Ý kiến Bộ Y tế trước dư luận về tiền chất PSE
Trước thông tin về việc tiền chất Pseudoephedrine (PSE) có trong thành phần của thuốc cảm cúm bị lạm dụng để sản xuất ma túy tổng hợp được dư luận quan tâm, PV Dân trí đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Y tế xung quanh vấn đề này.
Bộ Y tế đang khẩn trương kết hợp cùng cơ quan Công an làm rõ nội dung trên.
Sáng ngày 13/9, trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết: Tiền chất là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma tuý, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành (Luật Phòng chống Ma túy năm 2000).
Tiền chất không phải là chất gây nghiện hay ma túy như các báo đã nêu. Tiền chất luôn có tính hai mặt, vừa được buôn bán, sử dụng công khai nhằm phục vụ đời sống dân sinh, phát triển kinh tế – xã hội, song nó cũng dễ bị lợi dụng vào sản xuất ma túy bất hợp pháp. Trên cơ sở thông lệ Quốc tế (Công ước 1988) pháp luật Việt Nam quy định 40 tiền chất cần quản lý, kiểm soát. Bộ Y tế quản lý 8 tiền chất, trong đó có tiền chất Pseudoephedrine, Bộ Công Thương quản lý 32 tiền chất.
Từ nhiều năm qua, trên cơ sở Công ước quốc tế 1988 và pháp luật Việt Nam, Tổ công tác liên ngành kiểm soát tiền chất gồm những đơn vị: Văn phòng Thường trực phòng chống tội phạm và ma túy, Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) Cục Hóa chất – Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý kiểm soát tiền chất.
Bộ Y tế đã bắt đầu ban hành Quy chế quản lý tiền chất từ năm 1997. Việc quản lý tiền chất dùng làm thuốc của Bộ y tế trong suốt thời gian qua đến nay là rất chặt chẽ, chưa để xảy ra thất thoát hay bị lạm dụng. Bộ Y tế khẳng định việc cấp phép nhập khẩu trong thời gian vừa qua là chặt chẽ và đúng quy định của pháp luật.
Việc xuất khẩu, nhập khẩu, dự trù mua, bán nguyên liệu, thuốc thành phẩm đều phải được đồng ý của cơ quan quản lý: Ủy Ban phòng chống Ma túy Quốc tế (INCB) Văn phòng thường trực Phòng chống tội phạm và Ma túy (Bộ Công an) …
Video đang HOT
Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu phải được gửi Văn phòng thường trực Phòng chống tội phạm và Ma túy – Bộ Công an Hải quan cửa khẩu quốc tế nơi tiền chất nhập khẩu hay xuất khẩu và chỉ được xuất khẩu/nhập khẩu qua đúng cửa khẩu này
Sau khi có Giấy phép xuất khẩu hay nhập khẩu, đơn vị, doanh nghiệp trong nước chỉ được xuất khẩu, nhập khẩu khi có thông báo tiền xuất khẩu (Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu/xuất khẩu, đồng ý cho phép nhập khẩu sau khi được sự đồng ý của Văn phòng thường trực Phòng chống tội phạm và Ma túy nước xuất khẩu và nước nhập khẩu).
Về số lượng PSE có tăng hơn so với đầu năm 2010 tập trung các lý do sau: Thuốc thành phẩm ở dạng phối hợp nhập khẩu giảm Thay thế tiền chất Phenylpropanolamine đã bị cấm sử dụng và lưu hành ở Việt Nam Thời tiết, khí hậu thay đổi bất thường, dịch cảm cúm bùng phát nên nhu cầu sử dụng tăng.
Về thông tin tiền chất Pseudoephedrine có trong thành phần thuốc cảm cúm bị lạm dụng để sản xuất ma túy tổng hợp. Thông tin đăng tải trên báo vừa qua dễ gây hiểu lầm và gây hoang mang cho nhân dân vì tiền chất PSE không phải là chất gây nghiện – ma túy và càng không nên quy đổi lượng tiền chất PSE dùng để sản xuất thuốc cảm cúm ra lượng ma túy, viết như vậy sẽ làm cho nhiều người không dám sử dụng thuốc cảm cúm dùng để chữa bệnh. Các nhà sản xuất, kinh doanh không muốn kinh doanh các sản phẩm cảm cúm có chứa tiền chất PSE và sẽ dẫn đến không đủ thuốc chữa bệnh cho nhân dân, đồng thời triệt tiêu sản xuất thuốc trong nước và có thể có nguy cơ buôn lậu qua biên giới gây khó khăn cho công tác quản lý.
