Ý nghĩa của nhẫn cưới, nhẫn đính hôn, nhẫn vĩnh cữu
Không đơn giản chỉ là món trang sức cưới để tặng nhau trong ngày trọng đại; nhẫn cưới còn mang trong mình nhiều ý nghĩa to lớn về hạnh phúc đời người.
Thời cổ xưa, người Hy Lạp quan niệm rằng, trong đời người phụ nữ phải có ba chiếc nhẫn quan trọng nhất; đó là: nhẫn đính hôn, nhẫn cưới và nhẫn vĩnh cửu. Ở Việt Nam, người ta thường chỉ nghe đến nhẫn đính hôn và nhẫn cưới; ít ai biết về nhẫn vĩnh cửu.
Tùy từng giai đoạn khác nhau của tình yêu mà ý nghĩa của những chiếc nhẫn cũng khác nhau.
Nhẫn đính hôn
Nhẫn đính hôn là chiếc nhẫn; mà người con trai dành tặng người con gái mình yêu khi cầu hôn. Khi cô gái đeo chiếc nhẫn vào,;đồng nghĩa với việc cô ấy muốn gắn bó cả đời với người con trai ấy. Đồng thời, đó cũng là thử thách đầu tiên của cả hai ;vì chiếc nhẫn đính hôn không đơn giản chỉ là món quà tặng, nó là biểu hiện của sự gắn kết, lòng trung thành; sự tin tưởng và quyết tâm gắn bó với nhau.
Nhẫn đính hôn thường sẽ có một hạt đá hay một viên kim cương ở chính giữa; thể hiện một tình yêu duy nhất, vĩnh hằng tồn tại mãi mãi.
Khác với nhẫn đính hôn, nhẫn cưới luôn là một cặp cho tân lang và tân nương. Ngoài ý nghĩa gắn bó, tin tưởng lẫn nhau; nhẫn cưới còn là biểu trưng cho sự thủy chung, lâu bền. Đeo nhẫn cưới là hành động mang tính bước ngoặt và nghiêm túc hơn; vì kể từ khi trao nhẫn cho nhau, cả hai chính thức là vợ chồng.
Cuộc sống của họ không còn đơn giản là sống vì bản thân mình nữa. Mỗi khi nhìn vào chiếc nhẫn cưới trên tay; mỗi người sẽ luôn thấy trách nhiệm của mình với bạn đời. Dù sướng vui hay đau khổ, họ sẽ luôn bên nhau và cùng nhau vượt qua; như lời ước thề khi làm lễ.
Cặp nhẫn cưới thường có hình dáng giống nhau. Nhẫn của chú rể thường to hơn của cô dâu. Ở một số quốc gia, nhẫn cưới và nhẫn đính hôn được cô gái đeo cùng trên một ngón tay.
Nhẫn vĩnh cửu thường được người chồng trao cho người vợ của mình sau một thời gian chung sống. Khi đó, họ hay tổ chức một lễ cưới hoặc lễ kỷ niệm, tùy vào số năm mà hai người đã chung sống sẽ có đám cưới bạc (25 năm), đám cưới vàng (50 năm), đám cưới kim cương (60 năm).
Nhẫn vĩnh cửu thường có gắn thêm đá quý hoặc kim cương xung quanh. Nhiều người quan niệm, khi đeo chiếc nhẫn đó thì không ai có thể chia cắt được tình yêu của họ.
Video đang HOT
Sang như nhẫn hột xoàn hay “xoàng” như nhẫn cỏ không quan trọng, có nhẫn là được rồi!
Thời Hy Lạp cổ đại, nhẫn cưới được thiết kế bằng sắt; vì đó là biểu trưng cho sự bền vững theo thời gian. Tuy nhiên, về sau, nhẫn cưới dần được thay thế bằng các chất liệu khác như vàng, bạc, đồng… Thậm chí vào thời chiến, người ta có thể đính ước với nhau chỉ bằng một cặp nhẫn đơn sơ kết từ cỏ khô để nên duyên vợ chồng.
Ngày nay, người ta có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như bạch kim, kim loại quý… Song, dù làm bằng chất liệu nào thì ý nghĩa của cặp nhẫn cưới sẽ mãi không bao giờ thay đổi. Nhẫn cưới chính là tín vật và cũng là chứng nhân của tình cảm vợ chồng son sắt; cùng nhau vượt qua khó khăn, đau khổ trong cuộc sống; và gắn bó với nhau đến cuối cuộc đời.
Đeo nhẫn cưới ngón nào?
- Người châu Âu tin rằng ngón giữa bàn tay trái và trái tim liên kết với nhau. Ở đó có một mạch máu tình yêu nên họ luôn mang nhẫn đính hôn ở ngón giữa tay trái.
- Người Hy Lạp cổ đại cho rằng, có một tĩnh mạch ở ngón áp út liên kết với nhịp đập của con tim và họ gọi đó là vena amoris – tĩnh mạch tình yêu. Do đó, khi muốn cùng ai đi hết cuộc đời, người ta cần đeo nhẫn vào ngón áp út. Ngoài ra, vì ngón áp út được cho là ngón tay yếu ớt nhất, nên việc mang nhẫn sẽ tạo thêm sức mạnh để vợ chồng vượt qua mọi thách thức trong cuộc sống.
