Ý đồ thật sự của Mỹ đối với Syria là gì?
Một trong những chỉ trích nhằm vào kế hoạch của Tổng thống Mỹ Barack Obama về một cuộc tấn công giới hạn nhằm vào Syria là ông không hề có một chiến lược dài hạn cho những gì xảy ra sau khi bom đạn nã xuống Damascus.
Nhưng sự thật không phải như vậy. Mỹ rõ ràng đang có một chiến lược về Syriavà chiến lược ấy đang tỏ ra ngày càng hiệu quả.
Tổng thống Barack Obama tuyên bố Mỹ có một chiến lược rộng lớn hơn về Syria.
Tướng Jack Keane, nguyên Phó Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, cho biết ông đã trò chuyện với các thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain và Lindsey Graham, hai nhân vật được Tổng thống Obama tham vấn hôm 2/9.
“Những gì [Obama] nói với hai thượng nghị sĩ là ông cũng dự định sẽ hỗ trợ các lực lượng đối lập ở Syria, vì vậy ông sẽ làm suy yếu khả năng của quân đội Syria, đồng thời giúp đỡ và tăng cường năng lực của các lực lượng đối lập Syria bằng cách hỗ trợ huấn luyện”, tướng Keane cho biết.
Sau đó, thượng nghị sĩ Gramham – người mới đây tuyên bố ông không thể ủng hộ các cuộc tấn công giới hạn mà “không nằm trong một chiến lược tổng thể có thể làm thay đổi đòn bẩy trên chiến trường” – nhận định: “Dường như một kế hoạch vững chắc nhằm nâng cao năng lực của phe đối lập đang hiện ra ngày càng rõ nét từ chính quyền này”.
Ý đồ của Mỹ: Làm yếu chính quyền Assad, giúp đỡ phe đối lập, ngăn chặn các chiến binh thánh chiến.
Tuần trước, các quan chức Lầu Năm Góc nói với tạp chí Wall Street rằng kế hoạch được dự định “ngăn chặn và làm suy yếu” các lực lượng an ninh của Tổng thống Bashar al-Assad. Chìa khóa của kế hoạch là tấn công nhiều trụ sở của đối phương ở Damascus và một số trong 6 sân bay đang hoạt động của chính phủ Syria.
Theo Hassan Hamada, đại tá Không quân Syria đào tẩu, những sân bay này hiện đang là “hệ thần kinh trung ương” của chế độ Assad.
Phần kín kẽ hơn và dài hơi hơn của kế hoạch còn bao gồm việc cung cấp vũ khí tân tiến cho quân nổi dậy Syria, đào tạo họ và ngăn chặn nguồn tài chính tuồn tới tay các nhóm thánh chiến.
Video đang HOT
Đến nay, Washington vẫn chưa vũ trang cho các chiến binh ôn hòa ở Syria, trong khi Ảrập Xêút đã làm điều đó.
Liz O’Bagy thuộc Viện Nghiên cứu Chiến tranh – người đã có nhiều chuyến đi tới các vùng khác nhau của Syria trong năm ngoái – viết trên tạp chí Wall Street rằng các nhóm nổi dậy ôn hòa ở Syria “gần đây đã được viện trợ vũ khí và tiền bạc từ Ảrập Xêút cùng các nước đồng minh khác, như Jordan và Pháp”. Bà cho biết thêm, những vũ khí này “góp phần tiếp sức cho một số tiến bộ mà quân nổi dậy mới đạt được ở Damascus”.
Tuần trước, Tổng biên tập Tạp chí Interpreter Michael D. Weiss đưa tin, Ảrập Xêút đang hợp tác chặt chẽ với Jordan, Mỹ, Anh và Pháp để “thiết lập và vận hành một trung tâm các chiến dịch chung bí mật ở Jordan nhằm huấn luyện các chiến binh Syria về phương pháp chiến thuật, tình báo, phản gián và sử dụng vũ khí”.
