Ý nghĩa của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 đối với Ukraine
Trong khi ứng cử viên Kamala Harris cam kết duy trì sự hỗ trợ mạnh mẽ cho Ukraine, chiến thắng của Donald Trump có thể dẫn đến việc Mỹ rút lui khỏi cuộc xung đột, đẩy Ukraine vào tình thế khó khăn.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (phải) và cựu Tổng thống Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN
Theo nhận định của tờ Foreign Affairs (Mỹ) mới đây, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 có thể đóng vai trò quyết định trong việc định hình tương lai của cuộc xung đột Nga – Ukraine. Kết quả của cuộc bầu cử sẽ ảnh hưởng không chỉ đến sự hỗ trợ quân sự và kinh tế của Mỹ dành cho Ukraine mà còn tác động đến vị thế của NATO và an ninh châu Âu.
Các ứng cử viên chính trong cuộc bầu cử này, Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump, đã đưa ra những quan điểm đối lập về chính sách đối ngoại, đặc biệt là về cuộc chiến tại Ukraine.
Trong bối cảnh này, Ukraine đang đối mặt với sự không chắc chắn lớn, khi cả hai ứng cử viên có thể định hình quỹ đạo của cuộc chiến theo những hướng khác nhau.
Trong trường hợp ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Kamala Harris giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, chính quyền của bà dự kiến sẽ duy trì sự ủng hộ mạnh mẽ mà chính quyền Biden đã dành cho Ukraine từ khi cuộc xung đột bùng phát.
Video đang HOT
Theo Alexander Vindman, cựu quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, một chính quyền Harris sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine và có thể tăng cường sự hỗ trợ này vào năm 2025 để tạo điều kiện cho một cuộc tấn công quy mô lớn của Kiev trong cuộc chiến với Nga. Điều này có nghĩa là Mỹ và NATO sẽ giữ vững cam kết với Ukraine, đặc biệt trong việc cung cấp các nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng quân sự cho Kiev.
Tuy nhiên, để đạt được sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ phương Tây, Ukraine cần chứng minh sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện tại. Kiev cần có được những “chiến thắng nhỏ nhưng ý nghĩa để tạo bằng chứng cho một chiến lược quân sự lớn hơn” vào năm 2025. Điều này không chỉ tạo niềm tin cho các đối tác phương Tây mà còn gây áp lực lên Tổng thống Nga Vladimir Putin, buộc ông phải xem xét các giải pháp chấm dứt xung đột.
Ngược lại, chiến thắng của ửng cử viên tổng thống đảng Cộng hoà Donald Trump sẽ mang đến những thách thức lớn cho Ukraine. Ông Trump và người đồng hành là Thượng nghị sĩ JD Vance, đại diện cho một tư tưởng biệt lập, phản đối sự can thiệp của Mỹ vào các cuộc xung đột quốc tế. Trong trường hợp này, Mỹ có thể chấm dứt hoàn toàn sự hỗ trợ dành cho Ukraine, đồng thời tách mình khỏi các cam kết an ninh với châu Âu và NATO. Điều này sẽ đẩy Ukraine và các đồng minh châu Âu vào tình thế khó khăn, buộc họ phải tìm kiếm các hình thức hợp tác an ninh mới để bù đắp sự thiếu hụt từ Mỹ.
Dù viễn cảnh về một chính quyền Trump có thể ảnh hưởng đến nỗ lực quân sự của Ukraine, Kiev và Brussels vẫn có thể bắt đầu chuẩn bị cho tình huống này bằng cách tăng cường hợp tác ngay từ bây giờ. Những bước đi chiến lược như tăng cường đào tạo và cung cấp nguồn lực quân sự có thể giúp NATO điều chỉnh và giảm bớt tác động của việc Mỹ rút lui. Dù khó khăn, nhưng Ukraine vẫn có cơ hội duy trì sự ổn định và tiếp tục cuộc chiến nếu có sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả từ các đối tác châu Âu.
Trong khi đó theo tờ New York Times, một yếu tố không kém phần quan trọng là sự không chắc chắn về cách tiếp cận của bà Harris đối với cuộc chiến Ukraine nếu bà đắc cử. Bà Harris vẫn chưa đưa ra một chiến lược rõ ràng về Ukraine, mặc dù bà đã cam kết duy trì chính sách của chính quyền Biden. New York Times đặt câu hỏi rằng liệu chính quyền Harris có tiếp tục ủng hộ một kế hoạch chiến thắng của Ukraine mà thực tế không rõ ràng, hay liệu bà sẽ linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp đàm phán nếu tình hình chiến sự không có tiến triển.
