Ý chí vượt khó của Đảng trong đấu tranh, xử lý tham nhũng, tiêu cực
“Lâu nay việc xử lý vi phạm của cán bộ đã nghỉ hưu hoặc cán bộ cấp cao thường làm rất khó, rất chậm, nhưng đến nay đã xử lý nhanh và thông báo rất kịp thời. Có thể nói đó là sự khác biệt so với những năm trước”, PGS -TS Nguyễn Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng ( Học viện Chính trị Quốc gia HCM) nói như vậy khi trao đổi với NTNN/ Dân Việt.
Thưa ông, năm 2017 vừa qua việc xử lý vi phạm của cán bộ, đảng viên được thực hiện quyết liệt, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận nhiều vụ việc vi phạm của tổ chức, cá nhân, đặc biệt có cả cán bộ cấp cao cũng bị xử lý. Điều này có tác động thế nào đến công tác xây dựng Đảng thưa ông?
- Trước hết chúng ta phải kể đến nội dung rất quan trọng trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đề ra nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong cả nhiệm kỳ là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI – tức là thực hiện những nhiệm vụ cấp bách về xây dựng Đảng.
PGS -TS Nguyễn Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia HCM).
Đó là: Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Trong 4 năm của nhiệm kỳ trước chúng ta cũng đã có nhiều cố gắng thực hiện nhưng kết quả không đạt như mong muốn. Chính vì thế Nghị quyết Đại hội XII đã khẳng định trong hết nhiệm kỳ này phải kiên quyết, kiên trì những nội dung đã đề cập từ Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI.
Trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội XII, có 2 nhiệm vụ liên quan đến xây dựng Đảng là: (1) Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ (2). Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Trung ương Đảng đã chỉ đạo thực hiện 3 đề án: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ (đã thông quan tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư (khóa XII); Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu (đã thông quan tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu (khóa XII); Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ (đang chuẩn bị trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bẩy (khóa XII).
Liên quan đến công tác kiểm tra của Đảng, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư (khóa XII), Đảng đã đề ra 4 nhóm giải pháp, một trong 4 nhóm giải pháp là kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng. Theo đó, Đảng yêu cầu phải thực hiện công khai quyền lực và giám sát chặt chẽ việc thực thi quyền lực; hình thành cơ chế có quyền thì tất yếu phải có trách nhiệm; dùng quyền thì phải chịu trách nhiệm, lạm quyền sẽ bị truy cứu trách nhiệm và “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế” để quyền lực được vận hành một cách công khai, minh bạch và có kiểm soát.
Trong năm 2017 công tác kiểm tra của Đảng đã làm được rất nhiều việc. Từ giám sát đến kiểm tra, từ kiểm tra đến phát hiện và xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật. Một số vụ việc bức xúc đã được kiểm tra kịp thời, đưa ra những kết luận, đồng thời xử lý kỷ luật Đảng với cán bộ, đảng viên vi phạm và yêu cầu xử lý cả về mặt Nhà nước. Để thực hiện nhiệm vụ này Trung ương Đảng đã tăng thẩm quyền cho Ủy ban Kiểm tra, xử lý vi phạm không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có chuyện bao che.
Có thể nói việc xử lý tham nhũng trong Đảng đã tạo niềm tin của Nhân dân với Đảng rất cao. Vì sao như vậy? Vì một trong 4 nguy cơ của đảng cầm quyền đã được chỉ rõ là một bộ phận cán bộ tham nhũng, xa dân, quan liêu, từ đó có thể dẫn tới xói mòn lòng tin của người dân đối với Đảng, có thể dẫn tới sự sụp đổ của một chế độ nếu tình trạng tham nhũng tràn lan.
Đảng ta đã xác định đây là vấn đề quan trọng, bức thiết nên đã tập trung lựa chọn để thực hiện. Từ đó đem lại kết quả rất đáng mừng, có nhiều cán bộ, đặc biệt trong đó có cán bộ cấp cao khi có vi phạm đều bị đưa ra xử lý kỷ luật Đảng và xử lý bằng pháp luật của Nhà nước. Tất cả những người liên quan đến sai phạm dù đã nghỉ hưu nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm.
