Ý đồ của Trung Quốc khi giữ xe thiết giáp Singapore ở Hong Kong
Việc giữ lô xe thiết giáp Singapore ở Hong Kong có thể là đòn trừng phạt của Trung Quốc đối với xu hướng trở thành đồng minh với Mỹ của đảo quốc.
9 xe thiết giáp Terrex đang bị giữ tại Hong Kong. Ảnh: Fox News.
Chính phủ Singapore đang tìm cách thu hồi 9 xe thiết giáp chở quân (APC) Terrex đang bị giữ tại Hong Kong, sau khi chúng trở về từ cuộc tập trận tại Đài Loan cách đây một tuần.
SCMP cho hay chính Trung Quốc đã báo tin cho các nhân viên hải quan ở đặc khu hành chính Hong Kong kiểm tra và thu giữ số xe thiết giáp được chở bằng đường biển này vào hôm 23/11.
Cây bút Katie Hunt của CNN cho rằng hành động này của Trung Quốc là sự “khiển trách công khai bất thường” đối với Singapore.
“Trung Quốc phản đối bất cứ quốc gia có thiết lập quan hệ ngoại giao nào thực hiện các hoạt động trao đổi và hợp tác chính thức, kể cả về mặt quân sự, với Đài Loan. Chúng tôi hối thúc chính phủ Singapore giữ lời hứa về nguyên tắc Một Trung Quốc”, Geng Shuang, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố hôm thứ hai.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết 9 xe thiết giáp Terrex trên được dùng trong hoạt động huấn luyện quân sự thường kỳ tại đảo Đài Loan, sau đó được đưa về nước bằng tàu vận tải thương mại và không chở theo đạn dược. Ông cũng nói thêm rằng Singapore đã đóng vai trò tích cực trong việc cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan.
Singapore tỏ ý hy vọng Trung Quốc sẽ làm rõ nguyên nhân giữ các xe APC trong cuộc họp giữa quan chức Hong Kong và hãng vận tải APL.
Tuy nhiên, đến ngày 29/11, truyền thông Trung Quốc đề xuất tịch thu và nung chảy toàn bộ 9 xe Terrex của Singapore. Người đứng đầu lực lượng vũ trang Đài Loan từ chối bình luận về vụ việc với lý do các xe thiết giáp này không thuộc về họ.
Video đang HOT
Terrex là xe thiết giáp hiện đại nhất của quân đội Singapore. Ảnh: Wikipedia.
Đòn trừng phạt
Các chuyên gia phân tích cho rằng việc Singapore tổ chức diễn tập trên đảo Đài Loan không phải là nguyên nhân trực tiếp khiến Trung Quốc tức giận và giữ số xe thiết giáp của họ ở Hong Kong.
Zhang Baohui, giáo sư khoa học chính trị tại đại học Lingnan, Hong Kong, cho rằng Singapore có nhiều thỏa thuận quân sự công khai với Đài Loan. Quân đội Singapore cũng đã nhiều lần tổ chức diễn tập trên đảo Đài Loan do thiếu đất làm thao trường trong nước.
“Tôi không nghĩ Trung Quốc đưa ra lời cảnh báo với Singapore vì lý do này. Vấn đề thực sự là Trung Quốc cho rằng Singapore đã trở thành một đồng minh tiềm năng của Mỹ. Trong bối cảnh quan hệ xấu đi, đó có thể là chiến thuật để Trung Quốc dạy cho Singapore một bài học, đồng thời thể hiện sự không hài lòng của họ”, ông Zang nói.
Singapore gần đây đã tăng cường liên kết quân sự với Mỹ, cũng như thể hiện quan điểm cứng rắn trong vấn đề Biển Đông, hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết do Tòa Trọng tài đưa ra bác bỏ “đường lưỡi bò” phi lý mà Bắc Kinh đơn phương vẽ ra trên vùng biển này.
Singapore cũng là thành viên ủng hộ tích cực Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với sự tham gia của Mỹ và 11 nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhưng không có Trung Quốc. Bắc Kinh coi TPP là một nỗ lực của Washington nhằm kiềm chế ảnh hưởng của nước này trong khu vực.
Yvonne Chiu, giảng viên tại Đại học Hong Kong, cho rằng quan hệ giữa Trung Quốc với Singapore đang xấu đi, cũng giống như với nhiều nước láng giềng trong khu vực. Vai trò của Singapore trên trường quốc tế đang làm ảnh hưởng tới lợi ích của Trung Quốc, cũng như các hoạt động trong tầm ảnh hưởng địa chính trị của Bắc Kinh.
Đây cũng có thể là lời cảnh báo được Trung Quốc phát đi cho người đứng đầu chính quyền Đài Loan Thái Anh Văn. Hòn đảo này đang tìm cách giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, cũng như phát triển quan hệ chặt chẽ hơn với các quốc gia Đông Nam Á theo chính sách “nam tiến”. Singapore là đối tác duy nhất ở Đông Nam Á có thỏa thuận thương mại với Đài Loan.
“Có vẻ như Bắc Kinh cảm thấy phải mạnh tay hơn và chặn đứng những quan hệ như vậy ngay từ trứng nước”, bà Chiu nhấn mạnh.
