Ý nghĩa của thỏa thuận ngừng bắn 60 ngày giữa Israel – Hezbollah
Một quan chức ngoại giao giấu tên nhận định thỏa thuận ngừng bắn sắp tới giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban không phải là sự “kết thúc của cuộc chiến” và nó sẽ được đánh giá dựa trên thực tế và tình hình thực địa.
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel tại Beirut, Liban. Ảnh: IRNA/TTXVN
Dẫn nguồn tin từ hai quan chức Israel, tờ New York Times cho biết Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã chỉ ra rằng ông sẵn sàng ngừng bắn trong cuộc xung đột kéo dài một năm qua với Hezbollah. Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh các quan chức Mỹ gây sức ép buộc ông phải hoàn tất một thỏa thuận trước Lễ Tạ ơn.
Theo đó, ông Netanyahu đã lên lịch họp với nội các vào ngày 26/11 để thảo luận về một thỏa thuận được đề xuất nhằm chấm dứt chiến tranh ở Liban – theo hai quan chức Israel khác.
Theo các nguồn tin, thỏa thuận ngừng bắn được đề xuất yêu cầu lực lượng Israel sẽ rút khỏi Liban trong vòng 60 ngày, trong khi lực lượng chiến binh Hezbollah sẽ di chuyển lên phía Bắc, ra xa hơn biên giới Israel.
Các quan chức cho biết quân đội Liban sẽ triển khai đến miền Nam nước này để đảm bảo Hezbollah ở lại phía bắc sông Litani, trên thực tế là tạo ra một vùng đệm dọc theo biên giới Israel.
Video đang HOT
Dẫn lời một vị quan chức ngoại giao giấu tên, tờ The Jerusalem cho rằng thỏa thuận được đề xuất vào thời điểm này do một số yếu tố. Đầu tiên là vì lo ngại quyết định đơn phương của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ buộc Israel phải chấm dứt các hoạt động ở miền Nam Liban.
Thứ hai, thỏa thuận sẽ cho phép Israel đánh giá lại tình hình trong 2 tháng, ngay khi chính quyền mới tiếp quản Nhà Trắng,
Thứ ba, thỏa thuận này có thể gây áp lực lên Hamas, khiến Hamas trở nên đơn độc trong cuộc xung đột với Israel. Vị quan chức này cho biết điều này có thể dẫn đến bước đột phá trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận đưa các con tin Israel đang bị Hamas giam giữ ở Gaza trở về.
Một yếu tố khác là thỏa thuận ngừng bắn 60 ngày sẽ cho phép Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tái tập hợp và chuẩn bị cho các cuộc giao tranh tiếp theo, trong trường hợp cần thiết.
Đáng chú ý, lệnh ngừng bắn này bao gồm phần phụ lục,cho phép Israel tấn công bất kỳ tay súng Hezbollah nào mạo hiểm tiến về phía Nam sông Litani, cũng như tấn công bất kỳ nỗ lực nào của lực lượng ở Liban nhằm tái vũ trang.
Theo đó, Israel sẽ không ngay lập tức kêu gọi người dân miền Bắc trở về và sẽ tiếp tục trợ cấp cho những người đã sơ tán. Vị quan chức giấu tên cho biết thêm rằng quyết định kêu gọi người dân trở về của Israel sẽ được đưa ra dựa trên thực tế trên thực địa ở giai đoạn sau.
Lệnh ngừng bắn nếu được thực thi sẽ chính thức là một thỏa thuận giữa Israel, Liban và các quốc gia trung gian, bao gồm cả Mỹ. Một nhà lập pháp hàng đầu của Liban đã hoạt động như một đầu mối liên lạc với Hezbollah, lực lượng mà chính phủ nước này không kiểm soát, và bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ bao gồm sự chấp thuận không chính thức của nhóm này. Hezbollah được Mỹ xếp vào danh sách các tổ chức khủng bố.
Trong khi đó, Iran, đồng minh và bên ủng hộ chính của Hezbollah, đã thúc giục nhóm này chấp nhận lệnh ngừng bắn vào đầu tháng 11. Tuần trước, thủ lĩnh mới của Hezbollah, ông Naim Qassem, đã gợi ý trong một video rằng nhóm sẽ đồng ý ngừng bắn nếu Israel chấm dứt các cuộc tấn công vào Liban và Beirut vẫn giữ được chủ quyền.
