Ý nghĩa hành động cụng tay của ông Obama với ‘Phó tướng’ Harris trong lễ nhậm chức
Ông Barack Obama đã chào mừng tân Phó Tổng thống Kamala Harris bằng một cái cụng tay tại lễ nhậm chức hôm 20/1, một hành động mang ý nghĩa biểu tượng giữa hai con người làm nên lịch sử.
Cựu Tổng thống Barack Obama chào mừng tân Phó Tổng thống Kamala Harris trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden, tại Điện Capitol, Washington hôm 20/1. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN (Mỹ), khoảnh khắc này diễn ra khi bà Harris bước đến chỗ ngồi của mình trên sân khấu của lễ nhậm chức, không lâu sau khi tuyên thệ nhậm chức Phó Tổng thống. Sau khi quay lại chào cựu tổng thống, bà nhẹ nhàng cụng nắm tay đang đeo găng của mình vào tay ông Obama, người đã chủ động đưa tay ra trước.
Cử chỉ này được cho là hành động mang tính biểu tượng sâu sắc, khi ông Obama và bà Harris là hai nhân vật đã làm nên lịch sử của “xứ sở cờ hoa”. Họ là những người Mỹ gốc Phi đầu tiên nắm giữ vị trí tổng thống và phó tổng thống, các chức vụ cao nhất của Nhà Trắng.
Sau khi chào Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ, bà Harris cũng cụng tay với bà Michelle Obama, người đã đi vào lịch sử với tư cách là đệ nhất phu nhân người Mỹ gốc Phi đầu tiên của quốc gia này.
Video đang HOT
Bà Kamala Harris ngày 20/1 đã trở thành người phụ nữ da màu và là Phó Tổng thống gốc Á đầu tiên của nước Mỹ. Song hành cùng bà, ông Doug Emhoff, giờ đây cũng sẽ có tên trong danh sách kỉ lục khi trở thành Đệ nhị phu quân đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Ngoài ra, ông Emhoff cũng đồng thời là người Do Thái đầu tiên trong lịch sử kết hôn với một Phó Tổng thống Mỹ.
Cử chỉ cụng tay với cựu Tổng thống Obama của bà Harris cũng thể hiện rõ tình hình nước Mỹ hiện tại. Lễ tuyên thệ diễn ra giữa lúc đại dịch COVID-19 đang tàn phá nước Mỹ. Virus SARS-CoV-2 đã khiến mọi người phải hạn chế tương tác vì lo sợ virus lây lan khi tiếp xúc gần.
Buổi lễ nhậm chức do đó phải áp dụng một số biện pháp phòng ngừa dịch bệnh nghiêm ngặt, bao gồm đeo khẩu trang, chỗ ngồi đảm bảo giãn cách xã hội và hạn chế số lượng người tham dự.
Sau buổi lễ, tân Phó Tổng thống Harris đã cùng với Tổng thống Joe Biden tham dự một số sự kiện nhậm chức đã được lên kế hoạch trước. Sau đó, họ trở lại Điện Capitol để chứng kiến buổi tuyên thệ của ba thượng nghị sĩ đảng Dân chủ mới, là Jon Ossoff, Raphael Warnock của Georgia và Alex Padilla của California.
Đài Loan được mời dự lễ nhậm chức của Biden
Đại diện của Đài Loan tại Mỹ được mời tới dự lễ nhậm chức của Biden hôm 20/1, đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 1979.
Hsiao Bi-khim, người đứng đầu Văn phòng Văn hóa và Kinh tế Đài Bắc tại Mỹ, hôm 20/1 đăng Twitter video cho thấy bà dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden.
"Rất vinh dự được đại diện cho người dân và chính quyền Đài Loan tại đây, trong lễ nhậm chức của Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris. Dân chủ là ngôn ngữ chung của chúng ta và tự do là mục tiêu chung của chúng ta", bà Hsiao cho hay.
Hsiao Bi-khim, đặc phái viên của Đài Loan tại Mỹ, đứng trước quốc hội Mỹ, nơi diễn ra lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden hôm 20/1. Ảnh: Twitter/Hsiao Bi-khim .
Cơ quan đối ngoại Đài Loan cho biết đây là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, một phái viên Đài Loan được ban tổ chức lễ nhậm chức "chính thức mời". Đảng Dân tiến cầm quyền mô tả đây là "bước đột phá mới trong 42 năm".
Đảo Đài Loan tách khỏi Trung Quốc sau cuộc nội chiến năm 1949. Trung Quốc luôn xem hòn đảo là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả phải sử dụng vũ lực. Bắc Kinh cản trở mọi giao thiệp chính thức của Đài Loan và nỗ lực cô lập ngoại giao đối với hòn đảo có 23 triệu người sinh sống.
Dưới thời chính quyền tổng thống Jimmy Carter năm 1979, Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và chuyển sang công nhận Bắc Kinh cũng như chính sách "Một Trung Quốc". Tuy nhiên, Mỹ vẫn là đồng minh không chính thức quan trọng nhất của Đài Loan và là nhà cung cấp vũ khí cho hòn đảo.
Từ năm 1979, các tổng thống Mỹ thường đi theo con đường ngoại giao thận trọng đối với Đài Loan nhằm tránh chọc giận Bắc Kinh và không khuyến khích Đài Loan chính thức tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi đáng kể dưới thời tổng thống Donald Trump, người có quan hệ nồng ấm hơn với hòn đảo, trong khi theo đuổi chính sách cứng rắn với Trung Quốc.
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã có cuộc điện đàm chưa từng có tiền lệ với Trump sau khi ông đắc cử năm 2016, động thái khiến Bắc Kinh tức giận. Trump cũng tăng cường bán vũ khí và tiếp xúc ngoại giao với Đài Loan. Một trong những hành động chính sách đối ngoại cuối cùng của chính quyền ông là dỡ bỏ các hạn chế hạn chế ngăn quan chức Mỹ và Đài Loan giao thiệp.
Chính sách của Biden với Đài Loan hiện chưa rõ ràng, song sự hiện diện của Hsiao tại lễ nhậm chức cho thấy sự tiếp nối những thay đổi chính sách của người tiền nhiệm.
Jim Risch, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện của đảng Cộng hòa, hoan nghênh lời mời Hsiao tới lễ nhậm chức. "Tôi tán dương chính quyền mới về lời mời này và khuyến khích họ xây dựng dựa trên những tiến bộ đạt được trong quan hệ Mỹ - Đài Loan để phản ánh những thách thức và thực tế địa chính trị mà chúng ta phải đối mặt", ông đăng Twitter.
Lãnh đạo thế giới lên tiếng sau lễ nhậm chức của ông Biden Lãnh đạo nhiều nước, vùng lãnh thổ và tổ chức đã gửi lời chúc đến tân Tổng thống Mỹ Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris sau lễ nhậm chức hôm 20/1. Sau khi ông Joe Biden làm lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Canada Justin Trudeau là một trong số những nhà lãnh đạo đầu tiên đăng tweet chúc...