Ý đồ Mỹ khi mua “quan tài bay” MiG-21
Công ty Draken International của Mỹ vừa mua 25 chiếc tiêm kích MiG-21, vốn được mệnh danh là “ quan tài bay”. Dự kiến, đây sẽ là quân xanh trong huấn luyện của quân đội Mỹ.
Thông báo của Draken International cho biết 25 chiếc MiG-21 này được mua từ Ba Lan.
Những chiếc này sẽ bổ sung vào “bộ sưu tập” những chiếc cùng loại do Liên Xô sản xuất mà công ty đang sở hữu như MiG-21UM và MiG-21Bison.
Tiêm kích MiG-21 của Romania
Số MiG-21 vừa mua về sẽ đáp ứng nhu cầu của Bộ Quốc phòng Mỹ với mục đích làm đối phương giả định trong các cuộc tập trận cũng như sử dụng trong các trường huấn luyện phi công ở Bắc Mỹ.
Hiện nay, Draken International đang sở hữu trên 50 máy bay các loại, trong đó có cả cường kích A-4K Skyhawk, máy bay huấn luyện MB-339CB và L-39 Albatros.
Draken International có trụ sở tại Lakeland, bang Florida là nhà cung cấp dịch vụ hàng không hàng đầu ở Mỹ cho cả khách hàng quân sự và dân sự. Công ty này cung cấp các dịch vụ từ nghiên cứu, thử nghiệm cho tới hỗ trợ tác chiến điện tử, đào tạo bay, nạp nhiên liệu trên không…
MiG-21 thuộc sở hữu của công ty Draken International
CEO của công ty, ông Jared Isaacman nói: “Chúng tôi rất muốn mua bổ sung những chiếc MiG-21 cho phi đội máy bay chiến thuật hiện nay. Với hàng nghìn chiếc vẫn đang hoạt động trên thế giới, chúng tôi có thể khai thác và duy trì những chiếc tiêm kích phổ biến này một cách an toàn và chi phí hiệu quả.
MiG-21 là mẫu máy bay tuyệt vời để nghiên cứu phát triển và được các trường đào tạo phi công thử nghiệm ở Bắc Mỹ ưa thích.
Đối với việc xây dựng mối đe dọa của đối phương giả định thì loại máy bay này chính là những gì mà các nhà khai thác muốn có cho môi trường huấn luyện. Chúng tôi có thể đưa ra một kịch bản với đa dạng thành phần cho các cuộc tập trận quy mô”.
Video đang HOT
Ở Mỹ hiện có 44 chiếc MiG-21 thuộc sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu nhiều nhất chính là Draken International. Các cá nhân và công ty Mỹ mua lại MiG-21 từ Nga hoặc các nước khác với mức giá khoảng 450.000 USD mỗi chiếc.
MiG-21 của Ba Lan
MiG-21 được mệnh danh là “ quan tài bay” vì loại máy bay này thường xuyên gặp tai nạn và khiến nhiều phi công thiệt mạng.
Trong giai đoạn 1959-1985, đã có tất cả 11.496 chiếc MiG-21 được sản xuất, trong đó có 10.645 chiếc tại Liên Xô, 657 chiếc tại Ấn Độ và 194 chiếc tại Tiệp Khắc.
Đây cũng là mẫu máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất sau Thế chiến II.
MiG-21 đã được trên 50 nước trên thế giới sử dụng và hiện vẫn còn hoạt động tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam. MiG-21 từng được Không quân Việt Nam sử dụng bắn rơi pháo đài bay B-52 trong các năm 1971 và 1972.
Trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ cũng từng phải xây dựng một chương trình huấn luyện đặc biệt đào tạo phi công tác chiến chống lại những chiếc MiG-17 và MiG-21 của Việt Nam.
Khi đó, người Mỹ đã sử dụng những máy bay có tốc độ cận âm như A-4 Skyhawk và F-5 Tiger II để thực hiện công việc này. MiG-21 là tiêm kích có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 2M.
MiG-21 của Không quân Việt Nam
Nga hiện tiến hành nâng những chiếc MiG-21 lên tiêu chuẩn MiG-21-93. Những chiếc MiG-21 sẽ được lắp đặt hệ thống điện tử hàng không mới như radar xung doppler Kopyo được sử dụng trên MiG-29.
Radar này cho phép máy bay sử dụng hỏa lực ở phạm vi lớn hơn với những vũ khí hiện đại hơn như tên lửa không đối không Vympel R-77.
Hệ thống điện tử hàng không mới cũng tăng cường khả năng sống sót của máy bay cũng như tăng năng lực giao chiến với máy bay chiến đấu đối phương.
