Y đức và sức ì giáo dục thách thức tân Phó Thủ tướng
Giải quyết vấn đề y đức xuống cấp trầm trọng và sức ì của những người thực hiện đổi mới giáo dục sẽ là thách thức lớn đối với tân Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Sáng nay (13/11), Quốc hội vừa phê chuẩn chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam. Ông Đam sẽ giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi chỉ đạo khối văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục và đào tạo. Nhân dịp này, PV có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Thuyết – Nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Đại biểu QH khóa 11, 12 về sự kiện này.
Ông Nguyễn Minh Thuyết – Nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
Thưa ông, Quốc hội vừa phê chuẩn chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam. Là một người công tác nhiều năm trong lĩnh vực giáo dục và đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông kỳ vọng gì ở tân Phó Thủ tướng?
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là một người được đào tạo chính quy về công nghệ thông tin, lại từng trải qua nhiều cương vị khác nhau, từ thư ký của Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho đến các cương vị lãnh đạo khác như: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh; Thứ trưởng Bộ Bưu chính-Viễn thông; Phó Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh; Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh; Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ…, tôi tin chắc là ông đã được rèn luyện để có tầm chiến lược, năng lực và bản lĩnh điều hành lĩnh vực được giao phụ trách.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận nhiệm vụ phụ trách khối văn – xã ngay lúc Trung ương vừa ban hanh Nghi quyêt vê đổi mới căn ban, toan diện giao duc – đào tạo. Có thể nói đây là Nghị quyết hay nhưng để thực hiện thành công thì không hề đơn giản. Đó là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với ông.
Nhưng qua những gì ông Đam đã thể hiện, tôi thấy ông là người hiểu biết và chín chắn. Đó là những điều kiện căn bản để thực hiện nhiệm vụ khó khăn này.
Ông Đam sinh năm 1963. Với một người vừa tròn 50 tuổi mà giữ chức vụ Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực văn – xã là lĩnh vực ảnh hưởng nhiều đến xã hội và được nhiều người quan tâm. Theo ông đây là khó khăn hay thuận lợi?
Tuổi 50 vừa chín chắn vừa còn giữ được sự trẻ trung, năng động, dám nghĩ dám làm. Tôi tin rằng với tư duy trẻ trung, năng động và suy nghĩ chín chắn của một người từng trải, ông Vũ Đức Đam sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Quốc hội vừa phê chuẩn chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam
Video đang HOT
Theo ông, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cần ưu tiên giải quyết vấn đề gì trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo?
Khó khăn đầu tiên là sức ì của những người thực hiện đổi mới giáo dục. Qua theo dõi việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông và nhiều hoạt động đổi mới của ngành giáo dục, tôi thấy đổi mới khó thực hiện bởi sức ì của đội ngũ quản lý, giáo viên rất lớn.
Ví dụ, chương trình hiện hành yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, nhưng giáo viên chưa làm được. Môn Ngữ văn không cho cung cấp bài văn mẫu nhưng giáo viên vẫn thích “mớm” văn mẫu bởi dạy như vậy nhàn hơn.
Đáng ngại là sức ì không chỉ có ở người trực tiếp quản lý, giảng dạy mà còn lan tràn trong xã hội. Ở nước ta bây giờ, muốn xã hội không chạy theo bằng cấp, hư danh nữa là rất khó. Cả xã hội đều như thế vì chính sách nhân lực đang tạo ra tâm lý chạy theo bằng cấp.
Tiếp đến là những khó khăn về tài chính, cơ sở vật chất. Nhà nước dành 20% ngân sách cho giáo dục, nhưng thật ra không phải chỉ giáo dục từ mầm non đến đại học, dạy nghề được hưởng. Toàn bộ việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang tất cả các cấp đều phải dựa vào nguồn ngân sách này. Nếu tương lai không cải thiện được tình hình tài chính thì cũng khó có thể khẳng định được là công việc sẽ suôn sẻ.
Bên cạnh đó, nền kinh tế chủ yếu dựa vào lắp ráp, gia công, xuất khẩu khoáng sản thô và chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai hiện nay không tạo động lực cho giáo dục phát triển.
Chính sách nhân lực cũng không tạo động lực cho học sinh học tốt, bởi nó đang vận hành theo cơ chế “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, thứ tư mới là trí tuệ”…
Đạo đức, văn hóa xã hội xuống cấp cũng thêm một khó khăn lớn cho công tác giáo dục thế hệ trẻ. Bởi vì các em, các cháu chỉ học ở trường khoảng 5 tiếng/ngày, còn lại 19 tiếng ở với xã hội, gia đình.
Nói lên khó khăn này để thấy vai trò người “cầm trịch” trong tương lai rất quan trọng. Hy vọng là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ cùng với Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ GD-ĐT và toàn ngành tìm ra được những giải pháp hữu hiệu khắc phục những khó khăn này.