Video đang HOT
Lâu nay việc xử lý vi phạm của cán bộ đã nghỉ hưu hoặc cán bộ cấp cao thường làm rất khó, rất chậm, nhưng đến nay đã xử lý nhanh. Có thể nói đây là sự khác biệt so với những năm trước. Tôi tin với kết quả bước đầu nhưng đã tạo được nền tảng vững chắc, tạo được niềm tin trong nhân dân và chắc chắn công tác xây dựng Đảng sẽ có bước phát triển mới trong thời gian tới.
Ông vừa nói có sự khác biệt trong việc xử lý đối với cán bộ cấp cao khi họ vi phạm, theo ông điều gì đã làm nên sự khác biệt này?
- Có lẽ phải từ lòng dân, nhân dân không chấp nhận tình trạng ngày càng nhiều bộ phận cán bộ nhiều nhũng nhiễu, tham nhũng, sống cuộc sống khác biệt với người dân. Đó là vấn đề mà cả xã hội quan tâm, nếu như Đảng không tập trung xử lý thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến vai trò, vị trí cầm quyền. Chính vì từ Ban chấp hành T.Ư, đặc biệt là từ đồng chí Tổng Bí thư để thể hiện quyết tâm giải quyết vấn đề này.
Chúng ta không thể không quan tâm khi tham nhũng, lãng phí gây thất thoát tài sản của Nhà nước quá lớn. Bên cạnh đó, công cuộc đổi mới của chúng ta còn nhiều vấn đề khác cần quan tâm giải quyết nhưng nếu như đội ngũ cán bộ không mạnh thì không thực hiện được. Những vấn đề đó tạo thành sức ép buộc chúng ta phải vượt qua. Tôi đánh giá với kết quả đạt được trong năm qua thể hiện ý chí của Đảng vượt qua khó khăn trong công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Việc xử lý tham nhũng, tiêu cực hiện ở cấp Trung ương đã “ nóng” tuy nhiên có thể thấy phía dưới chưa “nóng”, việc này ít nhiều ảnh hưởng công cuộc phòng chống tham nhũng, ông nghĩ sao?
- Thực ra theo logic thì bên trên làm mạnh thì bên dưới phải noi gương làm theo. Nhưng thực tế, quá trình thực hiện phòng chống tham nhũng có nhiều vấn đề khó, để làm theo được cần có những điều kiện, như thấm nhuần về mặt quan điểm tư tưởng; trong tổ chức thực sự đoàn kết, nhất trí, nếu trong tổ chức mất dân chủ, có sự độc đoán chuyên quyền của người lãnh đạo thì việc làm theo của cấp dưới sẽ không đem lại hiệu quả.
Có thể thấy ở một số nơi vẫn còn có sự cả nể, không dám đấu tranh phê bình, nhất là các đồng chí trong Ban Thường vụ cấp ủy. Người ta có thể tham nhũng được trong công tác cán bộ, đề bạt, bổ nhiệm người không đủ tiêu chuẩn, bổ nhiệm người thân… song không phải là các ủy viên khác trong ban thường vụ không biết. Do một trong những nguyên nhân là không dám đấu tranh, không phản ứng, không bày tỏ chính kiến của mình trước một tập thể hoặc trước ý kiến của đồng chí lãnh đạo cơ quan.
Qua nghiên cứu tôi thấy, một trong những giải pháp để giải quyết bất cập này hiện chúng ta cần phân ra từng đoạn. Sai phạm ở giai đoạn nào thì người có trách nhiệm ở giai đoạn đó phải chịu. Ví dụ, sai phạm trong việc xác minh hồ sơ, làm quy trình bổ nhiệm không đúng thì người làm công tác tổ chức phải chịu trách nhiệm, nếu như xác minh về tài sản không đúng thì cơ quan kiểm tra phải chịu trách nhiệm, người không đủ điều kiện nhưng vẫn quyết định cho họ làm lãnh đạo thì tập thể đó phải chịu trách nhiệm… Nếu chúng ta cứ tiếp tục hướng này thì sẽ có căn cứ để quy trách nhiệm khi xảy ra sai phạm.