Trong bối cảnh Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu, từ căng thẳng ở Trung Đông đến sự trỗi dậy của Trung Quốc, chính quyền Mỹ tiếp theo sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng về vai trò của mình trong việc bảo vệ Pax Americana (Hoà bình kiểu Mỹ). Bất kể ai thắng trong cuộc bầu cử, câu hỏi về sự kiên định của Mỹ với Ukraine và sự tương tác với NATO sẽ tiếp tục là trọng tâm chính trong cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại của Mỹ.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris đang lật ngược ưu thế dẫn trước của ông Trump
Theo cuộc thăm dò mới nhất, bà Harris và ông Trump gần như ngang ngửa về tỷ lệ ủng hộ, cho thấy sự thay đổi đáng kể trong lòng cử tri, đặc biệt là cử tri không phải da trắng và sự nhiệt tình ngày càng tăng trong đảng Dân chủ.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (giữa) phát biểu tại một sự kiện ở Washington D.C, ngày 22/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Cuộc đua giành chức tổng thống Mỹ đang chứng kiến sự cạnh tranh gắt gao giữa Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump. Theo cuộc thăm dò mới nhất của tờ Wall Street Journal công bố ngày 27/7, bà Harris và ông Trump gần như ngang ngửa về tỷ lệ ủng hộ, cho thấy sự thay đổi đáng kể trong lòng cử tri, đặc biệt là cử tri không phải da trắng, tạo ra cú hích đáng kể cho cuộc đua tổng thống Mỹ năm 2024.
Theo cuộc khảo sát, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với tỷ lệ ủng hộ 49% so với 47%. Tuy nhiên, kết quả này nằm trong biên độ sai số cộng hoặc trừ 3,1 điểm phần trăm, cho thấy cuộc đua thực sự rất sít sao. Trước đó, ông Trump đã dẫn trước Tổng thống Joe Biden 6 điểm phần trăm trước khi ông Biden rút lui khỏi cuộc đua và ủng hộ bà Harris.
Khi có sự tham gia của các ứng cử viên bên thứ ba như Robert F. Kennedy Jr., bà Harris nhận được 45% ủng hộ, ông Trump: 44%, ông Kennedy: 4% và 5% vẫn chưa quyết định.
Bà Harris đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc tái lập liên minh đưa ông Biden vào Nhà Trắng năm 2020. Liên minh này đã bị lung lay do lo ngại về tình trạng thể chất và tinh thần của Tổng thống Biden. Phó Tổng thống Harris nhận được sự ủng hộ cao hơn từ cử tri da đen, người Mỹ Latinh và cử tri trẻ tuổi so với ông Biden.
Theo cuộc thăm dò của tờ Wall Street Journal, bà Harris được 63% cử tri không phải da trắng ủng hộ trong cuộc đua hai ứng cử viên, tăng so với mức 51% của ông Biden trong cuộc thăm dò gần đây nhất.
Sự ủng hộ từ cử tri trẻ tuổi cũng tăng lên, với việc bà Harris thu hút nhiều cử tri dưới 30 tuổi hơn so với ông Biden. Bà cũng đã tạo ra một làn sóng hưng phấn trong đảng Dân chủ, với 81% cử tri Dân chủ nhiệt tình ủng hộ bà, so với chỉ 37% của ông Biden vào đầu tháng 7 vừa qua.
Sự ủng hộ lớn hơn từ cử tri không phải da trắng có thể giúp bà Harris cạnh tranh tại các bang chiến địa đa dạng về chủng tộc và dân tộc như Arizona, Nevada, Georgia, và Bắc Carolina, nơi ông Biden từng gặp khó khăn. Tuy nhiên, bà Harris vẫn đối mặt với nhiều trở ngại do liên quan chặt chẽ với các vấn đề của chính quyền Biden, bao gồm các vấn đề biên giới, giá cả tăng cao và các cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông và Ukraine.
Ông Trump được coi là có khả năng hơn bà Harris trong việc xử lý các vấn đề nhập cư, kinh tế, quan hệ đối ngoại và tội phạm. Bà Harris chỉ được đánh giá cao hơn về vấn đề phá thai, với tỷ lệ ủng hộ 51% so với 33% của ông Trump.
Cuộc thăm dò cũng chỉ ra 48% số người được hỏi cho rằng ông Trump, 78 tuổi, quá già để làm tổng thống, trong khi chỉ có 2% cho rằng Harris, 59 tuổi, như vậy. Bà Harris được cho là có khí chất phù hợp để làm tổng thống hơn, với 46% so với 38% của ông Trump.
Như vậy, cuộc đua giữa bà Harris và ông Trump đang rất sát sao, với nhiều yếu tố biến động. Sự thay đổi trong lòng cử tri và sự nhiệt tình tăng cao trong đảng Dân chủ có thể mang lại lợi thế cho bà Harris. Tuy nhiên, Trump vẫn có thế mạnh trong một số lĩnh vực và trong bối cảnh này, cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 hứa hẹn sẽ đầy kịch tính.
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin Trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa các ứng cử viên cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump và đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden đã cáo buộc nhau "khuyến khích" Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và cựu Tổng thống Donald Trump tại cuộc tranh...