Ý đồ liên bang của người Kurd bị phản ứng đồng loạt
Ba khu vực do người Kurd kiểm soát ở miền Bắc Syria hôm 17-3 đã đồng ý thiết lập Hệ thống dân chủ liên bang của Rojava – miền Bắc Syria sau một cuộc họp tổ chức ở thị trấn Rmeilan, tỉnh Hasaka.
Theo hãng tin Reuters, Rojava là tên gọi của người Kurd ở miền Bắc Syria. Các quan chức tham dự cuộc họp cho biết họ sẽ tiến tới việc bầu lãnh đạo chung của 3 khu vực cùng một ủy ban gồm 31 thành viên, trong đó sẽ chuẩn bị “tầm nhìn chính trị và pháp lý” cho hệ thống trong vòng 6 tháng.
Mục đích của hệ thống liên bang nói trên, theo tài liệu được công bố tại cuộc họp, là để “thiết lập khu vực tự trị dân chủ… trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, y tế, giáo dục, quốc phòng và văn hóa”.
Người Kurd thảo luận hệ thống liên bang tại cuộc họp tổ chức ở thị trấn Rmeilan, tỉnh Hasaka hôm 16-3. Ảnh: REUTERS
Cả chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ đều phản ứng mạnh mẽ trước thông tin trên. Động thái trên được đánh giá có thể làm phức tạp thêm cuộc hòa đàm do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn.
Video đang HOT
Hãng tin SANA dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Syria cho biết: “Thông báo không có giá trị pháp lý cũng như không có bất kỳ tác động nào về pháp lý, chính trị, xã hội hoặc kinh tế nếu nó không phản ánh ý chí của toàn bộ người dân Syria”.
Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh: “Syria vẫn phải là một nhà nước duy nhất không thể bị suy yếu. Người dân Syria phải quyết định về tương lai của mình bằng thỏa thuận và hiến pháp. Bất cứ hành động đơn phương nào cũng làm tổn hại đến sự thống nhất của Syria”.
Ngay cả Washington cũng không hài lòng mặc dù vốn ủng hộ các chiến binh người Kurd – lực lượng đã giúp liên quân Mỹ chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hiệu quả trên mặt đất.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nói: “Chúng tôi không hỗ trợ khu vực bán tự trị hoặc tự quản bên trong Syria. Những gì chúng tôi muốn thấy là sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Syria với một chính phủ không do ông Bashar al-Assad dẫn dắt. Toàn vẹn, thống nhất, không giáo phái, đó là mục tiêu”.
Cũng trong ngày 17-3, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Syria Staffan de Mistura thừa nhận vẫn còn khoảng cách đáng kể giữa các bên tham gia cuộc đàm phán hòa bình tại Geneva – Thụy Sĩ.
Song song đó, ông khẳng định “sẽ không có cuộc thảo luận về thể chế liên bangcho Syria” trong bối cảnh người Kurd muốn lập vùng tự quản ở miền Bắc nước này.
P.Nghĩa (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Quan chức Nga cảnh báo: Thổ Nhĩ Kỳ phải chấm dứt pháo kích vào Syria
Đầu tháng 3 này, quân đội Nga đã tuyên bố cảnh báo rằng Ankara phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các vụ việc mang tính chất thù địch tại tỉnh Aleppo và Idlib.
Thứ trưởng ngoại giao Nga Gennady Gatilov.
Truyền thông Nga ngày 12/3 đưa tin cho biết, Thứ trưởng ngoại giao Nga Gennady Gatilov đã lên tiếng cảnh báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ hãy chấm dứt hoạt động pháo kích, tấn công vào các vị trí của người Kurd ở Syria để tránh tổn hại đến các cuộc đàm phán vì hoàn bình đang được xúc tiến tại quốc gia này.
Thứ trưởng ngoại giao Nga Gennady Gatilov nói rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd ở Syria, tài trợ, vận chuyển vũ khí cho các phiến quân ở Syria qua khu vực biên giới buộc phải chấm dứt để tạo bầu không khí hợp tác cho các cuộc đàm phán vì hòa bình tại Syria.
Chấm dứt các hành động trên từ phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng đóng góp cho việc thực thi lệnh ngừng bắn đang được áp dụng ở quốc gia Trung Đông này - quan chức ngoại giao Nga cho hay.
Báo chí Nga cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện các chiến dịch pháo kích nhằm vào các đơn vị của người Kurd (YPG) ở miền Bắc Syria, đặc biệt là tại các khu vực giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn sự lớn mạnh của người Kurd trong cuộc chiến chống khủng bố và giành giật địa bàn.
Ankara luôn coi YPG là đồng minh của tổ chức Công nhân người Kurd (PKK) - phong trào đòi li khai đang phát triển rất mạnh ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Đầu tháng 3 này, quân đội Nga đã tuyên bố cảnh báo rằng Ankara phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các vụ việc mang tính chất thù địch tại tỉnh Aleppo và Idlib sau khi Moscow phát hiện ra việc Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp vũ khí cho các phần tử phiến quân khủng bố và tiến hành pháo kích vào người Kurd ở miền Bắc Syria.
Trong khi đó, người Kurd ở miền Bắc Syria từng nhiều lần tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp vũ khí cho khủng bố, cho phép những phần tử cực đoan qua lại tự do ở biên giới nước này.
Hòa Bình
Theo_Người Đưa Tin
Người Kurd ở Syria thành lập chính quyền: Ly khai để giữ thế Người Kurd ở miền bắc Syria đã cùng nhau thành lập một thực thể chính quyền mới, chưa hẳn là một nhà nước riêng biệt, nhưng là một hệ thống chính quyền liên bang dân chủ. Các chiến binh người Kurd ở Syria - Ảnh: AFP Trong thực chất, đây là bước đầu tiên của quá trình ly khai ra khỏi khuôn khổ...