Những đặc tính năng cấp khác bap gồm lắp đặt một HUD hai màn hiển thị, mũ hiển thị mục tiêu trước mặt cho phi công, và hệ thống điều khiển bay tiên tiến.
Ngoài ra, một trong những quốc gia đáng chú ý khác đang sử dụng MiG-21 là Syria. Không quân của quốc gia Trung Đông này hiện có 176 chiếc MiG-21 và là lực lượng không quân đáng gờm trong trường hợp Mỹ và đồng minh quyết định tấn công can thiệp.
Theo Báo Đất Việt
Kết bi thảm của "tướng cướp" viết hàng tá thư tình cho luật sư
Năm 1973, khi nữ luật sư trẻ đẹp Martine Malinbaum đứng ra bảo vệ cho một phạm nhân được mệnh danh là "Kẻ thù số 1" của công chúng Pháp bị truy tố vì tội bắn bị thương một cảnh sát đang thi hành nhiệm vụ, cô mới 26 tuổi... Kết thúc vụ án, phạm nhân vào trại với nỗi vấn vương nữ luật sư trẻ đẹp. Tuy nhiên, cuộc đời phạm nhân đó lại không có được một cái kết ngọt ngào như những bức tình thư.
Những bức thư tình và kế hoạch vượt ngục âm thầm
Mặc dù phiên toà kết thúc bằng bản án 20 năm tù giam, nhưng những ngày bó gối trong nhà ngục La Sante được canh phòng cẩn mật. Gã đàn ông máu lạnh Jacques Mesrine - kẻ từng khoe hạ sát 39 nạn nhân trong cả cuộc đời phạm pháp - bỗng bị choáng ngợp bởi một tình yêu đơn phương với nữ luật sư của mình.
Jacques Mesrine khi bị bắt.
Biết rằng chẳng có bao nhiêu hy vọng nhưng Mesrine vẫn dồn cảm xúc của mình vào hơn 30 lá thư tình và nhiều bài thơ đầy dịu dàng, âu yếm để gửi cho người trong mộng của gã. Tất cả những lá thư đó đều không được trả lời và bị quên lãng suốt ba chục năm bởi chính người nhận.
Trớ trêu thay, 2 năm Jacques Mesrine miệt mài viết thư tình và cuốn hồi ký tuồn ra ngoài xuất bản lấy tiền, cũng là 2 năm hắn chuẩn bị cho một cuộc vượt ngục chấn động thế giới. Ngày 8/5/1978, Mesrine cùng với hai bạn tù đã đánh cắp được chìa khóa xà lim, đào thoát ra ngoài và vượt qua được bức tường thành cao 14 mét bao quanh La Sante. Bộ ba của Mesrine trở thành những kẻ đầu tiên thoát khỏi nhà ngục kiên cố nhất nước Pháp được xây dựng từ năm 1867.
Chỉ vài tuần sau đó, Mesrine với bạn tù cùng vượt ngục Franoise Besse đánh cướp một casino ở Deauville, gây thương tích nặng cho hai khách chơi bài, trong đó có một phụ nữ người Anh. Tiếp theo Mesrine và Besse thực hiện hàng loạt những vụ cướp táo tợn khác.
Ngày 4/8/1978, trong lúc cảnh sát đang lùng sục hắn, Mesrine trả lời phỏng vấn của tạp chí Paris Match và đe dọa giết chết hay bắt cóc Bộ trưởng Nội vụ Pháp Alain Peyrefitte.
Trong tháng 11/1978, Mesrine lập kế hoạch bắt cóc viên thẩm phán đã xét xử hắn ta trong nhà tù Santé nhưng thất bại. Tháng 6/1979, bất chấp mọi nỗ lực truy lùng ráo riết của cảnh sát trên toàn nước Pháp, Mesrine vẫn bắt cóc thành công một nhà triệu phú và bỏ túi được món tiền chuộc 6 triệu france.
Cuộc truy bắt trên đường phố
Tuy nhiên, số phận không mãi mỉm cười với tên tướng cướp được coi là Robin Hood hiện đại của nước Pháp. Hôm 2/11/1979 cảnh sát được mật báo cho biết Mesrine đang sống cùng với bạn gái mới Sylvia Jeanjacquot ở vùng ven đô Porte de Clignancourt và đang chuẩn bị lái xe đến Normandy. 15 chiếc xe và 50 cảnh sát được huy động để bám theo.
Đó là một chiều thứ Sáu, hàng ngàn chiếc xe hơi của dân Paris cắn đuôi nhau đổ về phía Normandy để tranh thù kỳ nghỉ cuối tuần. Một chiếc xe tải phủ bạt chạy theo xe của Mesrine, lúc nó vượt lên trước, lúc bám đuôi.