Khoảng 1.000 người được huấn luyện đã tốt nghiệp chương trình tính đến nay, theo ông Weiss, và một người Syria được phỏng vấn tiết lộ các kỹ năng võ thuật của em trai ông được cải thiện vượt bậc sau khi hoàn thành khóa huấn luyện.
Theo báo New York Times, Tổng thống Obama đã nói với các thượng nghị sĩ Mỹ rằng “nhóm đầu tiên gồm 50 chiến binh, những người đã được CIA đào tạo, đang bắt đầu thâm nhập vào Syria”.
Sau cùng, điều gì đó phải được thực hiện để ngăn chặn nguồn tiền đổ vào các nhóm thánh chiến mà Tổng biên tập Tạp chí Interpreter gọi là “một bê bối nhưng là bê bối dễ loại bỏ”.
Nguồn tiền này chủ yếu xuất phát từ Kuwait và Qatar, và theo ông Weiss, Bộ Tài chính Mỹ có thể và nên thúc ép các quốc gia Vùng Vịnh này “tiêu diệt bất cứ một bộ máy gây quỹ tư nhân nào mà al-Qaeda và các nhóm cực đoan khác ở Syria lợi dụng để duy trì dòng tiền và súng đạn cho mình”.
Vì vậy, ngay cả với những ai phản đối một sự đáp trả quân sự của Mỹ cho vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ngày 21/8 ở ngoại ô Damascus, hoặc nghĩ rằng các nỗ lực nhằm giúp đỡ quân nổi dậy ôn hòa ở Syria đều đã thất bại tính đến nay, thì cũng không có nghĩa là Mỹ thiếu vắng một chiến lược rõ ràng về Syria.
Như Tổng thống Obama tuyên bố ngày 3/9: “Chúng tôi có một chiến lược rộng lớn hơn mà sẽ cho phép chúng ta tăng cường các năng lực của phe đối lập, cho phép Syria rốt cuộc tự giải phóng mình khỏi cuộc nội chiến tồi tệ, khỏi tử thần và những gì mà chúng ta đang chứng kiến ở nước này”.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner và các lãnh đạo cả hai đảng tại Hạ viện Nancy Pelosi và Eric Cantor cuối cùng cũng tuyên bố họ ủng hộ kế hoạch của Tổng thống Obama.
Theo VNN
Hội đồng Bảo an chưa quyết định tấn công Syria
Đại sứ 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã kết thúc cuộc thảo luận về tình hình Syria vào đêm qua theo giờ Việt Nam nhưng không có dấu hiệu có thấy sẽ tấn công Syria trong một hai ngày tới.
Các thành viên HĐBA tiếp tục bất đồng về nghị quyết đối với Syria.
Các nguồn tin thân cận tại cuộc họp cho biết các đại sứ Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ đã kết thúc cuộc thảo luận về nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) do London soạn thảo về việc cho phép hành động quân sự đối với Syria.
Tuy nhiên, cuộc họp kết thúc mà không có dấu hiệu nào cho thấy HĐBA sẽ sớm biểu quyết về một nghị quyết lên án việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria do mâu thuẫn giữa Nga và Trung với 3 nước thành viên còn lại.
Theo nguồn tin tại chỗ, Đại sứ Trung Quốc và Nga - hai nước phản đối mạnh mẽ tấn công quân sự nhằm vào Tổng thống Syria Bashar al-Assad - đã rời cuộc họp kín sau khoảng 75 phút thảo luận.
Đại sứ ba nước còn lại tiếp tục thảo luận trước khi rời phòng họp sau đo ít lâu.
Nga và Mỹ đã lập tức có những phát biểu chỉ trích nhau sau cuộc họp này.
"Chúng tôi không nhìn thấy con đường phía trước vì Nga tiếp tục phản đối mọi hành động có ý nghĩa của HĐBA đối với Syria", phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf chỉ trích.
