Ý kiến trái chiều xung quanh xử lý học sinh vi phạm Luật giao thông
Ngay sau khi quy định này được phổ biến đã dấy lên những tranh cãi trong dư luận với nhiều ý kiến trái chiều. Những người ủng hộ chủ trương này cho rằng, điều này là cần thiết bởi đã đến lúc cần có biện pháp “mạnh tay” hơn đối với học sinh, sinh viên (HS-SV) và cả chính phụ huynh trong việc chấn chỉnh lại ý thức chấp hành Luật Giao thông.
Tuy nhiên, những người không ủng hộ lại bày tỏ băn khoăn khi cho rằng, xử phạt như thế là quá nặng, thiếu công bằng, thậm chí trong một chừng mực nào đó là “phản” giáo dục.
Áp chế tài mạnh để trị bệnh “nhờn thuốc”
Theo lập luận của những người ủng hộ chủ trương này, việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trên thực tế dường như không còn nhiều tác dụng. Bằng chứng là những tai nạn thương tâm vẫn tiếp tục xảy ra, trong đó có nguyên nhân chính xuất phát từ việc thiếu chấp hành luật lệ của người tham gia giao thông, nhất là tầng lớp HS-SV.
Do đó, nếu không thực hiện chế tài “mạnh hơn” thì những tai nạn thương tâm sẽ vẫn còn tiếp diễn. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, việc phạt thôi học 1 tuần vẫn còn ít, cần phải “nghiêm trị” để các em bị tạm đình chỉ học vì vi phạm Luật Giao thông “nhớ đời” và không tái phạm.
PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng: Quy định buộc học sinh thôi học 1 tuần hoặc trả về nhà tùy theo mức độ vi phạm là hoàn toàn đúng. Trong lúc toàn xã hội đang vận động thực hiện văn hóa trong giao thông mà bỏ qua tầng lớp HS-SV thì rất phản cảm. Vì thế, để xử lý triệt để hơn, việc đưa ra hình phạt như trên là đúng đắn.
Lực lượng CSGT lập biên bản một trường hợp học sinh vi phạm Luật Giao thông.
Về phía nhà trường, buộc thôi học không có nghĩa là thả nổi các em ở gia đình, địa phương để các em chơi bời lêu lổng. Trước khi xử lý, nhà trường phải mời cha mẹ học sinh đến làm việc. Một khi gia đình đã kí cam kết với nhà trường thì gia đình phải quản lý. Nếu vì lý do như công việc hoặc bận bịu không quản lý được, gia đình có thể giao học sinh cho nhà trường để cho các em lao động công ích.
Trước đây đã từng có quy định về giáo dục ATGT trong nhà trường nhưng chưa đủ mạnh nên học sinh vẫn còn nhiều em vi phạm. Vì vậy lần này phải có giải pháp mạnh, quyết liệt hơn để học sinh nâng cao ý thức. TS Vũ Thu Hương, Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐH Sư phạm 1 Hà Nội cũng cho rằng: Việc thôi học 1 tuần chỉ áp dụng đối với các học sinh vi phạm nhiều lần, tức là “nhờn” luật nên quy định như thế là chính xác, không thể để các em “vô tư” vi phạm hết lần này đến lần khác.
Đồng quan điểm trên, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Hà Nội cho hay: Để đảm bảo an toàn giao thông, cũng như tính mạng cho chính các em HS-SV, lực lượng CSGT hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Sở GD&ĐT.
Video đang HOT
“Thậm chí, theo tôi, nếu sau một tuần bị buộc thôi học, học sinh không tiến bộ, cần siết chặt hơn nữa, có thể là không cho thi nếu HS-SV cố tình tái phạm nhiều lần. Có như vậy, tôi tin chắc rằng HS-SV sẽ nghiêm túc hơn khi tham gia giao thông trên đường”, Đại tá Đào Vịnh Thắng đề xuất.
Một hành vi bị xử phạt tới 2 lần là quá nặng?
Tuy nhiên, những người không ủng hộ quy định này lại băn khoăn, lo lắng khi cho rằng: Nếu với HS-SV vi phạm giao thông quá 2 lần mà bị đuổi học thì với những người “lớn” có cùng vi phạm tương tự sẽ phải xử lý thế nào? Thực tế cho thấy, việc học, việc làm và giao thông đường bộ là hai lĩnh vực khác nhau, sai ở lĩnh vực nào thì xử phạt ở lĩnh vực đó.
Do vậy, vừa bị phạt giao thông, vừa bị cho thôi học tức là cùng một hành vi vi phạm nhưng bị xử phạt tới 2 lần là quá nặng. Tại sao không thay vì buộc thôi học, nhà trường cho các em học thêm về Luật Giao thông hoặc lao động công ích có tính học phí sẽ tốt hơn nhiều? Bên cạnh đó, nhiều người cũng lo ngại những hệ lụy sau việc buộc thôi học bởi hình phạt này sẽ làm sức học các em yếu đi, nhất là đối với những em có học lực yếu kém.
Ngoài ra, nhiều người cũng lo ngại liệu có hay không việc học sinh lợi dụng quy định này để “được” nghỉ học bởi học sinh chăm học vi phạm dọa đuổi học thì sợ, nhưng học sinh bất hảo thì được nghỉ học lại là chuyện… vui.
Đó là chưa kể, không phải em nào vi phạm Luật Giao thông cũng sẽ bị bắt và xử phạt, bởi vì việc tham gia giao thông không diễn ra trong nhà trường nên các thầy cô sẽ không kiểm soát hết được. Điều này có thể gây nên sự bất công giữa các học sinh với nhau khi em này vi phạm thì bị xử phạt trong khi em kia cũng vi phạm nhưng lại không bị phạt.
