Ý hồi hương 111 thi hài di dân châu Phi
Hôm qua, chính phủ Italia đã cho hồi hương 111 thi hài của các di dân châu Phi đã chết sau khi tàu của họ bị đắm ở ngoài khơi nước này hôm thứ Năm, đồng thời nối lại việc trục vớt xác những người còn lại.
111 quan tài tại sân bay trên đảo Lampedusa chờ làm thủ tục đưa về quê nhà.
Lễ hồi hương được tiến hành tại sân bay trên đảo Lampedusa, nơi con tàu di dân bị chìm ở ngoài khơi hôm thứ Năm 3/10.
Trước khi tiến hành lễ hồi hương, những người sống sót trên chiếc tàu cùng các quan chức và cảnh sát nước sở tại đã nghiêng mình trước 111 cỗ quan tài xếp hàng trên bãi đậu máy bay của đảo Lampedusa.
Trên mỗi cỗ quan tài đều có đặt một nhánh hoa hồng, riêng quan tài của bốn em nhỏ được đặt một chú gấu nhồi bông. Tất cả các nạn nhân không được xác định danh tính, mà chỉ được ghi bằng các con số.
Trong khi đó, tại khu vực ngoài khơi đảo Lampedusa, các thợ lặn đã nối lại công việc trục vớt thi thể các di dân châu Phi bị mất tích trên con tàu xấu số sau nhiều giờ tạm hoãn do thời tiết xấu.
“Các thợ lặn được chia làm 3 nhóm làm việc theo ca, mỗi ca kéo dài 2 giờ. Tuy nhiên, do tàu bị chìm quá sâu, nên thợ lặn chỉ có thể lặn tối đa mỗi lần từ 6 – 7 phút”, cơ quan cứu hộ Italy cho biết.
Video đang HOT
Theo các nguồn tin tại chỗ, hiện vẫn còn hơn 250 trường mất tích sau khi các lực lượng cứu hộ đưa được 155 người sống sót vào bờ và trục vớt được 111 thi thể.
Một số người chỉ trích lực lượng tuần duyên đã phản ứng chậm trong việc triển khai cứu hộ, song cơ quan chức năng đã lập tức bác bỏ.
Những người tị nạn may mắn được cứu sống.
Mỗi năm Italia phải đối mặt với làn sóng nhập cư không lồ khi có tới hàng chục ngàn người di cư cố gắng băng qua nguy hiểm từ Bắc Phi để tới đảo Sicily và các hòn đảo khác của Ý.
Tình hình nghiêm trọng tới mức chính phủ Ý đã phải đề nghị Liên minh châu Âu giúp đỡ ngăn chặn làn sóng di dân từ châu Phi. Dự kiến EU sẽ tiến hành một cuộc họp khẩn về vấn đề này trong thời gian tới theo kêu gọi của Pháp.
Tuy nhiên, chừng nào chính phủ Italia và EU vẫn chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu thì làn sóng nhập cư chui vẫn tiếp diễn, đồng nghĩa với việc sẽ còn rất nhiều tai nạn thương tâm có thể xảy ra như vụ đắm tàu ngoài khơi đảo Lampedusa hôm thứ Năm.
Đây là một trong những vụ đắm tàu tị nạn gây chết người nghiêm trọng nhất từng xảy ra ở Ý. Các nhân chứng kể lại, con tàu bị sự cố kỹ thuật khi chỉ còn cách bờ chưa đầy 1km, nên một số người trên boong đã đốt lửa để thu hút sự chú ý của lực lượng tuần duyên. Không may, đám lửa bùng cháy khiến khoảng 500 người trên tàu hoảng loạn chạy nhốn nháo làm tàu bị lật. Phần lớn những người trên tàu đến từ Somalia và Ethiopia.
Theo luật pháp Italia, những người sống sót sẽ bị điều tra về tội “nhập cư lậu” và có thể phải đối mặt với mức phạt tiền lên tới 5.000 euro.
