Ý đồ của Mỹ khi áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp
Mỹ tuyên bố điều tàu áp sát khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên Biển Đông, động thái phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Mục tiêu của Mỹ
Hải quân Mỹ được cho là đang chuẩn bị tiến hành các hoạt động đảm bảo “tự do hàng hải”, bao gồm việc điều tàu mặt nước đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng khẳng định quyền đi lại và bay qua những khu vực mà luật pháp quốc tế cho phép và Biển Đông không phải ngoại lệ, The Diplomat đưa tin.
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói rõ: “Nếu chúng ta tiếp tục hạn chế hải quân đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên Biển Đông, đó là một sai lầm nguy hiểm, gián tiếp thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh xung quanh các đảo nhân tạo”.
Nhiều báo cáo cũng cho rằng, việc Mỹ không tiến vào các khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo của Trung Quốc có thể bị hiểu nhầm rằng Washington mặc nhiên công nhận yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh. Ngược lại, việc điều chiến hạm áp sát các đảo sẽ là tiếng nói phản đối rõ ràng nhất từ phía Mỹ đồng thời nâng cao nhận thức của thế giới với những gì Trung Quốc đang tiến hành trên vùng biển huyết mạch của hàng hải thế giới.
Đáp lại tuyên bố của Mỹ, bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ngang nhiên cho rằng: “Chúng tôi không thể tha thứ cho việc xâm phạm lãnh hải và không phận của Trung Quốc thông qua việc viện cớ ‘duy trì tự do hàng hải và hàng không’. Trung Quốc ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông nhưng sự tự do chắc chắn không đồng nghĩa với việc điều tàu và máy bay xâm nhập lãnh hải và không phận Trung Quốc theo ý muốn”.
Tàu chiến của Mỹ neo đậu tại Vịnh Subic của Philippines. Ảnh minh họa: Reuters
Video đang HOT
Tuy nhiên, Bắc Kinh không đề cập cụ thể tới vùng lãnh hải xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp trên Biển Đông. Nó tạo ra sự mơ hồ, điều vốn tồn tại trong yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh trên Biển Đông thông qua cái gọi là đường 9 đoạn.
Một trong những mục tiêu khác của Mỹ là buộc chính phủ Trung Quốc đưa ra những tuyên bố rõ ràng dựa theo các quy tắc của Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS), từ đó yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp theo những quy ước bắt buộc mà họ đã ký kết. Khi đòi hỏi của Mỹ nhằm buộc Bắc Kinh làm sáng tỏ chính sách lãnh thổ chưa được đáp ứng, các hoạt động đảm bảo tự do hàng hải có thể thúc đẩy mục tiêu đó.
Tuy nhiên, việc buộc Bắc Kinh nói rõ tham vọng lãnh thổ trên Biển Đông mang nhiều rủi ro, nhất là khi các quan chức Trung Quốc phải toan tính rất nhiều trước khi đưa ra những tuyên bố lãnh thổ cực đoan vì dư luận sẽ khiến họ không còn đường lui.
Mục tiêu khác của Mỹ là thực thi tự do hàng hải, điều Washington theo đuổi từ lâu nay. Mỹ nhận thấy “cần phải làm điều gì đó” trước những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi nhiều quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền. Đáp trả tuyên bố của Mỹ, những quan chức không còn làm việc cho chính phủ Trung Quốc – chẳng hạn như những sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu, cho rằng Bắc Kinh có thể sử dụng các chiến thuật nguy hiểm như đâm tàu để đuổi Mỹ.
Nhà chức trách Mỹ tin rằng chiến lược của Trung Quốc có thể thay đổi khi xảy ra “các sự kiện trên mặt nước”. Tuy nhiên, Washington cần chuẩn bị để truyền thông, chính phủ nước ngoài và dư luận không hiểu sai và bóp méo ý định của họ.
Ý nghĩa của vùng 12 hải lý
Chiến hạm Mỹ áp sát khu vực Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên Biển Đông giữa năm 2015. Ảnh: CNN
Theo UNCLOS, các quốc gia nằm ven biển có toàn quyền với vùng lãnh hải 12 hải lý kể từ đường cơ sở của bờ biển và bờ của các hòn đảo tự nhiên. Các đảo nhân tạo, bao gồm việc bồi lấp các rạn san hô vốn nằm dưới mực nước biển khi thủy triều lên, không có quyền thiết lập vùng lãnh hải 12 hải lý.
Đối với những hòn đảo được bồi lấp từ đảo tự nhiên có một phần diện tích ban đầu nổi trên mặt nước khi thủy triều đạt đỉnh, chúng có lãnh hải 12 hải lý. Tuy nhiên, các tàu nước ngoài đi qua vùng nước này được coi là quá cảnh chưa khai báo.
Trung Quốc muốn phản đối các quy định trong UNCLOS và tuyên bố các tàu Mỹ không đáp ứng quy tắc “đi qua vô hại” – cho phép các tàu đi vào vùng lãnh hải thông qua điều kiện nhất định. Bắc Kinh tự đưa ra chuẩn mực yêu cầu các tàu quân sự phải thông báo hay xin phép trước khi “đi qua vô hại”, điều không nằm trong UNCLOS.
