Ý đồ thực sự của Mỹ trong cuộc chiến chống IS – Kỳ cuối
Bằng cách loại bỏ chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein ở Iraq, Mỹ đã vô tình (dù không muốn) mở rộng vòng cung ảnh hưởng địa lý của Iran cho đến tận Palestine, điều này khiến cho dự án mở rộng các vùng định cư của Israel dễ bị tổn thương hơn.
Lực lượng tình nguyện tham gia chiến dịch chống IS tập trung huấn luyện tại Habaniyah, phía tây thủ đô Baghdad. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Khi còn đương chức, cựu Tổng thống George W. Bush đã sớm bắt tay vào việc thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt trục kháng chiến này bằng cách ra sức vô hiệu hóa các đồng minh của Israel là phong trào Hezbollah ở Liban, Syria và phong trào Hamas ở Palestine, nhưng đều đã thất bại. Tuy nhiên, sau đó, phong trào Mùa Xuân Arập đã mang đến một cơ hội mới: Mỹ và các đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ và các nền quân chủ Arập ở vùng vịnh Persian chuyển sang hành động để tạo điều kiện cho một sự thay đổi chính quyền ở Syria.
Mục tiêu bao trùm của hành động này là phá vỡ sự liên tục về địa lý – thông qua Iraq, Syria và Liban – giữa Iran và Palestine. Khi kế hoạch thay đổi chính quyền ở Syria thất bại, Mỹ đã chuyển sang kế hoạch 2: chia rẽ Syria thành nhiều thực thể cạnh tranh nhau để làm suy yếu Nhà nước trung ương và tạo ra một “vùng đệm” thân Mỹ nằm dọc biên giới với Israel. Cũng như vậy, Mỹ muốn chia rẽ Iraq để làm suy yếu chính phủ trung ương bằng cách kích động những sự chia rẽ giữa người Kurd, người Sunni và người Shiite. Và đây mới chính là những ưu tiên của Mỹ.
Toàn cảnh Hội nghị Ngoại trưởng 20 quốc gia trong liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu ở thủ đô Paris ngày 2/6. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Chỉ cần nhìn những gì Mỹ đã làm mới đây ở Iraq là thấy được chính xác kế hoạch bí mật này. Các cuộc không kích của Mỹ cho đến nay được coi là ác liệt nhất là khi thành phố Erbil của người Kurd và các vùng xung quanh bị tổ chức IS đe dọa. Quốc hội Mỹ đã vi phạm tất cả những tiêu chuẩn quốc tế bằng cách thông qua một đạo luật tán thành trang bị vũ khí trực tiếp cho các dân quân Sunni và người Kurd, mà không để mắt đến chính phủ trung ương ở Baghdad.
Và bất chấp nhiều lời hứa và cam kết, Mỹ đã không thành lập được và cũng không trang bị có hiệu quả cho quân đội và các lực lượng an ninh của Iraq. Bởi vì một Iraq suy yếu và chia rẽ sẽ không có nguy cơ trở thành một cường quốc khu vực liên minh với Iran và trục kháng chiến chống Mỹ. Một Syria suy yếu và chia rẽ càng không có nguy cơ làm được như vậy. Nhưng nếu chừng nào không có sự kiểm soát của Mỹ đối với các chính phủ trung ương này thì cách thức duy nhất đạt được điều đó là gây ra một cuộc xung đột bè phái và sắc tộc dẫn đến việc lập ra những vùng đệm thân Mỹ ở bên trong các nhà nước của trục kháng chiến hoặc “một vùng đệm Sunni” thù địch, phá vỡ sự liên tục về địa lý giữa Iran với Palestine.
Tướng Walid Sukariyya, một người Sunni thân phe kháng chiến của Quốc hội Liban, nói: “Đối với Mỹ và Israel, có tổ chức IS tốt hơn là có một Iran, một Iraq và một Syria hùng mạnh… Nếu Mỹ đạt được các mục đích của mình thì Nhà nước Sunni ở Iraq sẽ phá hoại trục kháng chiến của Palestine”. Từ lâu nay, Mỹ đã tìm cách tạo ra một vùng đệm ở Iraq và ở biên giới Syria và đã ra sức tìm kiếm và dựng lên các nhà lãnh đạo Iraq Sunni chỉ biết tuân theo Mỹ, nhưng không đạt kết quả. Thí dụ minh chứng cho điều đó là đoàn các quan chức thành phố Anbar, do Tướng Mỹ John Allen chọn lựa vào tháng 12/2014, để thăm Washington, trong đó không có các đại diện của hai bộ tộc Sunni quan trọng nhất đang chiến đấu chống IS ở Iraq – các bộ tộc Albu Alwan và Albu Nimr. Một người phát ngôn của hai bộ tộc này đã phàn nàn với tờ báo Al – Jarida: “Chúng tôi chiến đấu chống IS, nhưng chúng tôi đang bị tàn sát bởi vì chúng tôi thiếu vũ khí. Trong khi đó, có những người khác tới Washington để lĩnh tiền, nhận vũ khí, để rồi họ sẽ được chỉ định làm các nhà lãnh đạo của chúng tôi”.
