Ý định thực sự của Tổng thống Putin trong việc thiết lập liên minh Nga – Trung?
Chuyên gia Dmitri Trenin cho rằng, ý định đằng sau phát biểu của ông Putin về liên minh Nga – Trung là Matxcơva muốn kiểm tra chính quyền ông Joe Biden tới đây.
Hôm 22/10, phát biểu trước cuộc họp các chuyên gia trong và ngoài nước về các vấn đề của Nga, Tổng thống Vladimir Putin lần đầu công khai đề cập đến khả năng hình thành một liên minh quân sự Nga – Trung. Theo ông Putin, Matxcơva không nhất thiết phải liên minh quân sự với Bắc Kinh song “trên lý thuyết, điều đó là hoàn toàn có thể”.
Nhận định về vấn đề này, trả lời phỏng vấn Nikkei Asia, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow, Dmitri Trenin – chuyên gia hàng đầu về ngoại giao của Nga với nhiều năm kinh nghiệm quân sự ở Liên Xô cũ và Nga, cho rằng Tổng thống Putin muốn gửi tín hiệu đến Mỹ, rằng Washington không nên gia tăng căng thẳng với Matxcơva và Bắc Kinh.
Chuyên gia cho rằng, ý định thật sự của gợi mở về liên minh quân sự Nga -Trung mà Tổng thống Vladimir Putin đưa ra là “đòn gió” để kiểm tra chính quyền Biden tới đây. (Ảnh: AP)
Video đang HOT
“Mặc dù Nga và Trung Quốc không có khả năng thành lập một liên minh quân sự, nhưng ông Putin muốn gửi đi tín hiệu rằng Washington nên nhận thức và thận trọng hơn trong quan hệ với Matxcơva và Bắc Kinh”, chuyên gia Dmitri Trenin cho hay.
Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow cũng cho rằng, cơ hội Mỹ cải thiện quan hệ với Nga và Trung Quốc dưới thời chính quyền Joe Biden là thấp. Ông Biden sẽ đưa ra những tuyên bố cứng rắn về các vấn đề bị Tổng thống đương nhiệm Donald Trump phớt lờ, chẳng hạn như dân chủ và nhân quyền, đồng thời “tiếp tục các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga vì nhiều lý do”. Washington sẽ yêu cầu Matxcơva nhượng bộ nhiều hơn để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Tuy nhiên, ông Dmitri Trenin cho biết, Nga và Trung Quốc khó có khả năng tiến tới một liên minh quân sự vì Matxcơva muốn là “một bên độc lập”.
“Nếu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, rõ ràng chia cắt thế giới thành hai bên. Nga sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gia nhập phe do Trung Quốc đứng đầu và thực tế rơi vào tình trạng lệ thuộc”, chuyên gia chuyên gia Dmitri Trenin nói và cho biết ” kịch bản này là hoàn toàn bất lợi cho Nga”.
Nếu ông Biden áp dụng cách tiếp cận theo hướng xoa dịu căng thẳng Mỹ – Trung, Nga sẽ ở vào vị thế khó khăn. Bởi khi đó, Mỹ và châu Âu sẽ tiếp tục gia tăng sức ép, tăng cường các lệnh trừng phạt đối với Matxcơva, trong khi Bắc Kinh sẽ cân nhắc kỹ trước khi tăng cường quan hệ với Matxcơva. Theo Dmitri Trenin, bối cảnh đó khiến “Nga sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn về cả địa chính trị và chính sách kinh tế”.
Sau khi giải quyết tranh chấp biên giới kéo dài ở Viễn Đông, Nga và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác sâu rộng trên nhiều mặt trận. Thế nhưng, chuyên gia Dmitri Trenin lưu ý, Biden coi mối quan hệ Nga – Trung là “không tự nhiên và không vững chắc”. “Tổng thống đắc cử của Mỹ nhận thức rằng Trung Quốc coi thường Nga và sử dụng quan hệ với Matxcơva để làm lợi thế cho mình” , ông Dmitri Trenin nói.
Về vấn đề quân sự, nếu quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc và giữa Mỹ và Nga tiếp tục xấu đi, thì có thể xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á. “Cạnh tranh ở châu Á có thể xảy ra vì Washington muốn duy trì ưu thế quân sự trước Matxcơva và Bắc Kinh. Mỹ sẽ dừng việc phát triển tên lửa tầm ngắn và tầm trung trong khu vực chỉ khi Trung Quốc thực sự nhượng bộ” , chuyên gia Dmitri Trenin nhận định.
Nga tiêm vaccine Covid-19 diện rộng từ tuần sau
Putin yêu cầu giới chức y tế bắt đầu triển khai tiêm vaccine Covid-19 trên diện rộng từ tuần sau, cho biết Nga đã sản xuất gần hai triệu liều Sputnik V.
"Tôi yêu cầu bà sắp xếp công việc để chúng ta bắt đầu tiêm chủng trên quy mô lớn trước cuối tuần sau", Tổng thống Putin nói với Phó thủ tướng Tatyana Golikova trong cuộc họp trực tuyến từ Novo-Ogaryovo hôm nay.
Putin nhấn mạnh giáo viên và nhân viên y tế sẽ là những người đầu tiên được tiêm vaccine. Tiêm chủng được thực hiện theo cơ sở tự nguyện và công dân Nga sẽ được tiêm miễn phí.
Tổng thống Nga Putin tham gia một buổi lễ bằng hình thức trực tuyến từ Novo-Ogaryovo ngày 2/12. Ảnh: Tass.
Nga là vùng dịch lớn thứ tư thế giới với hơn 2,3 triệu ca nhiễm và hơn 41.000 người chết. Giống nhiều nước châu Âu, ca nhiễm ở Nga gia tăng trong thời gian gần đây nhưng tốc độ lây lan đã chậm lại sau khi đạt đỉnh hôm 27/11. Nga không phong tỏa toàn quốc trong làn sóng Covid-19 thứ hai mà ưu tiên áp hạn chế với từng khu vực tùy theo mức độ rủi ro.
Điện Kremlin đã đảm bảo rằng người Nga là những người đầu tiên được tiêm vaccine, đồng thời Moskva cũng thảo luận về các thỏa thuận cung cấp vaccine cho những nước khác. "Ưu tiên tuyệt đối là người Nga", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.
Hồi tháng 8, Nga đã phê duyệt khẩn cấp vaccine Sputnik V trước khi hoàn thành thử nghiệm giai đoạn ba. Khoảng 40.000 tình nguyện viên sau đó đã tham gia thử nghiệm. Nga tuần trước cho biết Sputnik V đạt hiệu quả 95%. Vaccine dự kiến có giá dưới 10 USD trên thị trường quốc tế với nhiệt độ bảo quản 2-8 độ C, cao hơn so với một số loại khác.
Tổng thống Putin: Thật tốt cho châu Âu khi có Đức Tổng thống Putin cho rằng thật tốt cho châu Âu khi có một "bà cô" nghiêm khắc nhưng tốt bụng, có thể yêu cầu giúp đỡ là CH Liên bang Đức. Ngày 29/10, trả lời câu hỏi về các phương pháp của chính sách tiền tệ ở Liên bang Nga tại diễn đàn "Nước Nga kêu gọi!", Tổng thống Nga Vladimir Putin đã...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ukraine mắc kẹt với Starlink của tỷ phú Musk