Bên cạnh giáo dục, vấn đề y tế sẽ có những thách thức gì đang chờ Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam?
Qua nhiều vụ việc, mà nổi bật là vụ bác sĩ thẩm mỹ Cát Tường, vụ tiêm nhầm thuốc cho trẻ sơ sinh ở Quảng Trị, vụ nhân bản xét nghiệm ở Bệnh viện Hoài Đức, có thể thấy y đức xuống cấp trầm trọng lắm rồi. Một nghề tích thiện, làm phúc làm đức như nghề y mà như vậy thì dân khó có thể trông cậy. Bởi vậy, việc đầu tiên là phải nâng cao y đức.
Bên cạnh đó, đầu tư cho y tế thời gian qua quá thấp, các bệnh viện công quá chật chội, thu nhập của người làm ngành y quá tệ. Không giải quyết được vấn đề này thì khó có thể hy vọng gì. Chúng ta đang tự mua dây buộc mình để lúng túng trong một khối mâu thuẫn: Một đằng, muốn thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, thu viện phí thấp, thậm chí không thu viện phí. Mặt khác, vì không có tiền, dịch vụ y tế rất kém. Người không có tiền khổ đã đành, người có tiền cũng không được hưởng dịch vụ tốt hơn.
Ông có gửi gắm thêm điều gì đối với hai vị tân Phó Thủ tướng?
Dù khó khăn như thế nào thì Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ tin tưởng giao nhiệm vụ rồi. Tôi mong rằng các ông sẽ không phụ lòng tin của Đảng và của dân, lúc nào cũng xứng đáng là những cán bộ có tâm và có tài như trong suốt quá trình công tác nhiều năm qua, hoàn thành tốt trọng trách của mình.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Nguyên Bộ trưởng Bộ GD – ĐT Trần Hồng Quân nói: “Tôi chúc mừng hai tân Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam. Cả hai Phó Thủ tướng đều là những người tương đối trẻ, hy vọng sẽ phát huy tốt vai trò của mình, thúc đẩy mạnh mẽ hơn hoạt động của Chính phủ. Tân Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phụ trách khối văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục và đào tạo đúng lúc Trung ương vừa vừa ban hanh Nghi quyêt vê đổi mới căn ban, toan diện giao duc – đào tạo. Đây là Nghị quyết tốt, vấn đề còn lại là thực hiện như thế nào. Tôi cho rằng, phải thực hiện tốt được Nghị quyết để hy vọng tạo nên sự phát triển mạnh mẽ cho ngành giáo dục nước ta. Lâu nay chúng ta cảm thấy sốt ruột vì chưa đạt yêu cầu đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cũng như hội nhập quốc tế”.
Ông Phạm Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử – Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là người trẻ, có nhiều kinh nghiệm qua nhiều cấp quản lý. Ông khá linh hoạt trong công việc quản lý. Do vậy, Quốc hội phê chuẩn ông làm Phó Thủ tướng Chính Phủ quản lý khối văn hóa xã hội, khoa học giáo dục là điều rất vui mừng. Theo ông Trung, Bộ Khoa học và Công nghệ đã quán triệt nghị quyết 20 của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, chiến lược khoa học công nghệ. Luật khoa học công nghệ cũng mới được Chính phủ thông qua. Do vậy, ông rất kỳ vọng người đứng đầu phụ tránh lĩnh vực này thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện để khoa học trở thành động lực cũng như vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế xã hội.
Theo Khampha
Trong tuần này, Quốc hội sẽ bầu 2 Phó Thủ tướng
Trong tuần này, Quốc hội cũng sẽ bầu bổ sung 1 ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 1 phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và tăng thêm 4 phó chủ nhiệm ủy ban khác.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (phải)
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (QH), ông Nguyễn Hạnh Phúc, cho biết tuần làm việc thứ 4 (từ ngày 11 đến 16-11) của kỳ họp thứ 6, QH khóa XIII sẽ tập trung vào công tác nhân sự.
Đồng ý tăng thêm Phó Thủ tướng
Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, ngày 12-11, QH bỏ phiếu và biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn tờ trình của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng đối với ông Nguyễn Thiện Nhân (chuyển sang giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam - PV).
Đáng chú ý, ngày 13-11, QH bỏ phiếu phê chuẩn và biểu quyết thông qua nghị quyết đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Phó Thủ tướng. Ngay sau đó, QH bỏ phiếu phê chuẩn và biểu quyết thông qua nghị quyết đề nghị của Thủ tướng về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) đối với ông Vũ Đức Đam.
Đến ngày 14-11, QH bỏ phiếu phê chuẩn và biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP thay ông Vũ Đức Đam.
