Ý đồ của Trung Quốc khi điều tàu chiến qua vùng biển Nhật
Qua việc 7 tàu chiến Trung Quốc đi qua vùng biển tiếp giáp lãnh hải Nhật Bản hôm 16.10, có thể nói đây là hành động thị uy đối với Nhật Bản. Đồng thời, Trung Quốc có ý đồ buộc Mỹ phải đối phó với việc “tác chiến hai mặt chính”.
Tàu hải giám Trung Quốc trong vùng biển gần Điếu Ngư/Senkaku
Theo báo Sankei, Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 16.10 đã thông báo về việc 7 tàu chiến Trung Quốc- trong đó có tàu khu trục tên lửa- đã đi qua vùng biển tiếp giáp lãnh hải Nhật Bản giữa đảo Nishi Omotejima và đảo Yonaguni của tỉnh Okinawa từ sáng đến chiều cùng ngày.
Đoàn tàu chiến đã vượt qua đường ranh giới biển Nhật-Trung ở cách đảo Uotsuri thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 80km và tiến về phía tây bắc, chứ không chạy vào vùng biển tiếp giáp quần đảo tranh chấp.
Đây là lần đầu tiên tàu chiến Trung Quốc đi qua vùng biển này. 7 tàu chiến này đã đi từ vùng biển Hoa Nam ở ngoài khơi Philippines.
Video đang HOT
Vụ trưởng Vụ Châu Á – Châu Đại Dương, Bộ Ngoại giao Nhật Bản Sugiyama ngày 16.10 đã điện đàm với Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc Hàn Chí Cường và “yêu cầu ứng xử phù hợp hướng tới đại cục quan hệ Nhật-Trung”.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã bình luận rằng “đây là cuộc huấn luyện thông thường, chính đáng và hợp pháp”.
Trước đây, tàu chiến Trung Quốc thường lấy vùng biển giữa đảo Miyako và đảo chính Okinawa là cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương, nhưng đây là lần đầu tiên đoàn tàu chiến Trung Quốc đi qua vùng biển hẹp hơn giữa đảo Nishi Omotejima và đảo Yonaguni. Đoàn tàu chiến cũng tiếp cận vùng biển tiếp giáp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và có thể nói đây là hành động thị uy, đáp lại việc Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo này.
Ngoài ra, có thể thấy ý đồ của Trung Quốc khi đi bằng tuyến đường gần quần đảo Senkaku là nhằm buộc Mỹ phải đối phó với việc “tác chiến hai mặt chính.”
Một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn cho rằng, mục đích của Trung Quốc là nhằm “kiềm chế tàu sân bay Mỹ”. Hạm đội 7 Mỹ ngày 2.10 thông báo sẽ triển khai 2 tàu sân bay George Washington và John C. Stennis tại tây Thái Bình Dương. Để đối kháng, Trung Quốc đã cử 7 tàu chiến này ra Thái Bình Dương.
Đoàn tàu chiến này ngày 16.10 đã đi từ vùng biển ngoài khơi Philippines ở biển Hoa Nam, đi qua eo biển Ruzon. Sau khi tới Thái Bình Dương, tiến theo hướng bắc, đoàn tàu chiến này hướng tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Mục đích nhằm phô diễn khả năng hàng hải trên một vùng biển rộng lớn từ biển Hoa Nam, Thái Bình Dương cho đến biển Hoa Đông.
Như vậy, với việc hải quân Trung Quốc thể hiện khả năng tác chiến trên vùng biển rộng lớn này, quân Mỹ đã không tránh khỏi bị phân tán lực lượng chiến đấu.
Hải quân Trung Quốc đã tiến hành huấn luyện viễn dương từ năm 2008, nhưng không dừng lại mà sẽ tiếp tục “bình thường hóa” hành động kiềm chế hải quân Mỹ. Lần này, phía Trung Quốc đã giải thích rằng họ đi như vậy để tránh bão chứ không có ý đồ đến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, việc đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với danh nghĩa tránh bão, hợp pháp hóa hành động đổ bộ lên quần đảo “từ quan điểm nhân đạo” cũng là một kịch bản chiếm đảo của Trung Quốc.
Báo Sankei cho rằng, trước hành động thị uy không từ bỏ ý đồ sử dụng vũ lực của Trung Quốc, Nhật Bản cần phải tăng cường cảnh giác và chuẩn bị sẵn sàng trước mối đe dọa đó. Chính phủ Nhật Bản cần gấp rút tăng cường phòng vệ quần đảo phía tây nam, bảo vệ vững chắc lãnh thổ, lãnh hải của mình. Để kiềm chế hành động của Trung Quốc, việc hợp tác với quân Mỹ tăng cường năng lực đối phó chung cũng có ý nghĩa to lớn.
Theo laodong
Trung Quốc tập trận ở biển Hoa Đông
Quân đội Trung Quốc hôm nay tiến hành trập trận hải quân trên biển Hoa Đông, trong bối cảnh căng thẳng với Nhật Bản xung quanh tranh chấp đảo chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Một cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc trên biển Hoa Đông trước đây. Ảnh minh họa: Chinamil
"Cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng đối phó với những nhiệm vụ khẩn cấp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải", Xinhua hôm qua dẫn lời một tuyên bố của Hải quân Trung Quốc cho hay.
Bên cạnh các tàu hải quân, cuộc tập trận hôm nay tại biển Hoa Đông còn bao gồm những tàu của Cơ quan Hải giám và Cục Ngư chính. Theo tuyên bố của hải quân nước này, cả hai loại tàu đều đã bị "các tàu nước ngoài bám đuổi, quấy rối, thậm chí cố tình gây trở ngại".
Trung Quốc và Nhật Bản đều có những tuyên bố chủ quyền cứng rắn đối với chuỗi đảo do Nhật Bản quản lý mang tên Senkaku/Điếu Ngư. Tranh chấp này đã gây ra những hậu quả về mặt kinh tế lẫn ngoại giao.
Bắc Kinh đã cử tàu hải giám và tàu ngư chính đến khu vực gần đảo tranh chấp trong những tuần gần đây giữa lúc căng thẳng leo thang. Một đội tàu nhỏ của hải quân Trung Quốc hôm 17/10 còn đi qua gần vùng biển được quốc tế công nhận là thuộc lãnh thổ Nhật Bản.
Căng thẳng bùng phát hồi tháng 8 sau khi các nhà dân tộc chủ nghĩa hai nước đặt chân lên chuỗi đảo và Nhật Bản sau đó quốc hữu hóa một số đảo. Người dân Trung Quốc đã thực hiện những cuộc biểu tình lớn ở nhiều thành phố, buộc các công ty Nhật phải ngừng hay giảm hoạt động, đồng thời, một số sự kiện, chuyến bay liên quan đến hai bên đều bị hủy.
Một thông tin trong tuần này cho hay Nhật Bản và Mỹ cũng đang cân nhắc tập trập chung với kịch bản chiếm lại đảo từ lực lượng nước ngoài. Jiji Press và Kyododẫn lời các nguồn tin giấu tên cho biết cuộc diễn tập nằm trong khuôn khổ một cuộc tập trận chung quy mô lớn diễn ra đầu tháng 11, và sẽ diễn ra tại một hòn đảo không người sinh sống ở Okinawa.
Theo VNE
Nhật - Trung tìm lối thoát tranh chấp đảo Mặc dù vẫn chưa thu hẹp được bất đồng liên quan đến cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông nhưng các quan chức chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì liên lạc song phương. Các tàu chiến và máy bay Nhật Bản tham gia cuộc phô diễn...