Y bác sĩ xếp hàng vỗ tay đón mừng người phụ nữ ghép thận lợn
Looney được ghép thận lợn chỉnh sửa gene vào tháng trước và đang hồi phục tốt.
Theo GMA, ca ghép tạng của Towana Looney, 53 tuổ.i là lần thứ 3 một quả thận từ lợn chỉnh sửa gene được ghép vào người sống. Các ca ghép tạng trước đây liên quan tới những bệnh nhân chế.t não hoặc có nguy cơ t.ử von.g cao trong vòng vài tháng.
Looney bắt đầu chạy thận nhân tạo vào năm 2016 sau khi bị suy thận và được đưa vào danh sách ghép tạng đầu năm 2017. Sau đó, bà được phẫu thuật tại NYU Langone Health (Mỹ) ngày 25/11.
11 ngày sau, bà đã có thể bước ra khỏi cửa phòng bệnh khi các nhân viên y tế xếp hàng dọc hành lang và vỗ tay. Đeo khẩu trang và mặc quần áo thể thao, Looney giơ cao 2 ngón tay cái lên không trung.
Towana Looney bình phục tốt sau khi nhận thận lợn. Ảnh: NYU Langone Health
Tới nay, Looney là người duy nhất trên thế giới sống với quả thận lợn hoạt động bình thường. Bác sĩ của bà dự đoán rằng trong vòng chưa đầy một thập kỷ nữa, việc cấy ghép nội tạng từ lợn sang người có thể trở thành thông lệ.
Trong buổi họp báo hậu phẫu, Looney cho biết: “Tôi vô cùng vui mừng. Tôi may mắn khi nhận được món quà này, cơ hội thứ 2 trong cuộc đời. Tôi tràn đầy năng lượng. Tôi có cảm giác thèm ăn mà tôi chưa từng có trong 8 năm. Tôi muốn tiếp thêm can đảm cho những người đang chạy thận nhân tạo”.
Hiện tại, bà sống trong một căn hộ gần bệnh viện để có thể kiểm tra sức khỏe hằng ngày. Đội ngũ bác sĩ theo dõi sức khỏe của nữ bệnh nhân bằng trí tuệ nhân tạo và thiết bị đeo trên người để có thể phát hiện ra các vấn đề trước khi triệu chứng bộc lộ.
Nếu mọi việc suôn sẻ, Looney có thể về nhà ở bang Alabama sau 3 tháng. Nơi đầu tiên muốn tới sau khi khỏe mạnh của bà chính là công viên giải trí Disney World. “Nếu tôi nghe theo những điều tiêu cực và không theo đuổi những điều tích cực, tôi đã không ở đây. Tôi sống bằng đức tin”, bà tâm sự.
Theo CNN, năm 1999, Looney đã hiến tặng một quả thận để cứu mạng mẹ. Nhưng một thời gian sau, bà trở thành một trong số ít hơn 1% người hiến thận còn sống bị suy thận.
Vì nhiều lý do y khoa khác nhau, Looney không phù hợp để nhận thận người. Bởi vậy, bà tham gia quy trình vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Video đang HOT
“Không thể nhận được thận người, bà ấy quyết định thử thận lợn đã chỉnh sửa gene”, Tiến sĩ y khoa Robert Montgomery, người chỉ đạo ca phẫu thuật, cho hay. Ông Montgomery cũng là Giám đốc của Viện Cấy ghép Langone thuộc Đại học New York.
Ca ghép thận lợn chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới vào người sống được thực hiện vào đầu năm nay. Nhưng người nhận đã qua đời gần 2 tháng sau đó.
Các bác sĩ của Looney cho biết họ vẫn hy vọng vì Looney không bị bệnh nặng như những trường hợp trước đây. “Tôi nghĩ sự khác biệt chính là Looney có sức khỏe tốt hơn nhiều. Bệnh của bà ấy chưa lan đến mức có nguy cơ t.ử von.g rất cao”, bác sĩ Montgomery cho biết.