Trong khi đó, có tin lực lượng cảnh sát biển Ý cũng đang tìm cách cứu 2 chiếc tàu di dân khác đang gặp nạn khi tiến vào vùng biển phía Nam. Những người trên hai tàu này mang quốc tịch Syria, Ai Cập và Palestine.
Vũ Anh
Theo Dantri
Gần 100 người chết ngoài khơi Italy
Một con tàu chở người nhập cư từ Libya sang châu Âu hôm nay bốc cháy và bị lật úp ngoài khơi Italy, làm 94 người thiệt mạng và hàng trăm người khác rơi xuống biển.
Đội cứu hộ Italy giải cứu những người gặp nạn trên biển. Ảnh: AFP
Theo giới chức địa phương, mặc dù đã cứu thoát được hơn 150 người, nhưng khoảng 200 người khác vẫn đang mất tích và con tàu được cho là đã chở tới hơn 500 người. Đây là một trong những vụ tai nạn thảm khốc nhất tại khu vực Địa Trung Hải, nơi những dòng người tị nạn từ châu Phi vẫn ngày đêm đi qua để tìm kiếm một cuộc sống mới ở Liên minh châu Âu.
"Thứ chúng tôi cần là những chiếc quan tài, thay vì xe cứu thương", người đứng đầu cơ quan y tế trên đảo Lampedusa của Italy, cho hay. Ông nói rằng số người thiệt mạng nhiều khả năng sẽ còn tăng thêm, trong khi quá trình cứu hộ vẫn đang được tiếp tục.
"Quả là một tấn bi kịch", thị trưởng Lampedusa Giusi Nicolini nói và cho biết thêm rằng có ít nhất một trẻ em và một phụ nữ mang thai đã tử nạn sau vụ việc này.
Tàu bảo vệ bờ biển, tàu đánh cá địa phương và máy bay trực thăng đã được huy động để tìm kiếm người sống sót, theo phát ngôn viên đội tuần tra bờ biển Marco Di Milla. Con tàu này được xác định là khởi hành từ Tripoli, Libya, mang theo những người nhập cư từ Eritrea, Ghana và Somalia.
Lampedusa cách bờ biển Tusinia khoảng 113 km, và là điểm đến quen thuộc của những con tàu chở người tị nạn đến từ châu Phi. Theo hãng tin AP, sau khi nhận được thông tin về vụ tai nạn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Angelino Alfano đã hủy bỏ toàn bộ các cuộc hẹn và hướng tới hòn đảo ở cực nam Italy để giám sát các hoạt động cứu hộ.
Giáo hoàng Francis, người từng tới thăm Lampedusa hồi tháng 7, đã nhanh chóng gửi thông điệp chia buồn. Có hàng trăm người nhập cư vẫn ngày ngày hướng về phía bờ biển của Italy, đặc biệt là trong những tháng hè, khi vùng biển đã tương đối yên bình. Những người này thường không xuất hiện ở nơi công cộng và sẽ tìm đường tới Bắc Âu, nơi các cộng đồng người nhập cư phát triển mạnh mẽ và có bài bản hơn.
Ở Italy, người nhập cư chỉ có thể kiếm được công việc hợp pháp nếu họ có giấy phép lao động và ký hợp đồng trước khi đến. Theo thống kê của Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn, có 8.400 dân nhập cư chuyển tới Italy và Malta trong 6 tháng đầu năm, gần gấp đôi con số 4.500 người chuyển tới những nước này cùng kỳ năm ngoái. Trong vài tuần trở lại đây, phần lớn những người nhập cư đều đến từ Syria, quốc gia vẫn đang bế tắc trong cuộc nội chiến kéo dài.
Quỳnh Hoa
Theo VNE
133 người chết trong thảm họa chìm tàu Ngày 3.10, ít nhất 133 người chết và khoảng 250 người mất tích khi một con thuyền chở người nhập cư lậu từ châu Phi chìm ngoài khơi đảo Lampedusa của Ý, theo AFP. Thi thể các nạn nhân trên bờ biển Lampedusa - Ảnh: Reuters Trong số các nạn nhân có nhiều phụ nữ, gồm cả người đang mang thai và trẻ...