Ukraine lần đầu xác nhận đưa quân vào lãnh thổ Nga ở Belgorod

Tổng thống Mỹ hủy đàm phán, dọa áp thuế bổ sung 50% với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ chưa từ bỏ ý định 'kiểm soát và sở hữu' Dải Gaza

Israel kiểm soát hơn 50% lãnh thổ Dải Gaza

Trận chiến AI: 'So găng' những bộ não nhân tạo quyền lực nhất hành tinh

Kinh tế Hoa Kỳ: Triển vọng tăng trưởng nhường chỗ cho nguy cơ suy thoái

Những cấu trúc bí ẩn có thể chứng minh sự sống tồn tại trên sao Hoả

Tỷ phú Elon Musk: Bi kịch tuổi thơ và bước đổi đời thành siêu giàu

Quy định cấm khách tới kỳ kinh nguyệt không được vào đền thờ gây tranh cãi

Trung Quốc đáp trả "tối hậu thư" về thuế của ông Trump

Ukraine rút chạy ở Kursk, Nga ồ ạt tấn công "đốt nóng" mặt trận biên giới
Có thể bạn quan tâm

Lương tâm "thoi thóp" trước những món hời qua vụ Hằng Du Mục, Quang Linh Vlog
Pháp luật
13:05:20 08/04/2025
3 em gái quốc dân ngày ấy bây giờ: Kim Yoo Jung - Kim So Hyun lột xác ngoạn mục, Kim Sae Ron qua đời vẫn khổ vì ồn ào chấn động
Sao châu á
13:04:34 08/04/2025
Clip Lexus lao lên vỉa hè, tông bay một người đàn ông: Hé lộ hình ảnh người bước ra từ trong xe
Netizen
13:03:12 08/04/2025
"Tóm dính" Thu Trang bụng lùm lùm bên Tiến Luật, có 1 chiêu "che dáng" cực đáng ngờ
Sao việt
12:50:22 08/04/2025
Tử vi 12 con giáp thứ Ba ngày 8/4/2025: Xung khắc trong công việc, viên mãn chuyện tình yêu
Trắc nghiệm
12:46:51 08/04/2025
Thực đơn 30 mâm cơm gia đình đầy đặn, nơi tình thân được gói ghém trong từng món ăn ngon
Ẩm thực
12:45:02 08/04/2025
6 cách 'thải độc' giúp da khỏe mạnh, sáng mịn
Làm đẹp
12:44:27 08/04/2025
Lật xe khách ở Bình Định, nhiều người bị thương
Tin nổi bật
12:30:02 08/04/2025
'Nâng cấp' gu thời trang sành điệu với những chiếc thắt lưng
Thời trang
11:56:02 08/04/2025
Bài kiểm tra 30 giây tại nhà giúp đánh giá nguy cơ ung thư
Sức khỏe
11:14:40 08/04/2025