- Ở một vài nước phương Tây khác, khi đi bộ trên đường, người đàn ông luôn phải đi bên ngoài để thể hiện phép lịch sự với phụ nữ. Vì thế, đàn ông đeo nhẫn cưới tay trái sẽ khớp với việc cầm tay bạn đời đeo nhẫn ở tay phải. Điều đó thể hiện sự gắn bó có nhau của một cặp vợ chồng.
- Người Trung Quốc quy định nhẫn cưới phải đeo ở ngón áp út tay trái vì ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính mình, ngón áp út tượng trưng cho bạn đời và ngón út là con cái.
- Ở Việt Nam, người ta đeo nhẫn cưới ở ngón áp út theo quan niệm “nam tả, nữ hữu”. Nam đeo tay trái, nữ đeo tay phải.
Chỉ vì một câu nói của chồng mà tôi toát mồ hôi hột nhớ về tuổi thơ kinh hoàng ấy
Rời khỏi tòa, nhìn anh bước đi ngược hướng mà tôi đau thấu tim gan, lồng ngực như bị bóp nghẹt tới không thở nổi. Quyết định chia tay là do tôi lựa chọn, là tôi ép anh ấy ký đơn mà chẳng hiểu sao giờ phút ấy lòng tôi vẫn đau hơn dao cứa.
Gần 30 tuổi, anh là người duy nhất chịu được tính tôi, người duy nhất bị tôi đòi chia tay không biết bao lần mà vẫn kiên trì đứng lại chờ ngày đeo nhẫn cưới vào tay tôi bằng được. Hơn 2 năm làm vợ chồng, anh đối đãi với tôi tử tế nhưng tôi vẫn phải nhắm mắt đẩy anh ra khỏi cuộc đời mình. Tất cả cũng chỉ vì cái gốc rễ gia đình của tôi quá kinh khủng.
Gia đình tôi cũng từng hạnh phúc, bố mẹ hòa thuận thương yêu nhau. Nhưng kể từ khi bố bị tai nạn giao thông, may mắn giữ được tính mạng nhưng liệt nửa người phải ngồi xe lăn thì cuộc sống gia đình bắt đầu đảo lộn. Bố mất việc, chán đời sống trong u uất suốt ngày vùi trong khói thuốc, rư ợu chè. Còn mẹ, một mình gánh vác kinh tế, nuôi con áp lực quá thành ra cùn cáu chửi bới, mang con ra đánh đ ập, xả giận trong lòng.
Chỉ cần chị em tôi làm sai điều gì, nhẹ thì mẹ rít răng đay nghiến, nặng thì hai đứa chịu không biết bao nhiêu đòn roi. Mấy năm như vậy, em trai tôi không chịu nổi mà âm thầm bỏ nhà ra đi khi nó đang học lớp 7.
Không khí gia đình càng thêm căng thẳng, tiếc rằng mẹ lại không hiểu ra vấn đề cứ đổi lỗi tại chồng không kiếm được tiền làm đời bà khổ. Giờ lại mất con, bà sống càng thêm cay nghiệt. Bà cấm tôi lại gần bố, nếu vô tình thấy con gái ngồi trò chuyện với ông kiểu gì cũng lôi tôi ra đánh để dằn mặt chồng: "Tao nói rồi, mày muốn chống đối thì tao sẽ cho mày biết thế nào là chống đối".
Bố tôi ngồi yên trên ghế lăn, nét mặt đau khổ bần thần nhìn con gái trong bất lực. Ông thở dài 1 tiếng rồi cúi đầu tuyệt vọng lăn bánh xe vào trong.
Tôi còn nhớ như in có 1 lần bố giấu mẹ mua cho con gái chiếc bím tóc. Ngày ấy cánh con gái cấp hai đứa nào tóc dài cũng đeo bím đó trên đầu, giá cũng chỉ tầm 7- 8k gì thôi. Nhưng sợ mẹ, tôi chẳng bao giờ dám xin mua. Hôm ấy lăn xe từ ngoài sân vào phòng, bố vội vàng dúi vào tay tôi:
- Tặng con đó, bím lên nhìn cho nữ tính.
Bất ngờ mẹ đi chợ về nhìn thấy, bà lao thẳng vào giật chiếc bím từ tay tôi.
- Cái thân sống ăn bám, một đồng không kiếm nổi để đổ vào mồm còn sĩ diện mua đồ cho nó.
Vừa nói, bà vừa ném chiếc bím tóc ấy xuống chân di đi di lại làm tôi vừa hoảng vừa thương bố. Từ lần ấy bố không dám mua cho tôi bất cứ thứ gì. 3 con người sống trong 1 mái nhà hầu như không có tiếng nói, chỉ im lặng di chuyển như 3 cái bóng.
