Ý định thực sự của Putin
Với hàng loạt bước đi và hành động táo bạo trong 18 tháng qua, Tổng thống Nga Putin đang chứng tỏ ông có những tính toán kỹ lưỡng về một chiến lược hải quân toàn cầu.
Trong một bài viết trên trang web của Hội đồng Các quan hệ đối ngoại, một tổ chức phi lợi nhuận uy tín hàng đầu ở Mỹ, tác giả Sean Liedman phân tích những chuyển đổi của Nga trong việc hoạch định chính sách và triển khai hải quân, đồng thời đánh giá điều gì xảy ra tiếp theo:
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong buổi lễ Ngày Hải quân giữa trời mưa ở Baltiysk, Kaliningrad hồi tháng 7/2015. (Ảnh: RIA Novosti…)
Tuần trước, ông Putin quyết định triển khai sức mạnh quân sự tới Syria. Động thái này đã chứng tỏ rằng việc duy trì tiếp cận hải quân vẫn là một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Nga và có thể hé lộ các mục tiêu chính sách đối ngoại của nước này trong tương lai.
Hai diễn biến khác trong vài năm gần đây càng khẳng định xu hướng Nga đang nỗ lực phục hồi sức mạnh hải quân: Sáp nhập bán đảo tự trị Crưm hồi tháng 3/2014 và công bố Học thuyết Hải quân Liên bang Nga 2020 hồi tháng 7/2015.
Với việc sáp nhập Crưm, Nga đã giành lại quyền kiểm soát đối với thành phố cảng Sevastopol, vốn là “nhà” của Hạm đội Biển Đen và xưởng đóng tàu Sevastopol.
Xưởng Sevastopol đóng một vai trò then chốt trong việc hiện đại hóa Hải quân Nga trong thập niên vừa qua – mặc dù nó nằm ở lãnh thổ của Ukraina, nhưng được người Nga thuê theo Thỏa thuận Hạm đội Biển Đen 1997.
Học thuyết Hải quân Liên bang Nga 2020 mở đầu bằng cụm từ: “Về lịch sử, Nga – cường quốc hải quân hàng đầu…” và tiếp tục bằng sự phân chia chính sách hải quân Nga làm 6 vùng: Đại Tây Dương, Bắc Cực, Nam Cực, Biển Caspi, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Khi công bố học thuyết này hồi tháng 7, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin nói với Tuần báo Quốc phòng IHS Jane’s rằng: “Đại Tây Dương được nhấn mạnh vì sự mở rộng của NATO, sự cần thiết phải sáp nhập Crưm cùng căn cứ hải quân Sevastopol vào nền kinh tế Nga, và tái thiết lập sự hiện diện lâu dài của Hải quân Nga ở Địa Trung Hải”.
Cụm từ “tái thiết lập sự hiện diện lâu dài của Hải quân Nga ở Địa Trung Hải” là dấu hiệu rõ ràng cho thấy, một trong các mục tiêu chính sách chủ chốt của Nga khi triển khai quân đội tới Syria tuần trước, là duy trì sự tiếp cận của Hải quân Nga với các cảng Tartus và Latakia.
Phát biểu tại Quỹ Marshall Đức ở thủ đô Washington (Mỹ) hôm ngày 28/9, Tướng Philip M. Breedlove – Tư lệnh đồng minh tối cao, châu Âu – nói, ông tin ưu tiên hàng đầu của Putin là bảo vệ sự tiếp cận của Nga với sân bay và cảng biển nước ấm ở đông Địa Trung Hải.
Ưu tiên thứ 2 là nhằm yểm trợ cho chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, một đồng minh của Moscow. Thứ ba là Nga sẽ hành động chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), để “hợp pháp hóa cách tiếp cận với Syria”, Tướng Breedlove nhận định.
Sau khi chi tiêu quốc phòng của Nga chạm đáy năm 1998, một thập niên tăng cường đầu tư vào hiện đại hóa và bảo dưỡng đã làm hồi sinh khát vọng của người Nga muốn gây ảnh hưởng khắp thế giới bằng một lực lượng hải quân mang tính toàn cầu.
Tuy đã sẵn sàng “nhổ neo”, lực lượng hải quân đó vẫn cần tiếp cận các căn cứ để nhận hỗ trợ về hậu cần phục vụ triển khai liên tục ở nước ngoài.
Mặc dù Hải quân Nga vẫn chưa đủ năng lực để đạt tới mục tiêu và quy mô như các mô hình triển khai thời Xô Viết trong Chiến tranh Lạnh, song họ vẫn phục hồi được khả năng duy trì hiện diện ở những nơi mà các lợi ích cốt lõi của Nga bị đe dọa, chẳng hạn như Syria.
Thời Chiến tranh Lạnh, Hải quân Liên Xô có thể tiếp cận nhiều căn cứ ở Algeria, Libya, Ai Cập và Nam Tư (cũ) để duy trì ảnh hưởng ở Địa Trung Hải.
Xu hướng mở rộng của hải quân Nga gần đây có thể là một chỉ dấu cho thấy, các sáng kiến chính sách đối ngoại của nước này trong tương lai.