Tử Quỳnh
Theo VNE
"Trung Quốc có cớ trả đũa Singapore vì ủng hộ luật pháp quốc tế ở Biển Đông"
Tồi tệ hơn, việc bị tạm giữ ở Hồng Kông có thể làm lộ bí mật quân sự của Singapore.
South China Morning Post ngày 24/11 đưa tin, Hồng Kông đã bị lôi kéo vào các biến động ngoại giao xung quanh vấn đề Biển Đông, sau khi tạm giữ 9 xe bọc thép Singapore được vận chuyển từ Đài Loan về trên một con tàu container.
Hải quan cảng container Kwai Chung chiều thứ Tư 24/11 đã tạm giữ 9 chiếc xe bọc thép này đúng thời điểm quan hệ ngoại giao Singapore - Trung Quốc đang nguội lạnh, sau khi quốc đảo ủng hộ Phán quyết Trọng tài 12/7 về vụ kiện Biển Đông.
Đêm qua Bộ Quốc phòng Singapore xác nhận quyền sở hữu 9 chiếc xe bọc thép 8 bánh và kêu gọi Hồng Kông khẩn trương trả lại. Cơ quan này cho rằng, đây chỉ là một yêu cầu kiểm tra định kỳ của hải quan Hồng Kông.
Một trong số 9 xe bọc thép của quân đội Singapore bị hải quan Hồng Kông tạm giữ, ảnh: SCMP.
Bộ Quốc phòng Singapore cho hay, các xe bọc thép Terrex ICV đã được sử dụng bởi lực lượng vũ trang Singapore trong các hoạt động huấn luyện thường xuyên ở nước ngoài, sau đó vận chuyển về nước thông qua các phương tiện vận tải thương mại.
Chính quyền Singapore đã liên lạc với hải quan Hồng Kông và mong muốn lô hàng này nhanh chóng quay trở lại Singapore.
Tuy nhiên, có nguồn tin nói với báo chí rằng, các nhà chức trách Singapore sẽ cần phải liên hệ với Bộ Ngoại giao Trung Quốc để đảm bảo sự trở lại của những chiếc xe bọc thép này.
9 chiếc xe bọc thép phủ bạt là "mặt hàng chiến lược" bị tạm giữ lớn nhất ở Hồng Kông trong hai thập kỷ qua. Cảnh sát đã đến rà soát chất nổ, nhưng không tìm thấy.
Nguồn tin cho hay, điều tra ban đầu cho thấy 9 chiếc xe bọc thép là của Singapore và đang trên đường trở về từ Đài Loan.
Theo luật lệ Hồng Kông, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất hoặc trung chuyển một mặt hàng chiến lược phải có giấy phép. Hình phạt đối đa của những hành vi nêu trên không có giấy phép là một khoản tiền phạt "không giới hạn" và 7 năm tù.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đài Loan xác nhận, 9 chiếc xe bọc thép này không thuộc sở hữu của Đài Loan.
Chuyên gia quân sự Macao, Antony Wong Dong cho rằng, các xe bọc thép AV-81 của Singapore có thể đã tham gia một cuộc tập trận chung ở Đài Loan. Đây là loại xe quân sự tiên tiến nhất của Singapore và vụ việc có thể là cái cớ cho một lời quở trách nặng nề từ Bắc Kinh.
"Singapore có thể sẽ gặp rắc rối lớn vào thời gian này, vì Bắc Kinh có thể lợi dụng cơ hội này để gây khó dễ, trả thù lập trường của Singapore về Biển Đông", ông Antony Wong Dong bình luận.
"Tồi tệ hơn, việc bị tạm giữ ở Hồng Kông có thể làm lộ bí mật quân sự của Singapore, bao gồm cả hệ thống thông tin liên lạc với quân đội Đài Loan", Antony Wong Dong nhận định.
Trương Bảo Huy, một giáo sư khoa học chính trị, Đại học Kỵ Nam, Hồng Kông cho rằng, vấn đề này sẽ là phép thử của mối quan hệ giữa Trung Quốc với Singapore:
"Rõ ràng đây chỉ là một hoạt động nghiệp vụ của hải quan, nhưng Cục Hải quan và Cục Thuế Hồng Kông không thể tự xử lý mà phải báo cáo với Bắc Kinh vì đó là mặt hàng quân sự.
Nếu Bắc Kinh bật đèn xanh để cho tàu container quá cảnh, quan hệ Trung Quốc - Singapore sẽ cải thiện. Nếu không, nó sẽ trở thành một vấn đề chính trị phức tạp".
Tháng 9 và tháng 10 năm 2010, một xe tăng hạng nhẹ K-21 và một xe bọc thép đã bị tạm giữ tại Hồng Kông trên đường trở về Hàn Quốc từ cuộc triển lãm ở Saudi Arabia. Seoul chỉ lấy lại được 2 xe quân sự này khi làm việc với Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Theo Giáo Dục
Việt Nam, Singapore tăng cường hợp tác quốc phòng Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và người đồng cấp Singapore Ng Eng Hen nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng tương xứng với tiềm năng và mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và người đồng cấp Singapore Ng Eng Hen. Ảnh: Quân đội nhân dân. Bộ trưởng Quốc phòng...