Theo Zing News
Trung Quốc lại 'vừa ăn cướp, vừa la làng' ở Biển Đông
Trung Quốc bày tỏ thái độ tức giận trước những bình luận của Mỹ và Australia về tình hình Biển Đông hiện nay, đồng thời lớn lối chỉ trích hai nước này là "đổ thêm dầu vào lửa" vào vấn đề Biển Đông.
Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay, các Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng của hai nước Mỹ - Australia vừa kết thúc cuộc họp hai ngày ở thành phố Boston (Mỹ), trong đó bày tỏ "sự quan ngại mạnh mẽ" về hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông và yêu cầu Bắc Kinh dừng ngay các hành vi gây hấn tại vùng biển tranh chấp.
Đáp trả lại tuyên bố chung của Mỹ - Austrailia về tình hình Biển Đông hiện nay, Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia cho hay Bắc Kinh "vô cùng quan ngại" về những bình luận trên. Trung Quốc cũng tố cáo rằng "các bên liên quan" là "hai mặt".
Mỹ và Australia vừa đưa ra tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay việc làm căng thẳng thêm tình hình Biển Đông hiện nay
"Sẽ có ích hơn nếu họ tôn trọng cam kết của mình không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp liên quan và nỗ lực nhiều hơn để thúc đẩy hòa bình cũng như ổn định khu vực một cách đúng nghĩa, hơn là châm lửa và đổ thêm dầu vào", báo TS dẫn thông báo của Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia cho hay.
Được biết, cũng trong cuộc họp nói trên, Australia và Mỹ đã nhất trí "tăng cường hợp tác hải quân trên tất cả các lĩnh vực", đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. Khi được hỏi về khả năng tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cho biết sẽ đưa máy bay, tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép, như cách nước này làm trên khắp thế giới, và Biển Đông không và sẽ không là ngoại lệ.
Trước tình hình này, giới quan sát quốc tế nhận định, động thái trên của Washington có thể gây căng thẳng với Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông Carter cho biết đây không phải là cam kết của riêng Mỹ, mà còn được các nước trong khu vực chia sẻ. Về phần mình, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop khẳng định Washington và Canberra "không đứng về bên nào trong những tuyên bố chủ quyền", nhưng kêu gọi tất cả các bên "không hành động đơn phương, không hành động làm căng thẳng leo thang".
Đáp lại, Trung Quốc cho rằng chính Mỹ và Australia đang &'đổ thêm dầu vào lửa' ở Biển Đông
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay, tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS, Washington, Mỹ) ngày 13/10, thẩm phán Antonio Carpio, Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines, cho biết Trung Quốc đang gần như thực thi ADIZ (Vùng nhận dạng phòng không' ở Biển Đông. Lý do là bởi hiện bất kỳ máy bay Philippines nào bay qua quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông đều nhận được lời cảnh báo từ Trung Quốc thông qua điện đàm yêu cầu "tránh xa khu vực này", báo Thanh Niên đưa tin.
ADIZ được định nghĩa là vùng trời do một quốc gia tự ấn định và đòi hỏi mọi máy bay dân sự xâm nhập vùng này phải thông báo nhận dạng, vị trí và chịu sự kiểm soát của quốc gia đó. ADIZ không đồng nghĩa với không phận nhưng được xem là khu vực song hành với an ninh quốc phòng của một quốc gia. Theo lời ông Carpio, ADIZ là một phần trong kế hoạch lớn của Trung Quốc nhằm kiểm soát phi pháp toàn bộ Biển Đông và tất cả tài nguyên ở vùng biển này.
Đồng thời, Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines nhấn mạnh, những hành động của Trung Quốc trong những năm gần đây, từ quấy rối tàu cá các nước láng giềng cho đến xây đảo nhân tạo phi pháp, cho thấy Bắc Kinh muốn chiếm hết ngư trường, dầu mỏ, khí đốt, tài nguyên trong tuyên bố chủ quyền phi lý "đường lưỡi bò" của Trung Quốc nuốt trọn gần cả Biển Đông. "Kế hoạch lớn của Trung Quốc là kiểm soát toàn bộ Biển Đông cả về kinh tế lẫn quân sự", ông Carpio nhận định.
Trong khi đó, Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines tố Trung Quốc đang ngầm thực thi ADIZ ở Biển Đông
Tuy nhiên, ông Carpio thừa nhận về mặt quân sự, khả năng của Philippines để đáp trả những hành động ngang ngược của Trung Quốc khá hạn chế, bởi Trung Quốc đang sản xuất đại trà nhiều loại tàu chiến ở tốc độ nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong thời bình. "Chúng tôi rất thận trọng bởi vì đó là chiến lược của Trung Quốc. Và chúng tôi không thể chống lại Trung Quốc về mặt quân sự", ông Carpio nói. Dù vậy, ông nhấn mạnh Philippines sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện phản đối "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở tòa án quốc tế.
Theo Chất lượng Việt Nam
Cảnh giác với động thái mới của Trung Quốc tại Biển Đông Tờ Want China Times (WCT) của Đài Loan (Trung Quốc) mới đăng tải thông tin về việc Trung Quốc đại lục đang tung tiền để mời học giả từ các nơi, kể cả từ Đài Loan, nghiên cứu vấn đề tranh chấp Biển Đông, nhằm đi theo hướng bảo vệ các yêu sách chủ quyền trái với luật pháp quốc tế của Bắc...