Dần dà với tôi, mẹ như 1 nỗi ám ảnh, hai mẹ con cả năm không nói với nhau 1 câu chuyện tử tế. Tới khi tôi đỗ đại học bà cũng không chu cấp tiền cho tiền học dù rằng kinh tế gia đình lúc đó cùng khấm khá hơn nhiều. Tự tôi phải làm thêm lo tiền học phí.
Suốt 4 năm học trên thành phố, bà chưa 1 lần lên thăm con, cũng không hỏi han nửa lời. Chỉ thỉnh thoảng bố nhớ con gái thì lăn xe sang hàng xóm nhờ người ta bấm máy cho nói chuyện vài phút rồi dặn họ đừng nói gì với bà. Cho tới tận khi bà ung thư mất, trước lúc nhắm mắt lìa đời, bà vẫn giữ khoảng cách với con mình như thế. Thậm chí còn cay nghiệt không cho bố tôi vào nhìn mặt lần cuối.
Học xong ra trường, tôi bắt đầu lao thân vào đời. Trong bộn bề cuộc sống, tôi phát hiện trong con người mình đâu đó có lấp ló bóng hình của người mẹ cay nghiệt. Nhất là lúc yêu, bất cứ người đàn ông nào đến bên tôi được 1 thời gian, mỗi khi giận hờn vô cớ, kiểu gì tôi cũng mang họ ra đay nghiến, chỉ trích. Không ít lần tôi giật mình nhận ra mình đang sử dụng những ngôn ngữ của mẹ.
- Cút ngay đi, anh là thằng khốn nạn...
Xả giận xong, tôi lại hoảng hồn ghê sợ chính con người mình mà mất ăn mất ngủ. Nhiều lần như thế, tôi quyết định chia tay để giải thoát cho họ. Cũng bởi vậy mà gần 30 tuổi, tôi vẫn đơn bóng 1 mình dù rằng sắc có, tiền cũng có.
Cho đến khi gặp anh - ngươi đàn ông hiền lành, tử tế tưởng như chỉ có trong mộng. Ở bên tôi, anh cũng phải hứng chịu bao lời sỉ vả, hằn học vô cớ ấy. Rồi tôi hối hận, sống chết đòi chia tay mà anh không chịu.
- Anh sẽ cùng em thay đổi, anh biết đó không phải là con người thật của em.
(Ảnh minh họa)
Hơn 2 năm thử thách, tôi quyết định cùng anh làm đám cưới. Cũng mong bản thân sẽ thay đổi. Nhưng có lẽ phần xấu xa kia nó đã mọc mầm, bén rễ trong từng tế bào sống của tôi mất rồi. Giận anh, tôi vằng vật, đay nghiến. Có không biết bao đêm anh phải thức trắng đợi tôi bình tĩnh lại để nói chuyện, song rồi đâu lại đóng đấy, chẳng ăn thua.
- Mình sinh con đi, anh tin làm mẹ rồi em sẽ không thế này nữa.
Tiếng mẹ thoát ra từ miệng anh làm tôi lạnh sống lưng nghĩ tới tuổi thơ đầy kinh hãi của mình. Phải, nếu tôi sinh con, chắc chắn con tôi sẽ khổ, chắc chắn tôi sẽ lại đi vào vết xe cũ của mẹ mình. Đứa nhỏ không có tội, tôi không muốn hai, ba chục năm sau lại có thêm một đứa con hận mẹ như mình. Vậy là tôi cương quyết từ chối.
- Không thể, anh không thể để em làm mẹ con anh được.
Cho tới đêm hôm ấy, anh đi chơi về muộn và có uống vài chén rư ợu. Trong hơi men anh lôi vợ về giường ghì chặt, mắt nhắm nghiền, miệng vẫn lẩm bẩm:
- Vợ ơi, mình sinh con đi.
Tôi giãy giụa đẩy anh ra, nhưng càng cố thoát anh càng giữ chặt. Có lẽ trong hơi men, khao khát làm cha của anh mới được bùng lên mãnh liệt như thế. Để cản lại anh, không còn cách nào khác tôi giơ tay tát thẳng chồng.
- Anh xin lỗi... tại anh say quá...!
Đêm ấy, cái tát ấy đặt dấu chấm hết cho tất cả. Anh nói không để tâm tới cái bạt tai của vợ, song tôi thì không... Không thể tha thứ cho mình, cũng không cho phép mình làm khổ anh thêm. Vậy là tôi quyết định chia tay khi lòng còn yêu anh vô bờ bến!
Đêm tân hôn, đi qua phòng mẹ chồng mà tôi ngã ngửa khi biết sự thật về chiếc nhẫn cưới "đắt tiền" cũng như âm mưu của chồng Chưa hết bất ngờ và choáng váng về xuất xứ của chiếc nhẫn cưới "đắt tiền", tôi còn bàng hoàng hơn khi biết được mục đích của đám cưới này qua giọng của Hoàng. Chúng tôi yêu nhau đã 5-6 năm nay. Tôi bằng lòng chấp nhận lời cầu hôn của Hoàng. Hoàng là một người đàn ông thành đạt, tốt tính. Tuy...