Vào cuối tháng 8/2015, Nga thuyết phục Tây Ban Nha – một thành viên NATO – cho phép một tàu ngầm diesel lớp Kilo của Moscow được tiếp liệu và tái cấp trên đảo Ceuta, khi tàu chạy từ Hạm đội Biển Bắc tới Hạm đội Biển Đen.
Tiếp tục dấn bước, Nga để mắt tới Libya như một vùng trọng điểm tiềm năng khác để phục hồi khả năng tiếp cận của hải quân nước này.
Tuy tình hình chính trị ở Libya hiện rất mong manh, các điều kiện đặt ra khiến Nga phải nỗ lực phục hồi sự tiếp cận các căn cứ hải quân và duy trì hiện diện hải quân xa hơn nữa ở tây Địa Trung Hải, đông Đại Tây Dương. Tất cả đều ẩn trong “cuộc chiến chống khủng bố quốc tế”.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Viễn cảnh hải quân Nga tham chiến ở Syria
Diễn biến tại Syria ngày càng phức tạp trước viễn cảnh hải quân Nga nhập cuộc trong khi các nước vùng Vịnh đẩy mạnh can thiệp.
Chiến hạm thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga - Ảnh: Sputnik
Nga có thể sử dụng Hạm đội Biển Đen để phong tỏa bờ biển Syria, chuyển giao vũ khí hoặc pháo kích vào các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), Hãng thông tấn Sputnik ngày 5.10 dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Nga Vladimir Komoyedov cho hay.
Ông Komoyedov, từng là Tư lệnh Hạm đội Biển Đen, cho rằng số lượng tàu chiến và tàu hỗ trợ của hạm đội trong khu vực hiện có thể đảm trách quy mô chiến dịch triển khai tại Syria, tùy vào mức độ chiến sự. "Tôi không nghĩ Hạm đội Biển Đen sẽ được sử dụng với quy mô lớn nhưng việc phong tỏa bờ biển có thể xảy ra", ông nhận định với Sputnik và cho biết thêm là việc sử dụng tàu hỗ trợ "chắc chắn sẽ được sử dụng" để chuyển giao vũ khí và thiết bị kỹ thuật cho quân đội Syria.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga cho biết từ ngày 3.10 đến nay, không quân Nga đã hủy diệt nhiều cứ điểm, khí tài của IS bao gồm một nhà máy sản xuất chất nổ, một trại huấn luyện và một số xe tăng.
Trong khi đó, liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu cùng các đối tác tiếp tục phản ứng về những động thái của Nga ở Syria. Ngày 5.10, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích dữ dội việc một chiến đấu cơ Su-30 của Nga tham gia chiến dịch không kích bay lấn vào lãnh thổ nước này ở tỉnh Hatay hôm 3.10, theo AFP.
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã điều 2 chiến đấu cơ F-16 đến ngăn chặn. Phi cơ Nga đã quay lại không phận Syria sau khi bị cảnh báo. Mỹ cũng lập tức lên tiếng phản đối, còn NATO thông báo họp khẩn về vụ việc vào ngày 5.10 (giờ địa phương). Đến chiều qua, CNN dẫn lời Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho hay Nga xác nhận máy bay "đi lạc" do lỗi kỹ thuật trong quá trình điều hướng và cam kết tôn trọng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, tờ The Guardian dẫn nguồn tin cấp cao cho hay Thổ Nhĩ Kỳ cùng 2 nước vùng Vịnh là Ả Rập Xê Út và Qatar đang có kế hoạch tăng cường viện trợ vũ khí cho các nhóm nổi dậy "ôn hòa" tại Syria để ứng phó chiến dịch không kích của Nga, vốn bị cáo buộc là nhằm vào không chỉ IS mà cả những phe phái chống chính quyền ông al-Assad.
Theo The Guardian, hiện Ả Rập Xê Út tập trung hỗ trợ quân nổi dậy ở miền nam Syria trong khi Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar được cho là ủng hộ các nhóm ở phía bắc. Trong số này có cả lực lượng Ahrar al Sham đang liên minh với Al-Nursa, một nhánh của al-Qaeda ở Syria.
Cũng trong ngày 5.10, Nga đã có động thái nhằm giảm bớt căng thẳng khi Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Sergey Lavrov cho biết đã đề xuất liên lạc quân sự trực tiếp với Mỹ liên quan tới chiến dịch không kích ở Syria cũng như tỏ ý sẵn sàng thiết lập liên lạc với nhóm Quân đội Syria Tự do (FSA), nhóm nổi dậy chính được phương Tây ủng hộ.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Nga tính phương án đưa thêm tàu chiến đến Syria Nga có thể sẽ đưa thêm tàu chiến thuộc hạm đội Biển Đen đến Syria để hỗ trợ cho chiến dịch không kích nhắm vào lực klượnghủng bố IS, Sputnik cho hay hôm nay 5.10. Tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga - Ảnh minh họa: AFP Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Duma Quốc gia, tức Quốc hội Nga,...