Mặt khác, thông tin trên báo như vừa qua cũng dễ làm cho các tổ chức quốc tế hiểu không đúng về công tác quản lý tiền chất của cả hệ thống cơ quan quản lý của Việt Nam.
Một số ý kiến cho rằng có sự tăng đột biến, đó mới chỉ là suy diễn, chưa có cơ sở vì hiện nay chưa có bằng chứng về việc tăng là do tội phạm ma túy lạm dụng và chưa có khảo sát nhu cầu của nhân dân về thuốc cảm cúm.
Trước thông tin có sự lạm dụng chiết tách chất PES đang được Bộ Y tế và Cơ quan Công an điều tra và làm rõ.
Theo Dân Trí
Cảnh giác với thảo dược tăng cường sinh lực phái mạnh
Bản chất của các loại thực phẩm chức năng tăng cường sinh lực cho cánh mày râu là dùng các loại thảo dược có chủ ý, nhằm đưa vào cơ thể các chất có tác dụng kích thích sự hưng phấn thần kinh, làm gia tăng cảm hứng tình dục. Tuy nhiên, các quý ông cần cảnh giác.
Tăng cường bằng gì?
Theo BS. Yên Lâm Phúc (Học viện Quân Y), một sốthảo dược có tác dụng kích thích sự hưng phấn thần kinh, do đó làm gia tăng cảm hứng tình dục kích thích hệ vận mạch làm tăng lưu lượng máu vào cơ quan sinh dục ngoài, kết quả làm thay đổi khả năng cương cứng kích thích sự chuyển hoá cơ thể nhằm củng cố sức khoẻ thể lực giúp bình thường hoá chức năng thiên bẩm này.
Có thể lấy ví dụ một số loại thảo dược "hot" hiện nay đang được sử dụng điều chế ra những thực phẩm có tính năng trên. Điển hình như loài thực vật có tên là Lạc tiên Mỹ (tên khoa học là Turnera diffusa), có tác dụng kích thích thần kinh, nhất là phần thần kinh đi đến hệ sinh dục ngoài. Cây Gai ma vương (Tribulus Terrestris) được coi là có ảnh hưởng đến hệ thống thận tiết niệu sinh dụng, đặc biệt ở những đối tượng suy giảm chức năng sinh dục. Loài Địa y Úc (Xanthoparmelia Scabrosa) gây giãn cơ trơn, nhất là cơ trơn ở các mao mạch máu giống tác dụng của thuốc sildenafil trong viagra. Loài Giần sàng Cnidium Monnier làm tăng giải phóng nitric oxide, có tác dụng làm giãn tĩnh mạch thể hang giúp cương cứng. Gingko Biloba làm tăng khả năng sinh dưỡng cho mô, tế bào, trong đó có mô thần kinh và mô sinh sản. Hoạt chất bioperine được chiết xuất từ hạt tiêu có tác dụng kích thích chuyển hoá năng lượng. Sâm Korean Red Ginseng có chức năng tăng sức khoẻ thể lực...
Tuy nhiên, cần chú ý là hoạt chất sinh học trong các loại này là vô cùng nhỏ. Nhỏ đến mức có khi chúng ta phải sử dụng một số lượng rất lớn các loại thực vật này thì mới có đủ sức gia tốc tạo ra một phản ứng tức thời như những lời quảng cáo. Không nói là tất cả nhưng những thực phẩm bổ sinh dục ít nhiều đều chứa hoạt chất tổng hợp khi nó có một tốc độ tác dụng phi thường .
Cảnh giác với chất tổng hợp
Viện Kiểm nghiệm thuốc TƯ cho biết, từng phát hiện một số thực phẩm bổ sung (TPBS), có chứa trái phép chất tương tự hoạt chất Sildenafil (chất ức chế phosphodiesterase-5 (PDE5) tổng hợp).