Đấy chính là mẹo chia rẽ người Iraq của Mỹ. Nhưng tại sao người Mỹ lại phớt lờ các nhóm Sunni đang chiến đấu chống IS? Chẳng phải đó là những đồng minh tự nhiên của Mỹ ở Iraq đó sao? Chừng nào những người Sunni chống IS không đủ mạnh, thì đấy mới là mục tiêu thực sự của Mỹ, vì khi ấy, IS dư sức để biến dự án “vùng đệm” của Mỹ thành thực tế cụ thể. Điều đó có nghĩa là Mỹ không cần chi nhiều tiền của, sức lực và không mất một giọt máu, nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu của mình – lập các vùng đệm giữa các quốc gia Iraq và Syria, và các vùng đệm ngay bên trong lãnh thổ từng nước, để không có được trong tương lai sự “liên thông” giữa Iran với toàn vũng lãnh thổ rộng lớn này, để kéo tới tận Palestine.
Thậm chí, nhiều nguồn tin báo chí nước ngoài còn nói rằng ngay từ năm 2014, nhiều nhà lãnh đạo Iraq đã lên tiếng than phiền về việc vũ khí của Mỹ được thả dù xuống cho IS. Trong khi đó, các nguồn tin quân sự Iraq đã công khai một sự thật là liên minh do Mỹ cầm đầu đã phớt lờ phần lớn những yêu cầu của Iraq về việc yểm hộ trên không và tác chiến trên bộ. Thủ tướng Iraq Haider Al – Abadi, được coi là một quan chức Iraq tương đối thân Mỹ, đang ra sức duy trì sự cân bằng giữa những lợi ích của Mỹ và của nước láng giềng hùng mạnh của Iraq là Iran, cũng đôi lần tỏ ý bất bình với Mỹ.
Sau khi Ramadi thất thủ và các thông tin xấu tương tự khác từ Syria, ông Al – Abadi đã không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc cố gắng hạn chế những tổn thất của quân chính phủ, đã ra lệnh triển khai hàng nghìn dân quân ở tỉnh Anbar để giành lại quyền kiểm soát Ramadi. Ông kêu gọi Mỹ tăng cường khả năng quân sự cho Iraq, coi đây là khả năng duy nhất có thể giúp đẩy lùi các chiến binh IS, nhưng hiện vẫn không được đáp ứng. Trong khi đó, ưu tiên tuyệt đối của ông Al – Abadi là phá hủy “vùng đệm của IS” giữa Syria và Iraq, đương nhiên cũng không được Mỹ quan tâm, điều đó càng khiến người ta dễ nhận thấy mục tiêu thực sự của Mỹ trong cuộc chiến chống IS là gì.
Video đang HOT
Theo TK (theo tờ “Chính trị thế giới”)
baotintuc.vn
Mổ xẻ sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo
Sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo một phần nhờ đội ngũ sĩ quan cũ của Saddam Hussein và sự ủng hộ của người Hồi giáo Sunni ở Iraq, Syria.
Sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo một phần nhờ đội ngũ sĩ quan cũ của Saddam Hussein và sự ủng hộ của người Hồi giáo Sunni ở Iraq, Syria.
Sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo trong năm qua quả là ngoài sức tưởng tượng.Phiến quân IS đã mở rộng lãnh địa ở Syria, Iraq, lan sang Libya và Bán đảo Sinai vô chính phủ của Ai Cập.
Phiến quân IS đã mở rộng lãnh địa ở Syria, Iraq, lan sang Libya và Bán đảo Sinai vô chính phủ của Ai Cập.
Nhà nước Hồi giáo cũng đang nhòm ngó Ả-rập Xê-út, cái nôi của đạo Hồi, và Thổ Nhĩ Kỳ. Kích động người Hồi giáo Sunni
Thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi kêu gọi các tín đồ tiến hành một cuộc thánh chiến không khoan nhượng chống lại những người Shi"ite dị giáo", Kitô giáo "thập tự chinh", Do Thái "vô đạo" và người Kurd "vô thần". Al-Baghdadi cũng mắng mỏ những tên bạo chúa Ả-rập làm ô uế danh dự của người Hồi giáo Sunni.
Thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi kêu gọi các tín đồ tiến hành một cuộc thánh chiến không khoan nhượng.
Thông điệp của Abu Bakr al-Baghdadi là Nhà nước Hồi giáo sẽ sửa chữa sai lầm của nhà độc tài Saddam Hussein để đất nước Iraq rơi vào tay "những kẻ dị giáo" Shi'ite, tiến hành một cuộc thánh chiến chống lại chế độ thiểu số Alawite ở Syria và giải thoát Jerusalem khỏi sự kìm kẹp của Israel "vô đạo".
Trong bài phát biểu được phát hành vào ngày 14/5, thủ lĩnh IS al-Baghdadi nói: "Hồi giáo là không bao giờ là tôn giáo của hòa bình. Hồi giáo là tôn giáo của chiến tranh". Cuộc tấn công của tín đồ Nhà nước Hồi giáo "sẽ làm chảy máu" những kẻ "dị giáo" Shi'ite và đồng minh ở Iraq, đánh bại chế độ thiểu số Alawite ở Syria và quân nổi dậy Houthis của người Shi'ite ở Yemen.
Có một số yếu tố mang lại sự thành công của Nhà nước Hồi giáo. Ngoài những người trung thành với Tổng thống bị lật đổ và bị treo cổ Saddam Hussein và những phần tử cực đoan Hồi giáo sinh ra trong Chiến tranh Iraq, Al-Baghdadi còn dựa vào người Sunni địa phương và các bộ tộc của họ, trong khi người tiền nhiệm của ông ta chủ yếu dựa vào các chiến binh nước ngoài.
Mặc dù có sự tham gia của hàng ngàn chiến binh nước ngoài, 90% lực lượng IS ở Iraq và 70% ở Syria là người địa phương. Có tin nói, Nhà nước Hồi giáo có khoảng 40.000 lính chiến và 60.000 người ủng hộ. Triệt để sử dụng đội ngũ sĩ quan của chế độ Saddam
Abu Mohammad al-Maqdisi, lý thuyết gia thánh chiến và là cố vấn tinh thần của Abu Mussab al-Zarqawi - lãnh đạo người Jordan của Al-Qaeda tại Iraq bị thiệt mạng trong một cuộc không kích của Mỹ năm 2006 - nói rằng trước khi chiếm được nhiều vùng lãnh thổ ở Syria và Iraq, Nhà nước Hồi giáo đã xóa sổ hầu hết các đối thủ Hồi giáo Sunni và các đối thủ khác.
Phiến quân IS đã cho các đối thủ này sự lựa chọn hoặc chết hoặc thần phục và tuyên chiến với Mặt trận Nursa có liên hệ với al-Qaeda ở Syria.
Abu Mohammad al-Maqdisi, lý thuyết gia thánh chiến và là cố vấn tinh thần của Abu Mussab al-Zarqawi - lãnh đạo người Jordan của Al-Qaeda tại Iraq bị thiệt mạng trong một cuộc không kích của Mỹ năm 2006.
Lý thuyết gia thánh chiến al-Maqdisi nhận định: "Abu Bakr (al-Baghdadi) là người Iraq, có cơ sở hậu thuẫn rộng rãi và có các bộ lạc trung thành với ông taq ở Iraq, trong khi Abu Mussab (Zarqawi) là người Jordan và dựa vào các chiến binh thánh chiến nước ngoài". Theo lý thuyết gia thánh chiến này, Nhà nước Hồi giáo giành được nhiều chiến thắng quân sự một phần là nhờ các cựu sĩ quan quân đội của chế độ Saddam Hussein được đào tạo bài bản và am hiểu tường tận chiến trường.
Abu Qatada al-Filistini, một tư tưởng gia al-Qaeda và đã cùng Maqdisi ký tuyên bố chống IS, nói: "Nhà nước Hồi giáo tấn tới nhờ nền tảng quân đội, an ninh và tình báo của một ban lãnh đạo tìm cách áp đặt một nhà nước khủng bố".
Vốn là một "cựu bố già" al-Qaeda, lý thuyết gia thánh chiến al-Maqdisi có quan hệ với thủ lĩnh Ayman al-Zawahiri - người kế nhiệm của trùm khủng bố Osama bin Laden - và Abu Qatada, kẻ đã bị trục xuất khỏi London để đối mặt với tội danh khủng bố ở Jordan sau cuộc chiến pháp lý kéo dài.