Trong năm qua câu nói của Tổng Bí thư về hình ảnh lò đã nóng lên đã được nhiều người nhắc đến. Theo ông, cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cơ quan, tổ chức cần phải hiểu và làm như thế nào để lò thực sự nóng?
- Tôi cho rằng đó là thông điệp, là nền móng. Vạn sự khởi đầu nan, nhưng sự khởi đầu thành công nên cần tiếp tục, thành công của sự khởi đầu là thuận lợi cho những bước tiếp theo. Việc xử lý tham nhũng, tiêu cực với tinh thần như hiện nay, thành tựu như hiện nay đã cho chúng ta rất nhiều kinh nghiệm, tạo cảm hứng để người có trọng trách thực hiện những nhiệm vụ mà Đảng đề ra, Nhân dân quan tâm.
Câu nói “lò đã nóng lên không ai được đứng ngoài cuộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, có thể hiểu đấy chính là thông điệp gửi đến tất cả Nhân dân, tất cả đảng viên rằng việc xử lý vi phạm không có vùng cấm, không có phân biệt cán bộ đảng viên thường hay cán bộ cấp cao, nếu đã vi phạm thì bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng trước Điều lệ Đảng. Ý nghĩa nữa là việc này phải làm thường xuyên, liên tục, triệt để, cấp trên phải nêu gương, lãnh đạo ở Trung ương đã làm, lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng phải làm để nêu gương cho cấp huyện, như vậy sẽ có sự lan tỏa tới cơ sở.
Xin cảm ơn ông (!)
Theo Danviet
"Cấp trên đốt lửa to nhưng cấp dưới vẫn chậm... lên lửa"
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân khái quát tình trạng cấp trên "đốt lửa to", nhưng cấp dưới chậm đốt lửa hoặc đốt lửa nhỏ, trong khi suy thoái, tham nhũng hàng ngày, hàng giờ huỷ hoại niềm tin của nhân dân, tài sản của nhà nước, sức chiến đấu của Đảng và sức mạnh tổng hợp của đất nước.
Sai phạm cũ chưa khắc phục đã xuất hiện suy thoái mới
Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân
Thảo luận tại Hội nghị toàn quốc công tác xây dựng Đảng, Bí thư TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, quy trình phòng chống tham nhũng hiện tại có thể thấy gồm 8 bước. Tuy nhiên ở mỗi bước vẫn còn có những bất cập.
Đơn cử như quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị, đảng viên... giám sát việc xử lý chế tài các kết luận đối với các cá nhân, tập thể, cá nhân sai phạm. Tuy nhiên, sau khi cơ quan đảng, nhà nước có chế tài xử lý thì khâu giám sát các chế tài chưa được thực hiện đầy đủ, hiệu quả chưa cao.
Nhiều kết luận thanh tra, kiểm toán không được công bố, các tổ chức mặt trận không biết mà giám sát, vì vậy tác dụng răn đe, điều chỉnh hành vi còn hạn chế. Vì vậy để khắc phục tình trạng này, cần giám sát việc công bố thực thi các chế tài của đảng, nhà nước với các tổ chức, cá nhân có sai phạm. Hiện chưa có quy định các cơ quan đảng, nhà nước, mặt trận phối hợp thực hiện công bố và giám sát thực hiện chế tài.
Tương tự là 8 bước về phòng chống suy thoái, tham nhũng, còn hạn chế ở khâu rút kinh nghiệm của đảng, nhà nước, hoàn chỉnh, ban hành quy chế quản lý ở nhiều địa phương. Định kỳ hàng năm đánh giá một cách toàn diện chưa được nên sai phạm cũ chưa được khắc phục đã xuất hiện sai phạm, suy thoái, tham nhũng mới.
"Đây là nguyên nhân của tình trạng ở cấp trên đốt lửa to, cấp dưới chậm đốt lửa hoặc đốt lửa nhỏ trong khi suy thoái, tham nhũng hàng ngày, hàng giờ huỷ hoại niềm tin của nhân dân, tài sản của nhà nước, sức chiến đấu của Đảng và sức mạnh tổng hợp của đất nước", ông Nguyễn Thiện Nhân nói.