Nếu tất cả các bên đồng ý, thỏa thuận này sẽ là lệnh ngừng bắn đầu tiên ở Liban và Dải Gaza, nơi Israel đang vướng vào xung đột trong gần một năm qua. Tháng 11 năm ngoái, Israel và Hamas đã tuân thủ lệnh ngừng bắn kéo dài một tuần ở Gaza trong khi họ trao đổi một số con tin và tù nhân. Israel và Hezbollah cũng đã thông báo ngừng bắn trong tuần đó, mặc dù họ chưa đồng ý ký kết một hiệp ước chính thức.
Liban hy vọng sớm đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở biên giới với Israel
Ngày 25/9, Thủ tướng Liban Najib Mikati hy vọng sẽ sớm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn để chấm dứt giao tranh giữa Israel và lực lượng Hezbollah tại nước này để ổn định tình hình, tránh kịch bản Israel đưa quân vào Liban.
Khói bốc lên sau cuộc tấn công của Israel tại Marjeyoun, Liban, ngày 23/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp đặc biệt bên lề Kỳ họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc đang diễn ra ở New York, ông Mikati đã bày tỏ ủng hộ đề xuất chung của Pháp-Mỹ về việc chấm dứt cuộc xung đột hiện nay trên lãnh thổ Liban. Nhà lãnh đạo này cũng kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ đảm bảo việc Israel rút khỏi lãnh thổ của Liban và ngừng những hành vi vi phạm đang lặp đi lặp lại mỗi ngày.
Thủ tướng Liban Mikati bày tỏ hy vọng sẽ sớm đạt được thỏa thuận liên quan nhưng cũng cho biết mấu chốt của việc thực hiện thỏa thuận này là liệu Israel có cam kết thực thi các nghị quyết quốc tế hay không.
Trong khi đó, phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn thông báo từ Văn phòng Thủ tướng Australia cho biết 12 nước và khu vực gồm Mỹ, Australia, Canada, Liên minh châu Âu (EU), Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Anh, Qatar đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh tình hình giữa Liban và Israel kể từ ngày 8/10/2023 là không thể chấp nhận được, làm dấy lên nguy cơ leo thang bạo lực lan rộng hơn trong khu vực.
Tuyên bố khẳng định thực tế này không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai, kể cả người dân Israel lẫn người dân Liban. Tuyên bố nhấn mạnh đã đến lúc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao để giúp người dân ở cả hai bên chiến tuyến được trở về nhà an toàn.
Vì vậy, 12 nước và khu vực kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức trong 21 ngày dọc biên giới Liban-Israel để tạo điều kiện thuận lợi tìm kiếm một giải pháp ngoại giao phù hợp với Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) và thực hiện Nghị quyết 2735 của HĐBA LHQ liên quan đến lệnh ngừng bắn ở Gaza.
Trước đó cùng ngày, Australia đã kêu gọi khoảng 15.000 công dân đang sống tại Liban rời khỏi nước này, đồng thời cảnh báo sân bay Beirut có nguy cơ bị đóng cửa và việc sơ tán số lượng lớn công dân sẽ gặp khó khăn nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn. Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết chính phủ đã lập kế hoạch dự phòng, trong đó bao gồm cả việc sơ tán công dân Australia bằng đường thủy nhưng cũng lường trước tình hình có thể sẽ khó khăn.
Israel nguy cơ rơi vào cuộc chiến tiêu hao ở Liban Israel đối mặt nguy cơ sa lầy vào một cuộc chiến tiêu hao kéo dài tại Liban khi chiến dịch quân sự nhằm vào Hezbollah tiếp tục leo thang. Một vụ tấn công tên lửa của Phong trào Hồi giáo Hezbollah. Ảnh: IRNA/TTXVN Tờ Wall Street Journal ngày 15/11 đưa tin, Israel đang mở rộng chiến dịch quân sự trên bộ sâu vào...