Ý nghĩa của “phòng thủ tập thể” đối với Nhật Bản
Tokyo công bố diễn giải mới điều khoản an ninh của Hiến pháp 1947, cho phépLực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) tham gia phòng thủ tập thể.
Trong tương lai, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản về nguyên tắc sẽ có thể hỗ trợ quân đội nước ngoài trong tình huống mà sự tồn tại và an toàn của đất nước hay người dân Nhật Bản bị đe dọa.
Thủ tướng Abe noi Nhât Bản cân phai thay đôi đê thich nghi vơi môi trương an ninh mơi
Trong một bài viết dành cho BBC, Tiến sĩ John Swenson-Wright – phụ trách Chương trình Châu Á tại tô chưc nghiên cưu Chatham House (Vương quốc Anh) – cho rằng cách diễn giải mới này gây ra nhiều tranh cãi, bởi nó trái ngược với đồng thuận chính trị thời hậu chiến của Nhật Bản được luật hóa trong Điều 9 hiến pháp, trong đó chỉ cho phép sử dụng lực lượng quân sự Nhật Bản để bảo vệ chủ quyền và người dân nước này.
Đó là sức mạnh của tâm lý hòa bình ở nước Nhật thời hậu chiến, khiến cho quân đội Nhật Bản không thể mở rộng hợp tác với đồng minh lâu năm là Mỹ, ngoài phạm vi hạn hẹp kể trên.
Với cách diễn giải mới, có nhiều viễn cảnh mở rộng hợp tác quốc phòng giữa hai bên. Điều này có thể bao gồm việc hỗ trợ phòng thủ cho lực lượng Mỹ khi bị tấn công trong vùng lân cận Nhật Bản; hợp tác quân sự với Mỹ để bảo vệ công dân Nhật hải ngoại; tham gia công tác rà mìn trong chiến tranh hoặc đưa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bảo vệ nguồn cung cấp năng lượng hoặc những tuyến đường vận tải biển có ý nghĩa sống còn với nước Nhật.
Trên lý thuyết, cách diễn giải mới này cho phép Nhật hợp tác với bất cứ quốc gia nào mà có “quan hệ chặt chẽ”, qua đó mở rộng đáng kể phạm vi hợp tác quân sự với nước ngoài và bước ra ngoài khuôn khổ bảo vệ lãnh thổ nước Nhật
Toàn quyền hành động?
Ý kiến dư luận ở Nhật Bản bị chia rẽ bởi thay đổi trên. Theo kết quả tham dò ý kiến của Nikkei, 50% phản đối và 34% ủng hộ cách diễn giải mới.
Có nhiều lý do phản đối, trong đó một phần là bởi cuộc tranh cãi chưa có hồi kết về đặc tính chính trị thời hậu chiến của Nhật Bản, một phần là do sự không chắc chắn về các mục tiêu an ninh dài hạn của chính quyền Abe.
Những trí thức cấp tiến cho rằng thay đổi đó đảo ngược lại cách diễn giải thông thường của hiến pháp hòa bình được thiết lập sau Thế chiến Đệ nhị, đảm bảo rằng Nhật Bản sẽ không bao giờ tham gia vào xung đột ở nước ngoài.
Bởi vấn đề đó là rất nhay cảm và có ý nghĩa quan trọng, phe chỉ trích cho rằng cách diễn giải chỉ được thay đổi bằng sửa đổi hiến pháp.
Video đang HOT
Dù chính quyền Abe kiểm soát Thượng viện và Hạ viện Nhật Bản, không dễ để ông sửa đổi hiến pháp nhanh chóng và phe chỉ trích cho rằng cách diễn giải mới là thứ sót lại của kiểu chính trị không minh bạch.
Có nhiều mối lo ngại cả từ bên trong lẫn bên ngoài Nhật Bản.
Trung Quốc và Hàn Quốc cho rằng nó sẽ cho phép quân đội Nhật Bản được tự do điều quân trong nhiều hoàn cảnh xung đột khác nhau.
Tuy nhiên, chính quyền Abe đã loại trừ lựa chọn đó và phân biệt một cách cẩn thận giữa phòng vệ tập thể (nhằm bảo vệ lợi ích và tài sản quốc gia Nhật Bản) và an ninh tập thể (các quốc gia hợp tác với nhau để bảo vệ lợi ích chung khi đối mặt với hành vi gây hấn của nước khác).
Chính ông Abe cũng đã nói rõ rằng lực lượng Nhật Bản sẽ không “tham gia vào chiến sự như Chiến tranh vùng Vịnh hay Iraq”.
Rủi ro chiến lược
Thủ tướng Abe có vẻ như có một vài động cơ để đưa ra cách diễn giải mới.