Khi đoàn xe bị kẹt lại, chiếc xe tải đỗ chặn trước xe của Mesrine, 4 viên cảnh sát vén bạt nhảy xuống xả súng vào kính trước xe của Mesrine. Họ đã bắn 52 viên đạn, 14 viên trong số đó găm vào đầu và ngực hắn lúc này đã hóa trang nhờ một bộ râu tóc giả. Mesrine gục chết ngay sau tay lái, Sylvia Jeanjacquot bị mất một mắt, con chó của Sylvia đang ngồi trong lòng chủ cũng tan xác.
Dư luận thời đó đã trút sự giận dữ về phía cảnh sát vì cho rằng họ đã tìm cách phục kích để cố tình giết Mesrine, chứ không muốn bắt hắn đem ra tòa xét xử. Tổng thống Pháp Valéry Giscard d'Estaing cũng phải hứng chịu búa rìu dư luận khi báo chí đăng tải câu nói của ông với Bộ trưởng Nội vụ Christian Bonnet ít ngày trước khi Mesrine bị bắn chết : "Chúng ta phải kết liễu hắn thôi".
Vây bắt hay hành quyết?
Trong những thập niên sau đó, cảnh sát trưởng đặc biệt Robert Broussard - người chỉ huy tiêu diệt Mesrine - bị mang tiếng là "kẻ giết người" mãi cho tới khi ông công bố cuốn hồi ký của mình vào năm 1997. Broussard khẳng định người của ông đã cảnh báo Mesrine yêu cầu hắn ngồi yên nhưng sau đó họ buộc phải nổ súng vì thấy hắn cúi người xuống dường như để lấy cái gì đó dưới sàn xe chứ không chịu giơ tay lên.
Mesrine không có cơ hội ra tay trước cảnh sát như hắn từng nhiều lần cảnh cáo công khai trong các cuộc phỏng vấn của báo chí, nhưng cảnh sát phát hiện trong xe hắn có 2 qủa lựu đạn tự chế và một khẩu súng lục Browning.Trong căn hộ của hắn, cảnh sát tìm thấy nhiều vũ khí và một băng ghi âm dành cho Sylvia, theo đó khi nào cô ta nghe được băng tiếng này thì có nghĩa là cảnh sát đã nhanh tay nhả cò hơn hắn.
Chỉ 10 ngày sau khi Mesrine bị bắn hạ, Martine Malinbaum với tư cách là luật sư của mẹ và cô con gái 14 tuổi của hắn đã đệ đơn kiện cảnh sát "ám hại" con và cha họ. Malinbaum theo đuổi vụ án này suốt 30 năm nay. Trong ngần ấy năm, hồ sơ đã lần lượt qua tay 10 quan tòa. Hồ sơ được mở lại lần cuối vào năm 2000 và sau 4 năm tất bật vất vả quan tòa Baudouin Thouvenot tuyên bố bác khiếu nại của gia đình Mesrine và khẳng định cảnh sát không hề dự định giết hắn theo kế hoạch định trước.
Năm 2001 bốn viên cảnh sát xả súng vào Mesrine đã khai lại với quan tòa Helene Sotte hoàn cảnh buộc họ phải nổ súng. Dường như vụ bắt "kẻ thù số 1" của công chúng Pháp mang mùi chính trị, có liên quan tới những cấp cao nhất của chính quyền.
Mặc dù các cảnh sát viên tham gia truy lùng Mesrine quả quyết họ không nhận được lệnh từ trước rằng phải bắn hắn nhưng những lời khai có phần nào mâu thuẫn với nhau đã không thỏa mãn được Malinbaum.
Đặc biệt, bà vẫn tin vào một số nhân chứng khác cho rằng bốn viên cảnh sát đã nổ súng vào xe của Mesrine mà không hề cảnh báo trước. Bà vẫn cho rằng việc Mesrine bị bắn "giống một vụ hành quyết hơn là một cuộc vây bắt". Không thỏa mãn với phán quyết của Tòa án Pháp, luật sư Malinbaum hy vọng sẽ đưa vụ này ra trước tòa án nhân quyền châu Âu.
Theo Pháp luật Việt Nam
Mẹ ướp xác con 18 năm bằng rượu vodka Một bà mẹ ở Gruzia (một quốc gia nằm ở phía bờ đông Biển Đen) đã dùng rượu vodka để lưu xác con trai bà trong suốt 18 năm trời. Tờ Huffington Post của Mỹ đưa tin, sau khi cậu thanh niên Joni Bakaradze qua đời ở tuổi 22, gia đình cậu đã quyết định không chôn cất cậu. Mẹ của Joni, bà...