Ông này nêu ra những sự khác biệt và tương đồng giữa IS và al- Qaeda. Không giống như al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo khá "sâu rễ bền gốc" trong các cộng đồng Hồi giáo Sunni ở Iraq và Syria.
Để đánh bại Nhà nước Hồi giáo, người ta phải thuyết phục được người Hồi giáo Sunni ở Syria và Iraq cầm súng chống lại phiến quân IS. Điều đó khó có thể xảy ra vì người Sunni sợ sự đàn áp của Baghdad và Damascus hơn sự tàn bạo của Nhà nước Hồi giáo.
Tàn nhẫn có phương pháp và được các sĩ quan của chế độ Saddam Hussein huấn luyện, phiến quân IS là lực lượng quân sự thần tốc và linh hoạt.
Nhà nước Hồi giáo cũng nhanh chóng nắm bắt các nguồn lực địa phương: từ năng lượng, bánh mì đến hệ thống thuế khóa... để tài trợ cho kinh phí hoạt động.
Theo nhà nghiên cứu IS người Iraq, ông Hisham al-Hashemi, Nhà nước Hồi giáo đã tìm mọi cách kiếm tiền: bán dầu, bắt cóc con tin đòi tiền chuộc đến bán cổ vật. Tài sản của Nhà nước Hồi giáo được ước tính vào khoảng 8-9 tỷ USD. Cơ cấu lãnh đạo ổn định có chiều sâu
Nhà nước Hồi giáo có cơ cấu hành chính khá ổn định. Sau thủ lĩnh Baghdadi là một cấu trúc lãnh đạo có chiều sâu.
Abu Qatada nói: "Nếu Baghdadi bị giết chết, sẽ có một người khác lên thay. Đội ngũ kế cận đông đảo của IS sẽ xuất đầu lộ diện".
Thủ lĩnh Baghdadi có một Hội đồng cố vấn gồm 9 thành viên và dưới trướng ông ta có khoảng 23 tiểu vương phụ trách các khu vực của người Sunni.
Một cơ cấu cai trị chi tiết từ tỉnh Nineveh, tỉnh có thủ phủ là thành phố Mosul, đến các thành phố của tỉnh Anbar chủ yếu do các sĩ quan quân đội của chế độ Saddam Hussein điều hành.
Nhân vật số 2 của Nhà nước Hồi giáo là Abu Ali al-Anbari, một viên tướng dưới thời Saddam Hussein, mới là người nắm giữ quyền lực thực sự.
Những người có quan hệ với Nhà nước Hồi giáo nói rằng thủ lĩnh Baghdadi không phải là nhân vật quyền lực nhất. Nhân vật số 2 là Abu Ali al-Anbari, một viên tướng dưới thời Saddam Hussein, mới là người nắm giữ quyền lực thực sự.
Một nhân vật chủ chốt khác là Abu Muslim al-Turkmani, cựu đại tá tình báo bị thiệt mạng trong một cuộc không kích vào năm 2014. Cả hai đều quen biết thủ lĩnh Baghdadi trong nhà tù Bucca.
Chuyên gia Hashemi nói: "Việc có các cựu sĩ quan của Saddam Hussein trong ban lãnh đạo đã mang lại cho thủ lĩnh Baghdadi lợi thế quân sự và an ninh. Các cựu sĩ quan này có thể tuyển quân trong bộ lạc của mình và đó là các bộ tộc lớn ở Iraq".
Trên thực địa, cuộc không kích kéo dài liên quân do Mỹ cầm đầu đã gây cho IS những thiệt hại đáng kể, nhưng cho đến nay liên quân đã thất bại trong việc tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo.
Một nhà ngoại giao Iraq nói: "Nhà nước Hồi giáo đã bị tổn thất về nhân mạng, bị mất đất và một phần khả năng tác chiến. Nhưng cái gọi là nhà nước này vẫn còn đó và rất nguy hiểm".
Minh Châu (Theo Reuters)
Theo_Kiến Thức
"Quân sư" Haji Bakr: Bộ não của phiến quân IS Phiến quân IS đã bị tổn thất nặng nề, khi mất cả "quân sư" Haji Bakr lẫn thủ lĩnh quân sự Izzat Ibrahim al-Douri trong vòng một năm. Phiến quân IS đã bị tổn thất nặng nề, khi mất cả "quân sư" Haji Bakr lẫn thủ lĩnh quân sự Izzat Ibrahim al-Douri trong vòng một năm. Lập kế hoạch giành chính quyền ở...