Việc cần làm để ngăn dịch sởi lan rộng cả nước
Kể từ thời điểm TP.HCM công bố dịch sởi hồi tháng 8, số ca mắc vẫn trên đà gia tăng. Đáng nói, đa số trẻ mắc chưa được tiêm vaccine hoặc không rõ tiề.n sử tiêm chủng với vaccine sởi.
Tại Hội nghị trực tuyến về Công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm hôm 28/11, TS.BS Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 20.000 trường hợp nghi sởi, trong đó có gần 5.000 ca dương tính. Số trường hợp t.ử von.g ghi nhận tại TP.HCM (4), Đồng Nai (2), Bến Tre (1), Bình Dương (1). So với cùng kỳ năm 2023, số nghi sởi cao hơn 52,9 lần, số sởi dương tính cao hơn gấp 111 lần.
Đáng chú ý, đa số trường hợp mắc là trẻ chưa được tiêm vaccine hoặc không rõ tiề.n sử tiêm chủng với vaccine chứa thành phần sởi.
Diễn tiến ca nghi sởi theo tuần năm 2024 tại Việt Nam. Nguồn: Bộ Y tế.
Tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng số ca vẫn tăng
TS.BS Nguyễn Vũ Thượng cho biết số ca bệnh sởi và sốt phát ban gia tăng mạnh. Tích lũy từ đầu năm đến nay, khu vực phía Nam ghi nhận khoảng 16.500 ca sốt phát ban và sởi. Số ca mắc ghi nhận cao nhất ở Đồng Nai với hơn 3.000 trường hợp, TP.HCM là hơn 2.700 ca.
Đại diện Sở Y tế Đồng Nai cho hay tỷ lệ triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ của tỉnh đạt 97% nhưng các ca sởi được ghi nhận có tới 80-90% trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vaccine sởi.
"Việc tiêm vaccine sởi cho trẻ 1-10 tuổ.i đã được rà soát trong thời gian qua, chiếm 86%, trong đó TP.HCM có tỷ lệ tiêm rất cao (97%). Thế nhưng, số ca mắc sởi trong độ tuổ.i này không có xu hướng giảm", TS.BS Nguyễn Vũ Thượng nhấn mạnh.
Nhận định nguyên nhân của tình trạng này, ông Thượng cho rằng đối tượng tiêm chủng được rà soát thông qua Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia chưa được quản lý hết. Còn rất nhiều trẻ không triển khai tiêm được vaccine, đa số trong các gia đình có biến động dân cư.
Một bệnh nhi được điều trị sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). Ảnh: Khương Nguyễn.
Qua khảo sát có tới 27% phụ huynh không đồng ý cho trẻ tiêm vaccine, 23% trẻ trên địa bàn không nằm trong danh sách tiêm vaccine. Như vậy, đối tượng cần được tiêm đang bị bỏ sót nhiều.
"Đây chính là nguyên nhân khiến số ca mắc sởi vẫn gia tăng nhanh trong thời gian qua dù tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi cao", Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM nói.
Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM, dự đoán số ca mắc sởi sẽ tiếp tục gia tăng. Ông nhận định nguy cơ không chỉ ở các địa phương phía Nam mà sẽ bùng phát ở nhiều khu vực trên khắp cả nước nếu vấn đề miễn dịch cộng đồng với sởi chưa được giải quyết.
Nguyên nhân là "lỗ hổng tiêm chủng" khi có một thời gian dài Chương trình Tiêm chủng mở rộng thiếu vaccine, trong khi đó, ý thức tiêm chủng của người dân không nhiều, lo cơm áo gạo tiề.n, chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Bên cạnh đó, dịch sởi sẽ diễn biến theo chu kỳ 4-5 năm/lần.