Cách diễn giải mới này sẽ cho phép Nhật Bản tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ trên phạm vi rộng hơn, điều mà Washington muốn đưa vào sửa đổi của Hướng dẫn Hợp tác Quốc phòng Mỹ-Nhật, vốn được giữ nguyên từ năm 1997.
Nó cũng sẽ mở ra tiềm năng hợp tác quốc phòng tích cực hơn với những quốc gia khác trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, như Australia và Philippines.
Hai nước này đều hoan nghênh động thái của chính quyền Abe, trong bối cảnh lo ngại Trung Quốc ngày càng tăng hiện diện hải quân ở biển Hoa Đông và Biển Đông.
Nói rộng hơn, cách diễn giải mới có thể tăng ấn tượng rằng Nhật Bản đã trở thành một quốc gia “bình thường” hơn, thể hiện bằng việc có khả năng đóng góp một cách xây dựng vào an ninh khu vực và toàn cầu.
Lợi ích chính trị và ngoại giao từ sự thay đổi về thái độ trên là rất lớn, giúp tăng thêm sức nặng cho thỉnh cầu làm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và chiến lược “đóng góp tích cực vào hòa bình” mới tuyên bố gần đây của ông Abe.
Cách tiếp cận mới không phải là không có rủi ro.
Trong khi các đảng phái chính trị lớn của Nhật Bản vẫn tương đối yếu và chia rẽ, hoạt động phản đối từ phía dân chúng có thể sẽ tăng lên, đặc biệt là trong nền chính trị trong nước.
Chỉ trích từ các quận, thành phố, thị trấn và làng xã đối với cách diễn giải mới là khá nhiều và có thể khiến chính quyền mất đi sự ủng hộ trong cuộc bầu cử mùa xuân năm sau.
Ở nước ngoài, nó sẽ làm xấu đi mối quan hệ vốn đã không tốt đẹp gì với Hàn Quốc và sẽ làm tăng thêm căng thẳng chủ quyền và chính trị với Trung Quốc.
Cuối cùng, sự mù mờ về mục đích xoay quanh chi tiết của cách diễn giải mới sẽ cho phép Nhật Bản sử dụng linh hoạt quân đội ở nước ngoài, nhưng nó cũng tiềm ẩn rủi ro chiến thuật và chiến lược trong bối cảnh căng thẳng an ninh khu vực đang gia tăng.
Với một chính phủ Nhật Bản chưa có nhiều kinh nghiệm giải quyết thách thức có áp lực cao về các quyết định an ninh quốc gia và quản trị khủng hoảng, đây có thể không hoàn toàn là một bước đi tích cực.
Theo Đời sống Pháp luật
Chiến đấu cơ mang tên lửa của Trung Quốc vờn máy bay Nhật
Các chiến đấu cơ mang theo tên lửa của Trung Quốc đã áp sát máy bay quân sự của Nhật Bản ở khoảng cách nguy hiểm trên biển Hoa Đông. Đây là động thái khiến Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori onodera phải lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh đã hành xử "quá đáng" khi tiếp cận với vùng lãnh thổ tranh chấp.
Ảnh minh họa
Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm qua (25/5) cho biết, những chiếc chiến đấu cơ SU-27 của Trung Quốc hôm 24/5 đã vờn đuổi, áp sát một chiếc máy bay do thám P-3C của họ ở khoảng cách 50m ở bầu trời trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Chiến đấu cơ của Trung Quốc còn áp sát máy bay tình báo điện tử YS-11EB của Nhật Bản ở khoảng cách 30m.
Theo một quan chức quốc phòng Nhật Bản, đây là lần chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát máy bay của họ một cách gần nhất, nguy hiểm nhất như vậy.
"Hành động áp sát một máy bay khi nó đang bay một cách bình thường trên biển là một điều không thể. Đó là một cuộc chạm trán rất gần và hành động này đã lên mức quá đáng", Bộ trưởng onodera thẳng thừng chỉ trích Trung Quốc trong phát biểu được đăng tải trên đài truyền hình Asahi.
Bộ trưởng onodera cho hay, chính phủ Nhật Bản đã bày tỏ sự quan ngại đối với phía Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao. Ông này cũng nói thêm rằng, khi có hành động nguy hiểm như trên, máy bay Trung Quốc đang mang theo tên lửa.
Hai chiếc máy bay quân sự của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang giám sát một cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga và Trung Quốc ở gần lãnh hải của Nhật Bản, nguồn tin từ chính phủ ở Tokyo cho hay.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua cho biết trên website của cơ quan này rằng, hôm 24/5, những chiếc máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã đi vào vùng nhận diện phòng không của họ bất chấp việc phía Bắc Kinh đã ra thông báo "cấm bay" ở khu vực trước cuộc tập trận. Trung Quốc đã tuyên bố thành lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông hồi năm ngoái. Tuy nhiên, một loạt nước, đặt biệt là Mỹ và Nhật Bản đã phản đối gay gắt hành động trên, kiên quyết không thừa nhận vùng phòng không của Trung Quốc.
