Ý cứu hơn 200 người nhập cư trái phép trên biển Địa Trung Hải
Hải quân Ý ngày 23/4 đã cứu được 220 người nhập cư trái phép đến từ Bắc Phi, khi tàu của họ đang lênh đênh trên biển Địa Trung Hải. Đây là vụ bắt giữ mới nhất trong nỗ lực của chính quyền Ý nhằm ngăn chặn làn sóng nhập cư ồ ạt vào nước này.
Làn sóng người nhập cư bất hợp pháp đang trở thành vấn nạn với Ý nói riêng và châu Âu nói chung. (Nguồn: 247.libero.it)
Hiện toàn bộ 220 người nhập cư trên đã được đưa về cảng Catania trên đảo Sicily của Ý.
Với 220 người mới được cứu nói trên, tổng cộng trong 3 ngày qua, lực lượng Hải quân và Bảo vệ bờ biển Ý đã cứu sống tới 1.300 người.
Nhà chức trách Ý dự đoán số người nhập cư đến từ Libya sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, do biển lặng và điều kiện thời tiết thuận lợi cho các chuyến vượt biển.
Bất chấp những nguy hiểm luôn rình rập, dòng người nhập cư vẫn ồ ạt tìm cách vượt biển trên những con tàu cũ kỹ và ọp ẹp để tới Ý với hy vọng sẽ được vào “miền đất hứa châu Âu”.
Cách đây 5 ngày, một tàu đánh cá chở người di cư bất hợp pháp đến châu Âu đã bị lật ngoài khơi Libya, cách hòn đảo Lampedusa của Ý khoảng 193 km về phía Nam, khiến 800 người thiệt mạng, trong đó có rất nhiều trẻ em. Đây là một trong những thảm họa tồi tệ nhất trong cuộc khủng hoảng di cư ở Địa Trung Hải.
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), số nạn nhân thiệt mạng trong vụ đằm thuyền này đã nâng tổng số người di cư bỏ mạng trên biển Địa Trung Hải kể từ đầu năm đến nay lên 1.750 người, gấp 30 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
EU quyết trục xuất toàn bộ người nhập cư trái phép
Giấc mộng đổi đời của những người nhập cư trái phép vào châu Âu sẽ sớm “tan thành mây khói”, khi các nhà lãnh đạo châu Âu đang bí mật thảo luận về một dự thảo luật cho phép các chính phủ thành viên trục xuất toàn bộ những người này.
Tại cuộc họp ở Brussels của Bỉ bàn về cuộc khủng hoảng nhập cư, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã lưu hành văn bản dự thảo mật, theo đó EU sẽ chỉ tiếp nhận và bố trí nơi ở cho khoảng 5.000 người nhập cư qua đường Địa Trung Hải.
Như vậy, phần lớn những người sống sót sau hành trình vượt biển đầy rủi ro để đến được châu Âu sẽ bị trả về theo chương trình hồi hương mới dưới sự điều phối của Cơ quan biên giới EU (Frontex).
“Văn bản trên cho thấy EU không có ý định mở rộng các chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ trên biển Địa Trung Hải để giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư, bất chấp việc chịu sức ép ngày càng tăng về vấn đề này”, tờ The Guardian của Anh nhận định.
Tuy nhiên trước mắt, các bộ trưởng nội vụ và ngoại giao EU vẫn đồng ý tăng gấp đôi ngân sách cho hai dịch tuần tra và giám sát trên biển mang tên Triton và Poseidon, với phạm vi tuần tra 30 dặm tính từ bờ biển Ý.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo EU cũng nhất trí cần tăng cường các nỗ lực phát hiện, bắt giữ và phá hủy tàu trước khi các con tàu này được những kẻ buôn lậu sử dụng để vận chuyển người nhập cư trái phép vào châu Âu.
Vũ Anh
Theo Dantri/ AFP
Thảm hoạ tồi tệ khi tàu cá bị lật, hơn 700 người thiệt mạng
Khoảng 700 người được cho là đã chết khi một tàu cá chở đầy người nhập cư bị lật ngoài khơi bờ biển Libya lúc quá nửa đêm 17.4. Đây được xem là thảm hoạ tệ hại nhất trong cuộc khủng hoảng người nhập cư ở Địa Trung Hải
"Chết ngay khi được cứu hộ"
Sáng 18.4, Antonino Irato - quan chức cao cấp của cảnh sát biên giới Italia - cho biết, chỉ 28 người được cứu thoát trong tai nạn. Thi thể của 24 nạn nhân đã được vớt lên. Nếu được khẳng định, khoảng 700 người đã thiệt mạng. Vụ này sẽ đưa số người nhập cư chết vì tai nạn trên biển từ đầu năm tới nay lên tới 1.500 người.
Đây được xem là thảm hoạ tệ hại nhất trong cuộc khủng hoảng người nhập cư ở Địa Trung Hải. (Ảnh minh họa)
"Những thông tin đầu tiên từ một người sống sót biết tiếng Anh nói rằng, ít nhất có 700 người, nếu không nói là hơn, có mặt trên tàu" - Carlota Sami - Người phát ngôn của Cao ủy LHQ về người tị nạn - cho biết.