Trao đổi với PV về vấn đề này, Luật sư Ngô Ngọc Trai, Giám đốc Công ty Luật Công chính (Hà Nội) cho rằng: Việc Sở GD&ĐT quan tâm tới vấn đề tuân thủ pháp luật giao thông của giáo viên, HS-SV và có cơ chế giám sát vấn đề này là tốt. Tuy vậy, điều đáng bàn ở đây là nội dung chi tiết của bản kế hoạch có đúng đắn hợp lý hay không?
Nếu nói về nguyên tắc pháp lý, một hành vi sai phạm chỉ bị xử lý một lần. Như vậy, hành vi vi phạm giao thông vốn dĩ HS-SV hoặc cha mẹ các em đã bị xử lý theo pháp luật rồi, nhà trường lại xử lý các em nữa cần hết sức cân nhắc hình phạt, nếu nặng nề quá sẽ hóa ra một hành vi bị xử lý hai lần.
Đó là chưa kể, những hình phạt như phê bình trước lớp, trước trường, cảnh cáo trước toàn trường hay buộc thôi học 1 tuần đó là những hình phạt có tính chất phản giáo dục. Giáo dục con người không thể bằng cách xúc phạm danh dự, hạ nhục nhân cách. Ngành giáo dục có chức năng trách nhiệm là giáo dục tri thức và nhân cách con người, đây là mục đích phải được thực hiện bằng những phương tiện không được chống lại mục tiêu.
Nếu không sẽ dẫn đến mâu thuẫn trái ngược hệ thống giá trị giữa phương tiện và mục tiêu. Những hình thức kỷ luật như vậy bộc lộ cho thấy tri thức nghèo nàn, lối quản lý vô trách nhiệm. “Tôi cũng cho rằng việc xử nặng các em chính là đổ lỗi cho các em mà chối bỏ trách nhiệm yếu kém của người lớn trong vấn đề giao thông”, luật sư Ngô Ngọc Trai bày tỏ quan điểm.
Từng làm việc trong ngành Giáo dục, có thời gian làm quản lý trong giáo dục, nên tôi thấy trong quy định của Bộ GD&ĐT không có từ đuổi học mà chỉ có quy định buộc thôi học có thời hạn như 1 ngày, 1 tuần theo điều kiện cụ thể của hành vi vi phạm, yêu cầu gia đình có trách nhiệm trong việc giáo dục, nhắc nhở đảm bảo các điều kiện để học sinh đảm bảo thực hiện các quy định liên quan của pháp luật về trật tự ATGT. Hơn nữa, tôi cho rằng, những người ban hành quy định hình thức buộc thôi học trong Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT chắc chắn cũng không ai mong chờ hành vi này xảy ra. Chúng tôi rất mong các cơ quan truyền thông khi đưa tin thì đưa rõ và chính xác nội dung văn bản của ngành Giáo dục. Đồng thời tiếp tục tuyên truyền vận động người dân, đặc biệt các em học sinh và các bậc cha mẹ cần phải quan tâm. Bởi vì, ngành Giáo dục ban hành quy định này nhằm gửi thông điệp mạnh mẽ đến các bậc phụ huynh cần phải quan tâm đến an toàn về sinh mạng cũng như việc giáo dục những kỹ năng thực hành pháp luật để bảo vệ sức khỏe, sinh mạng cho con em mình; giáo dục con em có thói quen hiểu biết và thực thi các quy định của pháp luật trong đó có quy định pháp luật về trật tự ATGT. (Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia
Theo Công an Nhân dân
Những lỗi vi phạm giao thông chị em thường mắc và mức xử phạt
Dưới đây là những lỗi vi phạm luật giao thông khi đi xe máy thường gặp của chị em và mức xử phạt.
Nghị định 171/2013/NĐ-CP (Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014) có quy định về các lỗi vi phạm luật giao thông khi đi xe máy thường gặp và mức xử phạt.
Những lỗi vi phạm giao thông chị em thường mắc và mức xử phạt.
1. Sử dụng chân chống, vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy: phạt từ 2 triệu đến 3 triệu
2. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh: phạt từ 60 - 80 ngàn đồng
3. Vượt đèn đỏ: phạt từ 200 - 400 ngàn đồng
4. Vượt đèn vàng khi sắp chuyển sang đèn đỏ: phạt từ 100 - 200 ngàn đồng
5. Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước: phạt từ 80 - 100 ngàn đồng
6. Không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố: phạt từ 200 - 400 ngàn đồng
7. Không sử dụng đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn: phạt từ 80 - 100 ngàn đồng
8. Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mà cài quai không đúng quy cách: phạt từ 100 - 200 ngàn đồng
9. Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mà cài quai không đúng quy cách: phạt từ 100 - 200 ngàn đồng
10. Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên: phạt từ 80 - 100 ngàn
11. Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: phạt từ 500 ngàn đến 1 triệu
12. Không mang theo Giấy phép lái xe. Phạt tiền từ 80.000 đến 120.000.
13. Không mang theo Giấy đăng ký xe. Phạt tiền từ 80.000 đến 120.000.
14. Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe. Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000.
15. Không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới. Phạt tiền từ 80.000 đến 120.000.
Theo Khoe & Đep
Giấu "đá" trong tất chân vẫn bị 141 bóc mẽ Tối 1-3, tổ công tác đặc biệt Y3/141 CATP Hà Nội do Trung tá Chu Văn Sỹ, Đội phó Đội CSGT số 3 làm y trưởng, được phân công cắm chốt làm nhiệm vụ tại nút giao thông Hoàng Cầu - Xã Đàn, quận Đống Đa. Đến khoảng gần 21g cùng ngày, một nam thanh niên điều khiển xe máy Airblade mang BKS...