18, đã được phong thánh gồm Sơn Thánh Tản Vương và Cao Sơn Đại Vương.
Đền được xây dựng theo kiểu chữ nhị, gồm hai tòa liền nhau. Tòa tiền bái để trống, không cánh cửa, có hai hàng cột đá. Hàng cột thứ nhất gồm 4 cột, làm bằng đá xanh nguyên khối. Mặt ngoài của cột chạm nổi các hoa văn tinh xảo. Còn mặt hông trang trí bằng hai đôi câu đối được chạm khắc luôn vào thân cột.
Hàng cột thứ hai cũng làm bằng đá xanh nguyên khối. Hai cột ở ngoài cùng trang trí hình độc long chầu vào và các đề tài cách điệu. Hai cột ở giữa trang trí đôi câu đối.
Hinh tương rông điêu khắc trên đá được thể hiện ở đền Trần vừa trau chuốt, vừa giản dị, linh hoạt, mang sắc thái đặc trưng.
Video đang HOT
Các hoa văn trên cột được chạm nổi với đề tài độc long, mây, sóng nước, cá chép hóa long, sư tử và hoa lá cách điệu… Nét chạm khắc rất tinh xảo, bay bổng và có tính thẩm mỹ cao.
Ông Dương Đinh Thanh, ngươi trông nom Đên cho biêt : “Ngôi Đền vẫn giữ được 12 cột đá. Người xưa đã tạc, đẽo toàn bộ hoa văn này từ đá xanh nguyên khối lấy tại núi Nhồi (Thanh Hóa). Các mô típ hoa văn gồm bộ tứ linh với long, ly, quy, phượng. Đang chu nhât ơ đây la môi côt đa linh ưng vơi môt ươc nguyên”.
Theo ông Thanh, cột thứ nhất bên phải đền la cầu công danh sự nghiệp và quôc thai dân an. Cột thứ hai là câu tai lôc và mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng. Cột thứ ba để câu sưc khoe, cột thứ tư dành cho người cầu tình duyên hoặc con cái.
Bên trên tòa hậu cung có hai long cung. Bên trong long cung có tượng Quý Minh Đại Vương và phu nhân là Minh Hoa Công Chúa. Bưc tượng Quý Minh Đại Vương được tạc ở tư thế ngồi trên bệ, mắt nhìn thẳng, chân chữ ngũ, đầu đội mũ quan. Tượng của Minh Hoa Công Chúa tạc ở tư thế ngồi, chân chữ ngũ, mặt hiền từ, mắt nhìn thẳng.
Theo VNE
Nghìn thuyền tụ hội về di sản thiên nhiên thế giới
Nổi bật trong lễ hội truyền thống Thánh Quý Minh Đại Vương tại đền Trần (Hoa Lư, Ninh Bình) sáng 6/5 là màn rước rồng trên sông của gần một nghìn chiếc thuyền.
Hình ảnh tại lễ hội Thánh Quý Minh Đại Vương ở bến Tam Quan, khu danh lam thắng cảnh Tràng An, cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) sáng 6/5. Sau hồi trống khai hội ở bờ và trên đò vang lên, đoàn rước hơn 100 người khiêng kiệu và rước bài vị tế cùng hàng nghìn du khách trên khoảng 1.000 chiếc đò bắt đầu vào cuộc rước tạo nên một không khí lễ hội trang nghiêm, sôi động.
Đây là năm thứ 4 lễ hội truyền thống của tỉnh Ninh Bình được phục dựng và tổ chức theo quy mô lớn. Trong đó có sự kết hợp cùng các hoạt động văn hóa để quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh vùng đất, con người Tràng An tới bạn bè, du khách trong và ngoài nước.
Điểm nổi bật của lễ hội là màn rước rồng xuất phát từ bến đò áng Mương vượt qua 5 km đường thủy, xuyên qua 11 hang động trên dòng sông Sào Khê.
Sau khoảng một giờ diễu hành trên mặt nước, đoàn rước được chia làm hai, một nửa tiếp tục hành trình dưới sông, nửa còn lại lên bờ vượt qua 3 quả núi với chiều dài khoảng 3km để đến đền Nội Lâm, đền Trần cử hành các nghi thức tế lễ...
Trong suốt hành trình rước kiệu tiến về đền Trần, du khách được chiêm ngưỡng cảnh vật của một "vịnh Hạ Long trên cạn" nên thơ, trữ tình.
Lễ hội để tưởng nhớ, tri ân Đức Thánh Quý Minh Đại Vương đã có công giữ nước. Theo truyền thuyết, ngài là một trong ba anh em vị tướng đã được phong thánh (Đức Thánh Tản Viên, Đức Thánh Cao Sơn, Đức Thánh Quý Minh) có công trấn ải Sơn Nam, bảo vệ đất nước thời vua Hùng Vương thứ 18.
Sau những nghi lễ rước nước, tế là màn phóng sinh trên sông.
Đền Trần - nơi tổ chức các nghi lễ chính sau màn rước từng được vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng vào thế kỷ thứ 10 với mong muốn mượn uy danh của thánh để trấn trạch theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Sau đó vua Trần Thái Tông vào tu hành năm 1258.
Ngôi đền cũ bằng gỗ do Đinh Tiên Hoàng xây dựng đổ nát, nhà Trần cho xây dựng lại bằng các cột đá, đến nay vẫn còn nguyên vẹn. Kể từ đó người dân quen gọi nơi đây là đền Trần.
Đền Trần nằm giữa một vùng sơn thủy hữu tình, thuộc khu du lịch sinh thái Tràng An - di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận năm 2014.
Theo Zing
Tour đặc biệt cho sự kiện ngoại giao lớn nhất hành tinh 19 tour du lịch trải khắp Việt Nam được thiết kế riêng cho các đại biểu tham dự Đại hội IPU 132 tại Hà Nội. Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU) là sự kiện ngoại giao nghị viện lớn nhất thế giới, diễn ra tại thủ đô Hà Nội từ ngày 28/3- 2/4. Đây cũng là...