Khu vực gặp nạn cách bờ biển Libya khoảng 27km, cách đảo Lampedusa của Italia khoảng 210km. 23 tàu và 3 trực thăng tham gia vào cuộc tìm kiếm. Tàu của hải quân và tuần duyên Italia, cùng các tàu hàng trong khu vực và một tàu tuần tra của Malta đã tham gia vào hoạt động tìm kiếm cứu hộ do lực lượng tuần duyên Italia điều phối tại Roma. "Thực ra là họ đang cố tìm kiếm người sống sót giữa những người chết đang trôi nổi trong nước" - Thủ tướng Malta Joseph Muscat cho biết.
Nhiều thi thể người nhập cư bị sóng đánh vào bờ biển. (Ảnh minh họa)
Con tàu được cho là bị lật úp khi những người di cư đổ về một bên mạn tàu để thu hút sự chú ý của một tàu hàng đi qua, với hy vọng tàu hàng sẽ cứu họ. BBC dẫn lời Mark Micallef - một nhà báo của tờ Times of Malta - nói "những tai nạn như thế này không phải là không phổ biến. Chúng tôi đã thấy những cảnh tương tự, khi một tàu bị lật úp ngay vào thời điểm được cứu hộ. Tàu hàng được trang bị quá nghèo nàn để có thể cứu hộ, chúng được thiết kế không phải làm việc đó".
Khủng hoảng di cư
Theo AP, sự việc đã thổi bùng lên những lời kêu gọi cần có phản ứng mạnh mẽ hơn ở Châu Âu đối với cuộc khủng hoảng di cư trên Địa Trung Hải. Các nhóm cứu trợ và chính quyền Italia đã chỉ trích hoạt động bảo vệ biên giới được gọi là "Triton" của EU mà gần đây đã thay thế cho nhiệm vụ tìm kiếm - cứu hộ toàn diện hơn của Italia. Sau khi một số thành viên EU nói rằng, họ không thể đủ sức cáng đáng chương trình cứu hộ trên biển của Italia và một số chính trị gia lo ngại rằng chương trình này sẽ khuyến khích người di cư, thì chương trình đã chấm dứt cuối năm ngoái. Chương trình Triton của EU giờ đây giới hạn hơn nhiều cả về ngân sách lẫn hoạt động. Justin Forsyth - Giám đốc điều hành nhóm cứu trợ Save the Children - kêu gọi EU nối lại hoạt động cứu hộ: "Quy mô của những gì đang xảy ra trên Địa Trung Hải không phải là một tai nạn, đó là hậu quả trực tiếp từ chính sách của chúng ta".
Năm 2014 có tới 170.000 người được ghi nhận đã rời bỏ Châu Phi và Trung Đông, tìm đường sống mới bằng cách mạo hiểm di cư trên biển tới Italia. Hàng nghìn người đã chết trong những hải trình như vậy. Sau tai nạn ngày 18.4, Thủ tướng Italia Matteo Renzi nói rằng, Châu Âu đang chứng kiến "một cuộc tàn sát có hệ thống trên Địa Trung Hải". Theo ông, Châu Âu đã trở nên vô cảm trong khi các phương tiện hiện đại có thể cho phép chúng ta nhận biết tất cả những gì đang diễn ra ngoài khơi.
Đảo Lampedusa của Italia là một điểm trung chuyển của người di cư. Hòn đảo cực nam của Italia này còn gần với Châu Phi hơn là gần Italia. Tuần qua, cảnh sát Italia đã cứu được khoảng 10.000 người di cư khi tàu của họ gặp vấn đề. Marta Bernadini - nhân viên tổ chức cứu trợ Hy vọng Địa Trung Hải (Mediterrenean Hope) - nói với BBC rằng, thật khó khăn khi sống và làm việc ở Lampedusa, nơi họ phải chứng kiến người nhập cư chết mỗi ngày trên biển.
Thủ tướng Malta Joseph Muscat cũng gọi những gì đã xảy ra là "một thảm họa trên Địa Trung Hải". "Nếu EU và thế giới tiếp tục nhắm mắt làm ngơ, điều đó sẽ bị lên án bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất như đã từng bị phán xét trong quá khứ, khi họ nhắm mắt với các nạn diệt chủng mà không làm gì cả" - BBC dẫn lời ông Muscat.
Theo Lao Động
UNHCR: 700 người có thể đã thiệt mạng do đắm tàu ngoài khơi Libya Ngày 19/4, cơ quan đặc trách người tỵ nạn của Liên hợp quốc cho hay có thể đã có tới 700 người thiệt mạng sau khi một tàu cá chở trái phép người nhập cư sang Châu Âu bị đắm ngoài khơi Libya... Tàu cứu hộ chở những người nhập cư trái phép bị nạn trong một vụ gần đây. (Nguồn: AFP/TTXVN) ...Và...