Theo bà, sở dĩ nghị quyết bị chặn tại HĐBA là do sự "không khoan nhượng" của Nga đối với dự thảo nghị quyết lên án Syria sử dụng khí độc do Anh đệ trình.
Bà Harf cũng cho rằng không thể cho phép sự phản đối của Nga làm lá chắn cho chính quyền Syria và rằng, các hành động của Moscow, kể cả việc ba lần phủ quyết trước đó đối với các dự thảo nghị quyết lên án chính quyền al-Assad, đang đặt ra câu hỏi về việc liệu HĐBA có phải là diễn đàn hiệu quả để giải quyết cuộc xung đột tại Syria hay không.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Vladimir Titov khẳng định hiện không phải thời điểm thích hợp để thảo luận về các biện trừng phạt nhằm vào Damascus.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng tuyên bố rằng HĐBA không nên cân nhắc dự thảo nghị quyết do Anh soạn thảo trước khi các thanh sát viên LHQ báo cáo về các phát hiện của họ tại Syria.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hối thúc tất cả các bên liên quan giữ bình tĩnh và kiềm chế trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Syria.
Từ London, Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết cuộc thảo luận tại LHQ về cách thức đối phó cuộc khủng hoảng tại Syria sẽ tiếp tục "trong những ngày tới".
Trong khi đó, giới phân tích tin rằng Mỹ rất có thể sẽ phát động một cuộc tấn công quân sự ngoài khuôn khổ HĐBA nhắm vào những mục tiêu có giới hạn ở Syria.
"Tôi tin là Mỹ sắp phát động một cuộc tấn công quân sự. Tôi tin đó sẽ là tấn công bằng phi đạn hành trình để cho các phi công Mỹ không phải đi vào những chỗ rủi ro. Và có lẽ những gì sắp xảy ra sẽ giống như những vụ không kích mà chính phủ của Tổng thống Bill Clinton đã thực hiện tại Sudan và Afghanistan năm 1998 sau khi hai Đại sứ quán ở ông Phi bị đánh bom", nhà phân tích chính trị Michael Rubin nói.
Một thủ lĩnh của lực lượng đối lập Syria nói rằng phe nổi dậy hoan nghênh bất cứ sự can thiệp nào của nước ngoài có thể lật đổ chính phủ của ông Assad. "Vì những gì đang xảy ra... chúng tôi không những ủng hộ mà còn yêu cầu cộng đồng quốc tế ủng hộ việc giáng một đòn vào chế độ Assad".
Giới phân tích cho rằng cuộc tấn công Syria, nếu có, sẽ không phải là một chiến dịch quân sự quy mô lớn vì cuộc tấn công này sẽ nhanh chóng lan sang các nước láng giềng và nhấn tìm toàn bộ khu vực Trung Đông vào chảo lửa. Theo ông Rubin, "một chính phủ đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công người dân sẽ không ngần ngại sử dụng vũ khí đó để tấn công những người ở Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Lebannon và Israel".
Để chuẩn bị cho mọi kịch bản có thể xảy ra, Arập Xêút đã đặt quân đội trong tình trạng báo động cao. Trung tâm chỉ huy tác chiến của Lực lượng lục quân nước này đã nâng cấp độ trực chiến lên mức 2. Ngoài ra, quân đội cũng đã ra lệnh cho tất cả các đơn vị gửi báo cáo hàng ngày tới các trung tâm chỉ huy.
Theo khampha
Thảm sát tại Ai Cập: Vì đâu nên nỗi? 638 người chết và hơn 3.700 người bị thương chỉ trong một ngày cưỡng chế. Thêm gần 1.500 người thương vong trong ngày dẹp loạn thứ hai, có sự tham gia của tăng thiết giáp và đạn thật. Vì đâu Ai Cập bị đẩy vào vòng vòng xoáy xung đột vô định hiện nay. Dưới sức mạnh của bàn tay thép do quân...