"Các máy bay quân sự của Nhật Bản đã xâm phạm không phận nơi diễn ra cuộc tập trận mà không nhận được sự cho phép và đã tiến hành những hành động nguy hiểm, vi phạm luật nghiêm trọng luật pháp và các tiêu chuẩn quốc tế. Điều đó có thể dễ dàng gây hiểu lầm và thậm chí dẫn đến một tai nạn ở giữa không trung", tuyên bố của Trung Quốc cho hay.
Bắc Kinh đã lên án hành động của Tokyo đồng thời kêu gọi Nhật Bản "ngừng tất cả các hoạt động can thiệp, do thám nếu không Nhật Bản sẽ là nước duy nhất phải chịu mọi hậu quả".
Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng onodera miêu tả những hành động của Trung Quốc là "gây phẫn nộ" khi để những chiếc máy bay chiến đấu được trang bị tên lửa tiếp cận sát các máy bay của Nhật ở khoảng cách chỉ còn 30m.
"Tôi tin rằng, đó là những hành động nguy hiểm có thể dẫn tới những vụ tai nạn không thể ngờ tới. Một chuyến bay thông thường trên bầu trời mở không bao giờ nên trải qua một cuộc trạm chán gần như vậy. Rõ ràng, phía Trung Quốc đã vượt quá giới hạn", ông onodera chỉ trích.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đang sôi lên sùng sục kể từ sau khi Bắc Kinh gần đây liên tục áp dụng một lập trường hung hăng, quyết liệt trong các cuộc tranh chấp ở khu vực. Trung Quốc đang tranh giành chủ quyền với Nhật Bản đối với một quần đảo mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư và Tokyo gọi là Senkaku ở biển Hoa Đông. Trung Quốc cũng đang đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, phớt lời mọi đòi hỏi chính đáng của các nước láng giềng Đông Nam Á xung quanh.
Hồi tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã bất ngờ đơn phương tuyên bố thành lập vùng phòng không ở biển Hoa Đông, bao trùm lên cả những khu vực tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc. Hành động này của Bắc Kinh đã gây ra một cơn sóng gió lớn ở biển Hoa Đông. Các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc không chỉ đồng loạt lên án gay gắt hành động của Trung Quốc mà còn thách thức trực diện Bắc Kinh bằng việc cho máy bay bay qua vùng phòng không của Trung Quốc để thể hiện sự không thừa nhận của họ đối với vùng này.
Những cuộc vờn đuổi, áp sát nhau giữa máy bay, tàu thuyền Trung, Nhật ở biển Hoa Đông ngày một diễn ra thường xuyên hơn. Theo con số thống kê được phía Tokyo cung cấp, trong năm tài chính vừa kết thúc tháng 3 vừa rồi, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã phải ra lệnh cho máy bay chiến đấu của họ cất cánh khẩn cấp 415 lần để chặn các máy bay Trung Quốc tiếp cận gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó, tàu thuyền hai nước thường xuyên chơi trò "mèo vờn chuột" ở vùng lãnh hải gần quần đảo tranh chấp. Những diễn biến trên không ít lần gây quan ngại về khả năng xảy ra một cuộc đụng độ bất ngờ.
Tuần trước, các lực lượng không quân, lục quân và hải quân của Nhật Bản đã phối hợp diễn tập một kịch bản mà ở đó họ chiếm lại một quần đảo ở xa. Điều này cho thấy, Tokyo luôn có mối quan ngại về khả năng Trung Quốc chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang nằm trong quyền kiếm soát của họ.
Nhật Bản gần đây cũng khiến Bắc Kinh tức giận khi lên tiếng chỉ trích thẳng thắn hành động ngang ngược của Trung Quốc khi đưa một giàn khoan khổng lồ và hàng chục tàu thuyền vào vùng biển của Việt Nam. Trung Quốc hồi cuối tuần vừa rồi đã lên tiếng cảnh báo Nhật Bản tránh xa các cuộc tranh chấp giữa họ với các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nhật Bản: Còn lâu mới đến quyền 'tự vệ tập thể' đầy đủ Thủ tướng Shinzo Abe cùng chính quyền của mình đã phải trải qua một cuộc chiến khốc liệt trong nước để giành được quyền quyết định tạo bước ngoặt lớn cho hiến pháp hoà bình đã tồn tại gần 70 năm qua. Đây có thể xem là một cuộc chiến tranh tiêu hao lực lượng thực sự của Thủ tướng Shinzo Abe. Cuối...