Theo kết quả xét nghiệm tại Viện này cho thấy, 12/20 loại TPBS và các vật liệu tươi sống được quảng cáo là sản phẩm tự nhiên có tác dụng tăng cường chức năng sinh dục bị phát hiện có chứa Sildenafil và các chất tương tự (Acetildenafil, Noracetildenafil, Tadalafil, Vardenafil...).
Theo ông Cao Minh Quang, Thứ trưởng Bộ Y tế,Sildenafil là hoạt chất có trong thuốc điều trị rối loạn cương ở nam giới nổi tiếng là Viagra. TPBS có chứa hoạt chất này có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng, vì ngay dược phẩm có chứa Sildenafil chỉ được sử dụng khi được bác sỹ kê đơn căn cứ vào tình trạng bệnh, lứa tuổi... Việc bỏ trái phép chất này vào TPBS có thể gây quá liều, gây các tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng sản phẩm mà không được kiểm soát.
Một trưởng phòng của Cục Quản lý Dược cho biết, từng nhận được "kêu cứu" của người quen vào lúc đêm khuya. Đó là nam trung niên điện thoại tới đề nghị giúp đỡ vì tình trạng "căng thẳng" lên mà không xuống được. Theo lời "tự thú" của "nạn nhân", sự cố là do đã sử dụng một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ cho phái mạnh với liều lượng cao hơn khuyến cáo.
Tác hại sau "sung sướng"
Bác sỹ Phúc cho biết thêm,các hoạt chất tổng hợp bỏ thêm vào thực phẩm bổ sung thường là các chất kích thích thần kinh, làm tăng khả năng hưng phấn sinh dục như chất gamma amino butyric axit. Nhưng cũng có khi người ta cho thêm vào sản phẩm các hoạt chất gây giãn mạch thể hang vật xốp (những bộ phận chịu trách nhiệm cương cứng) để gia tăng khả năng cương hoặc cũng có khi ức chế sự co mạch để tăng lượng máu tuần hoàn đến cơ quan sung sướng này.
Tuy nhiên chúng không chỉ có tác dụng tốt đơn thuần như thế. Bản thân chúng lại gây ra những tác hại phải dè chừng. Ví dụ như các thuốc điều trị rối loạn cương có các chất ức chế alpha terazosin. Các chất này có tác dụng ức chế sự co mạch, làm tăng lượng máu tới bộ phân sinh dục và gây cương. Nhưng các hoạt chất ức chế alpha thì lại có tác hại là gây hạ huyết áp, nhất là hạ huyết áp tư thế đứng. Điều này sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh tật của những người có huyết áp thấp. Thậm chí nó còn làm gia tăng biến cố thiếu máu não khi chuyển từ tư thế ngồi - nằm sang tư thế đứng, làm người sử dụng có thể bị ngã và chấn thương khi thiếu mãu não đột ngột mức độ nặng.
Bác sỹ cũng lưu ý, L-arginine cũng là một chất đáng lưu ý. Bình thường L-arginine là một axit amin tốt có tác dụng chống vữa xơ thành mạch, chống oxy hoá và tăng cường hệ miễn dịch. Nhưng với hệ sinh dục, người ta cho rằng L-arginine trong cơ thể chuyển hoá thành các sản phẩm có chứa NO, một hoạt chất được coi là gián tiếp làm tăng khả năng cương cứng. Mặc dù với nhiều cơ chế tác động rõ ràng và nghe vẻ có tốt cho hệ sinh dục. Nhưng trên thực tế, chúng không hoàn toàn chỉ là những thuốc có lợi bởi chính NO lại là sản phẩm chuyển hoá không tốt cho những bệnh nhân gặp vấn đề về thận.
Theo Dân Trí
Vụ người chết ở trụ sở công an: Vẫn khiếu nại Cơ quan công an đã cung cấp kết luận của Viện Khoa học Hình sự - Bộ công an về hai lá thư tuyệt mệnh là của anh Nguyễn Công Nhựt tự viết và cái chết là do thắt cổ. Buổi làm việc bắt đầu từ 10 giờ 20 phút ngày 11.5 và kết thúc vào 11 giờ 50 phút cùng ngày. Về...