Ý công bố gói biện pháp khắc khổ
Nội các Ý hôm 4-12 đã thông qua một gói các biện pháp tăng thuế, cắt giảm chi tiêu công và cải cách lương hưu trong nỗ lực ngăn chặn nguy cơ phá sản và cứu đồng euro khỏi sự sụp đổ.
Phát biểu sau cuộc họp nội các, Thủ tướng Ý Mario Monti khẳng định nước Ý sẽ đặt vấn đề thâm hụt và nợ dưới sự kiểm soát mạnh mẽ, đồng thời kêu gọi người dân chấp nhận những hy sinh cần thiết để cứu đất nước. Ông Monti đã nêu gương bằng cách quyết định không nhận lương trên cương vị thủ tướng kiêm bộ trưởng kinh tế.
Gói biện pháp thắt lưng buộc bụng trên – trị giá 30 tỉ euro và kéo dài 3 năm – gồm việc tăng thuế đối với các mặt hàng xa xỉ và nhà ở, đồng thời xem xét việc tăng thuế giá trị gia tăng trong năm 2012 nếu thấy cần thiết. Trong khi đó, biện pháp giảm chi tiêu công gồm giảm mạnh chi tiêu của chính quyền địa phương, trong đó có cắt giảm lượng công nhân viên và giảm bớt một số cơ quan chính quyền khác.
Bộ trưởng Phúc lợi Ý Elsa Fornero khóc tại một cuộc họp báo về gói biện pháp khắc khổ ở Rome hôm 4-12. Ảnh: REUTERS
Một nội dung gây tranh cãi của gói biện pháp này là kế hoạch cải cách lương hưu, theo đó độ tuổi nghỉ hưu tối thiểu của phụ nữ tăng lên 62 và của nam tăng lên 66 vào năm tới, tiến đến việc cả nam và nữ sẽ về hưu lúc 66 tuổi vào năm 2018. Ngoài ra, chính phủ sẽ nâng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu từ 40 lên 41 năm đối với nữ và lên 42 năm đối với nam. Tất cả các khoản lương hưu, trừ những người có thu nhập thấp nhất, sẽ không được điều chỉnh theo mức lạm phát trong các năm 2012 và 2013.
Theo hãng tin Reuters, Bộ trưởng Phúc lợi Ý Elsa Fornero không cầm được nước mắt khi thông báo những biện pháp cải cách lương hưu nói trên, vốn bị các nghiệp đoàn chỉ trích là nhằm “kiếm tiền trên lưng người nghèo”. Trong khi đó, Đảng Liên đoàn phương Bắc nói họ muốn một cuộc trưng cầu ý dân về các biện pháp này.
Chính phủ Ý ước tính gói biện pháp khắc khổ mới sẽ giúp tiết kiệm được 20 tỉ euro từ nay đến năm 2014 dù có thể không ngăn được đất nước rơi vào suy thoái trong năm tới. Theo hãng tin AFP, quốc hội dự kiến bỏ phiếu về gói biện pháp này trước lễ Giáng sinh.
Theo Người Lao Động
"Đồng euro có thể sụp đổ vào dịp Giáng sinh"
Đó là dự báo của ông Jacques Attali, cựu Chủ tịch Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu. Nhà kinh tế nổi tiếng này cho rằng cơ hội "sống sót" của đồng euro cho đến Giáng sinh là không quá 50/50.
Cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ngày càng trở nên trầm trọng khi nợ công của các nước trong khu vực đã vượt qua giới hạn 60% GDP. Trong đó, nợ công của Hy Lạp chiếm tới 166% GDP, Bồ Đào Nha là 106%, Đức 83%, Pháp 87% và Tây Ban Nha 67% GDP. Theo ông Attali, đồng euro sẽ chỉ có thể được cứu nếu Liên minh châu Âu (EU) áp dụng các biện pháp khẩn cấp. Theo đó, EU phải cho phép Ngân hàng Trung ương châu Âu mua trái phiếu chính phủ của các nước bị khủng hoảng, cắt chủ quyền tài chính của họ thông qua việc kiểm soát ngân sách siêu quốc gia và thực hiện các cải tổ cần thiết trong luật pháp EU.
Sau cuộc gặp với Thủ tướng Italia Mario Monti hôm 24-11, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho rằng, mối đe dọa chính đang đến từ Italia. Nếu Italia vỡ nợ, sự sụp đổ của đồng euro là không thể tránh khỏi. Các nhà lãnh đạo 3 nền kinh tế lớn nhất Eurozone này cho biết họ sẽ nỗ lực hết sức để ngăn đồng euro khỏi sụp đổ.
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 28-11 đã phủ nhận thông tin tổ chức này đang thảo luận với Italia về gói cứu trợ tài chính nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone. Động thái này được đưa ra sau thông tin đăng tải trên tờ La Stampa của Italia cho rằng IMF có thể giải ngân gói cứu trợ lên tới 600 tỷ euro (800 tỷ USD) cho Italia nhằm giúp Thủ tướng Mario Monti thực hiện cắt giảm ngân sách khẩn cấp và đưa ra những biện pháp cải cách thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Dù vậy, thông tin đăng tải trên tờ La Stampa đã ảnh hưởng mạnh tới thị trường tài chính châu Á và châu Âu khi các chỉ số tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 28-11.
Virus nợ công tiếp tục tấn công các nền kinh tế khác khi Tây Ban Nha đưa ra cảnh báo có thể cần sự trợ giúp từ các nước EU. Trong khi đó, Pháp cũng đang đối mặt với nguy cơ là nạn nhân tiếp theo của khủng hoảng nợ công ở châu Âu khi lợi suất trái phiếu cao đe dọa tín nhiệm của nước này. Hôm 25-11, tổ chức Standard & Poor's đã hạ mức xếp hạng tín dụng của Bỉ từ AA xuống AA với dự báo tiêu cực.
Theo ANTD
Mỹ: 138 triệu phú kêu gọi tăng thuế nhà giàu 138 triệu phú Mỹ vừa viết thư cho Tổng thống Barack Obama và các lãnh đạo quốc hội, kêu gọi tăng thuế đánh vào những người có thu nhập trên 1 triệu USD/năm vì lợi ích của đất nước. Nhóm triệu phú Mỹ kêu gọi tăng thuế nhà giàu tại một cuộc họp báo ở trụ sở Quốc hội Mỹ hôm 16-11. Ảnh:...