Sau thời gian trượt dài, đến lúc cần chấn chỉnh
Các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2017
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Bùi Văn Hải phát biểu, những vấn đề liên quan đến phòng chống tham nhũng, tiêu cực, chạy chức chạy quyền đều có nguyên nhân. Theo đó, có lúc chúng ta theo đuổi quan điểm đổi mới nhưng có tư duy đổi mới là phá cách nhiều, cho rằng thế mới là sáng tạo, thế mới là tư duy đột phá dẫn đến nhiều cái vượt ra khỏi khuôn khổ, quy định, vượt ra khỏi cách chúng ta chỉ đạo dẫn đến đi trượt đi một thời gian dài.
"Khi đó, ta lại xử lý lỏng lẻo, không nghiêm, dung túng, tha thứ nên dẫn đến tật xấu tác động đến cả cán bộ, công chức, thậm chí cả những công chức bên dưới. Đây là cái chúng ta còn để kéo dài nên phải tập trung chấn chỉnh", ông Hải nói.
Từ đó, ông Hải cho rằng cần thực hiện phải mạnh hơn, quyết liệt hơn chế độ kiểm tra, thanh tra, giám sát. "Vừa rồi Trung ương làm rất mạnh nhưng mới chỉ dừng lại ở Uỷ ban Kiểm tra TƯ còn dưới chưa mạnh lắm, các địa phương tới đây phải đẩy mạnh và quyết liệt hơn việc kiểm tra, giám sát, thanh tra", ông Hải đề nghị.
Đề cập đến vấn đề phân cấp, phân quyền, ông Hải cho rằng dù đã có quy định nhưng rất nhiều trường hợp biết mà vẫn cố ý làm sai. Như tham gia giao thông, ai cũng biết đèn đỏ phải dừng nhưng có người vẫn cố tình đi. Như vậy phải có biện pháp ngăn chặn, xử lý.
"Không nghiêm thì không được, không thể cứ hô hào. Đi liền với kiểm tra phải xử lý nghiêm minh, chứ xử lý qua quýt thì lại "đâu đóng đó", đóng mác an toàn cho việc kiểm tra", ông Hải nói.
Về giám sát xã hội, báo chí, ông Hải cho là đây cũng là một kênh giám sát cán bộ và kỷ luật Đảng cũng phải sử dụng kênh này. "Không bắt được quả tang nhưng dư luận nói về anh rất xấu thì cũng phải kiểm tra", ông Hải kiến nghị.
Về kiểm tra, minh bạch tài sản, ông Hải đề nghị phải kiên quyết làm. Không kiểm tra quá trình thì phải kiểm tra kết quả, phải xác minh nghiêm túc, để cho người ta có tham nhũng, tham ô cũng không thể dùng được tài sản đó. Phải có quy chế để không thể, không dám và không muốn tham nhũng.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cho rằng năm 2017 có lẽ là năm ban hành nhiều văn bản nhất, trong đó có nhiều văn bản quan trọng thúc đẩy cả hệ thống chính trị thực hiện. Việc xử lý những cá nhân vi phạm của Đảng đã làm hết sức nghiêm túc với trách nhiệm cao.
Về xây dựng cơ chế quản lý quyền lực, ông Sơn cho hay, Hà Tĩnh đã nghiên cứu, chuẩn bị kỹ.
"Muốn phân tích phải nhận diện cho rõ là xảy ra chạy quyền lực trong công tác tổ chức cán bộ là xảy ra ở cấp nào, ở đâu, cần nhận diện rõ xung quanh điểm yếu, lỗ hổng trong thời gian qua" - Bí thư Hà Tĩnh nói.
Theo ông Sơn, có nhiều nguyên nhân nhưng sâu xa nhất là cán bộ đã suy thoái, trong đó có cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ. Nói về giải pháp, ông Sơn nêu quan điểm "4 không" được đánh giá cao là "không muốn, không dám, không thể và không cần".
P.Thảo
Theo Dantri
Bầu cử, điều động, luân chuyển 5 Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Sáng nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dự Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng. Ban Tổ chức Trung ương cho biết trong năm 2017 đã tiến hành quy trình bầu cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển 424 nhân sự, trong đó có 5 Ủy viên Bộ chính trị, Ban Bí thư; 3 Bộ...