Trước đó, ngày 7-11, Ủy ban Pháp luật của QH đã họp phiên toàn thể thẩm tra tờ trình của Thủ tướng về việc tăng thêm số Phó Thủ tướng nhiệm kỳ khóa XIII. Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Thủ tướng trình bày tờ trình. Tại kỳ họp thứ nhất, Thủ tướng đã có tờ trình QH phê chuẩn cơ cấu tổ chức Chính phủ và số lượng 4 Phó Thủ tướng; nêu rõ việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo công tác đối ngoại, đồng thời trực tiếp làm Bộ trưởng Ngoại giao là rất cần thiết nhưng cần có thêm thời gian chuẩn bị, khi có đủ điều kiện sẽ trình QH xem xét phê chuẩn sau.
Trên cơ sở tờ trình, QH đã ra nghị quyết phê chuẩn đề nghị này. Thực hiện nghị quyết của QH, Thủ tướng đã phân công các Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo các khối công tác cụ thể, riêng khối công tác đối ngoại do Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo. Nay đã đủ điều kiện, Thủ tướng đề nghị QH phê chuẩn việc bổ sung thêm 1 Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng theo dõi chỉ đạo công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Qua thảo luận, Ủy ban Pháp luật của QH nhất trí với tờ trình của Thủ tướng về việc tăng thêm số Phó Thủ tướng nhiệm kỳ khóa XIII từ 4 như hiện nay lên 5 người. Như vậy, trong tuần này, QH sẽ bỏ phiếu "quyết" 2 chức danh Phó Thủ tướng và 1 Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP. Trước đó, tại cuộc họp báo kỳ họp QH thứ 6 (ngày 17-10), ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết nhân sự cho vị trí Phó Thủ tướng, Thủ tướng đề nghị 2 người (ông Vũ Đức Đam, hiện là Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP; ông Phạm Bình Minh, hiện là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao).
Tuy nhiên, về ứng cử viên vị trí Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP thay ông Vũ Đức Đam, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết vẫn đang chờ tờ trình từ phía Chính phủ.
Chưa chốt ứng viên ủy viên UBTVQH
Về phía nhân sự của QH, tuần này, Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH sẽ trình QH bầu bổ sung 1 chức danh ủy viên UBTVQH, 1 phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH do kỳ họp thứ nhất đã bầu nhưng ứng cử viên không đạt trên 50% số phiếu đại biểu QH tán thành. Do vậy, trong tuần này, QH sẽ bầu bổ sung. Ngoài ra, QH sẽ bỏ phiếu bầu thêm 4 phó chủ nhiệm các ủy ban của QH để đáp ứng nhu cầu công việc. Cụ thể là 1 phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc; 3 phó chủ nhiệm các ủy ban: Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; Ủy ban Về các vấn đề xã hội; Ủy ban Đối ngoại.
Về ứng cử viên cho 1 vị trí UBTVQH, ông Phúc cho biết hiện chưa chốt phương án nào vì còn liên quan đến việc ứng cử, đề cử. Ông Phúc giải thích cơ cấu của UBTVQH có 18 người, hiện mới có 17 người nên phải bổ sung thêm 1 người cho đủ cơ cấu các cơ quan của QH (kỳ họp thứ nhất bầu ứng viên là Trưởng Ban Dân nguyện không đủ số phiếu trên 50%).
Từ ngày 11 đến 16-11, QH họp biểu quyết thông qua Luật Việc làm; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng; Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014. QH cũng nghe và cho ý kiến về dự án Luật Xây dựng (sửa đổi); Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam...
Ông Vũ Đức Đam sinh năm 1963 tại xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP. Ông từng là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh. Ông từng là lưu học sinh tại Vương quốc Bỉ trong 6 năm kể từ 1982; có học vị tiến sĩ về kinh tế, thành thạo tiếng Pháp, tiếng Anh; là Vụ trưởng, Thư ký Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ năm 1996. Ông Phạm Bình Minh sinh năm 1959, quê quán Nam Định. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI; Đại biểu QH khóa XIII. Từ tháng 1-2009, ông giữ chức Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao. Tại kỳ họp thứ nhất QH khóa XIII, được QH phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông Phạm Bình Minh có học vị thạc sĩ luật và ngoại giao tại Trường Fletcher Tuft - Mỹ.
Theo Xahoi
Lãnh đạo Hiệp hội giải thích về đề xuất thi tốt nghiệp 8 môn Sau khi báo Dân trí đăng đề xuất đổi mới thi tốt nghiệp 8 môn để xét tuyển vào ĐH của Hiệp hội các trường ĐH,CĐ ngoài công lập, nhiều ý kiến độc giả cho rằng, phương án không khả thi và thiếu tính thực tế. Vậy Hiệp hội giải thích như thế nào? Trao đổi với PV Dân trí ngày 6/11, Tiến...