"Khi biết được quy luật, chúng ta phải cùng nhau phòng tránh. Nguồn lây của bệnh không qua trung gian với tốc độ lây lan rất nhanh. Đặc biệt, hiện nay chúng ta đã có vaccine, dịch bùng phát hay không là phụ thuộc rất nhiều vào ý thức phòng bệnh của mỗi người. Vì vậy, việc chống dịch sởi không bao giờ là muộn", BS Khanh nhấn mạnh.
Tiêm vaccine phòng sởi càng sớm càng tốt
Theo Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM, người dân cần tiêm phòng sởi càng sớm càng tốt để tạo miễn dịch cộng đồng, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, phụ nữ chuẩn bị mang thai, người mắc các bệnh lý mạn tính như tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch. Điều quan trọng là tiếp tục rà soát tất cả người có nguy cơ mắc bệnh đang nằm ngoài diện bao phủ tiêm vaccine để tiêm vét, tiêm bù. Người dân chưa tiêm vaccine phòng sởi đủ thì cẩn thận khi đến các cơ sở y tế.
Trao đổi với Tri Thức - Znews, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết các phụ huynh cần đưa con em tiêm đầy đủ mũi, đúng lịch. Người lớn không nhớ rõ lịch sử tiêm chủng cần tiêm vaccine để phòng mắc bệnh, tránh lây lan cho những người xung quanh.
Đặc biệt, phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tiêm vaccine để bảo vệ thai kỳ và truyền kháng thể thụ động bảo vệ bé trước khi đến tuổ.i tiêm ngừa.
TP.HCM chính thức triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổ.i. Ảnh: Duy Hiệu.
"Ngoài tr.ẻ e.m, người lớn cũng là nguồn lây bệnh nhưng các triệu chứng có thể không điển hình như không mệt mỏi hoặc sốt cao như trẻ nhỏ, dễ nhầm lẫn với sốt siêu vi hoặc sốt phát ban thông thường khiến việc phát tán virus khó kiểm soát. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vaccine. Tuy nhiên, việc tiêm vaccine cần đạt độ bao phủ ít nhất 95% mới tạo được miễn dịch cộng đồng, ngăn ngừa virus sởi tiếp tục lây lan", bác sĩ Chính cho hay.
Tại TP.HCM, số ca mắc sởi ở trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổ.i đang gia tăng, vaccine sởi được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổ.i, do đó phụ huynh có thể đưa con đi tiêm sớm để phòng bệnh sớm.
"Chỉ trong một tuần sau khi triển khai tiêm vaccine sởi chống dịch cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổ.i, các trung tâm VNVC tại TP.HCM ghi nhận lượng tiêm vaccine sởi cho đối tượng này tăng đột biến, đạt gần 5.000 lượt tiêm", BS Chính thông tin.
Theo chuyên gia này, mũi 0 vaccine sởi tiêm từ 6 đến 9 tháng tuổ.i được xem là mũi vaccine chống dịch, giúp trẻ tăng cường phòng bệnh sởi, đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo trong tình hình dịch diễn biến phức tạp. Vaccine dành cho trẻ dưới 9 tháng tuổ.i an toàn, nếu có phản ứng thì thường là sốt nhẹ, đau ở vị trí tiêm.
Kết quả nghiên cứu của WHO trên hơn 2.000 trẻ cho thấy mũi tiêm sớm này giúp trẻ có miễn dịch từ 65-85%. Khi đủ từ 9 tháng tuổ.i trở lên, trẻ cần tiêm tiếp các mũi vaccine sởi để tăng cường hiệu quả miễn dịch.
Bộ NN&PTNT: Quyết liệt phòng chống cúm gia cầm trước nguy cơ bùng phát dịch lớn Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương rà soát, tổ chức tiêm vắc-xin CGC phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỉ lệ trên 80% tổng đàn có nguy cơ. Bộ NN&PTNT vừa có Chỉ thị số 8974/CT-BNN-TY về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống cúm gia cầm ở động vật trong bối...