Y bác sĩ đang nỗ lực gấp đôi, gấp ba và hơn thế nữa
Hàng nghìn trường hợp ca mắc COVID-19 mới được ghi nhận mỗi ngày, kéo theo sự gia tăng các bệnh nhân nặng và nguy kịch.
Các cán bộ, nhân viên y tế trong khối điều trị tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam đang phải nỗ lực gấp 2, gấp 3 và thậm chí nhiều hơn thế nữa.
Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, hình ảnh người chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu đã trở nên vô cùng quen thuộc trong bộ trang phục bảo hộ kín bưng. Họ phải đối mặt trực diện với kẻ thù vô hình để cùng bệnh nhân chiến đấu và chiến thắng. Họ đã quen với những âm thanh của máy móc, của mùi thuốc sát trùng, của những ngày trắng đêm khi bệnh nhân vẫn còn đang trong cơn nguy kịch.
Khi số trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 gia tăng, theo một tỷ lệ thuận nhất định, số lượng bệnh nhân có triệu chứng, bệnh nhân nặng, nguy kịch cũng gia tăng theo, tạo nên gánh nặng không hề nhỏ trên đôi vai của những nhân viên y tế tham gia khối điều trị.
Một bệnh nhân nặng cần nhiều y bác sĩ chăm sóc
TS.BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, kiêm Giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP. HCM với quy mô 1.000 giường cho biết: “Theo cách tính thông thường, trung bình mỗi bệnh nhân cần 2 nhân lực y tế thì đối với trường hợp các bệnh nhân nặng, nguy kịch, tỷ lệ này sẽ gia tăng lên gấp 3. Trong trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, nguy kịch thì gánh nặng này càng lớn bởi yêu cầu túc trực chăm sóc, sẵn sàng cho những trường hợp diễn tiến bất thường cũng như nguy cơ lây nhiễm”.
“Các nhân viên y tế không chỉ làm việc gấp đôi, gấp ba mà có lẽ còn nhiều hơn thế nữa”. TS.BS Nguyễn Tri Thức chia sẻ thêm.
Để đáp ứng được nhân sự phục vụ công tác điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 đã được thành lập với hơn 650 nhân sự đến từ nhiều bệnh viện tuyến trung ương và địa phương trên cả nước mà theo cách gọi ví von của các bác sĩ là “tập hợp bác sĩ Liên hợp quốc”. Đang kề vai sát cánh tại đây có y bác sĩ của BV Chợ Rẫy, BV Thống Nhất (hai đơn vị của Bộ Y tế đóng tại TP Hồ Chí Minh), BV Nhân dân Gia Định, BV Nhân dân 115, BV Ung bướu (ba đơn vị của TP Hồ Chí Minh), BV 71 Trung ương (đóng tại Thanh Hóa), BV 74 Trung ương (đóng tại Vĩnh Phúc), các Sở Phú Thọ, Hải Phòng…
TS.BS Nguyễn Tri Thức chia sẻ, nguồn nhân lực tại bệnh viện được phân chia thành nhiều ca, kíp với sự “trộn lẫn” của các y bác sĩ từ các bệnh viện, các địa phương với nhiều chuyên khoa khác nhau. Điều đó vừa tạo sự đa dạng trong chuyên môn của từng đội, đáp ứng được yêu cầu quan trọng trong điều trị bệnh nhân COVID-19 khi các đội đều có sự tham gia, phụ trách bởi các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức; qua đó nâng cao năng lực, hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
Video đang HOT
“Việc trộn nhân lực trong mỗi đội còn tạo điều kiện cho các cá nhân có điều kiện học hỏi kinh nghiệm trong điều trị từ các bệnh viện, vùng miền khác nhau giúp nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm điều trị của cả ê kíp và tạo nên sự gắn kết, đoàn kết của cả một tập thể” – TS.BS Nguyễn Tri Thức chia sẻ thêm.
Trong thời gian tới khi theo kế hoạch nâng cao năng lực tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ nhân lực từ TP.HCM cũng như từ nhiều địa phương trên cả nước theo sự kêu gọi, điều động của Bộ Y tế.
Thông tin từ bệnh viện Quân Y 175, nơi vừa thành lập trung tâm điều trị COVID-19 với quy mô 200 giường để góp phần chia lửa điều trị cùng Thành phố, Thiếu tướng, PGS.TS. TTND Nguyễn Hồng Sơn – Giám đốc Bệnh viện Quân Y 175 chia sẻ: “Để đáp ứng nhanh chóng trước sự gia tăng của số lượng bệnh nhân COVID-19 thì công tác chuẩn bị, chăm sóc, điều trị là điều không hề đơn giản, các nhân viên y tế đã cố gắng hết sức, hết sức lớn.”
“Hơn một tháng nay nhân viên bệnh viện chúng tôi hầu như không về nhà, nhân viên y tế cũng đang phải đối mặt với những áp lực vô cùng lớn”. Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ thêm.
Bác sĩ chi viện TPHCM: "Tổ quốc cần, em sẵn sàng lên đường cống hiến"
Chia sẻ tận đáy lòng trên được bác sĩ Lưu Thị Kim Khuyên (26 tuổi) ở Ninh Bình tâm sự trước khi lên đường chi viện cho TPHCM chiến đấu giặc Covid-19, với quyết tâm "chưa hết dịch sẽ chưa trở về".
Chiều 13/7, Sở Y tế Ninh Bình tổ chức gặp mặt Đoàn cán bộ y tế tỉnh Ninh Bình tham gia công tác chống dịch Covid-19 tại TPHCM.
Tham dự buổi gặp mặt, 42 cán bộ y tế gồm: 10 bác sĩ, 30 điều dưỡng, y sỹ và 2 kỹ thuật viên (17 nữ và 25 nam) đều bồi hồi xúc động. Họ đều là những cán bộ trẻ, tâm huyết với ngành y và đã tình nguyện tham gia lên đường chi viện giúp TPHCM "chống giặc" Covid-19.
Đoàn cán bộ y tế tỉnh Ninh Bình tình nguyện lên đường tham gia công tác chống dịch tại TPHCM.
Nữ bác sĩ Lưu Thị Kim Khuyên, 26 tuổi, khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình tâm sự, được đứng trong hàng ngũ các y bác sĩ lên đường giúp TPHCM chống dịch đợt này cô rất vinh dự và tự hào.
"Tổ quốc cần em sẵn sàng lên đường cống hiến tuổi thanh xuân. Em xin cảm ơn các cấp lãnh đạo của bệnh viện cũng như ngành y tế đã tạo điều kiện để em có cơ hội được cống hiến sức trẻ", bác sĩ Khuyên nói.
Chị Khuyên tâm sự thêm, vì chưa có gia đình, tuổi trẻ còn dài, khi tình nguyện lên đường giúp TPHCM đã được bố mẹ ủng hộ nên chị càng tự tin và quyết tâm hơn. "Chúng em sẽ cố gắng hết mình, giúp bạn là giúp mình. Chưa hết dịch sẽ chưa trở về", nữ bác sĩ 26 tuổi quyết tâm.
Các bác sĩ trẻ tâm sự, chia sẻ với nhau trước giờ lên đường vào TPHCM.
Ông Vũ Mạnh Dương, Giám đốc Sở Y tế Ninh Bình cho biết, thực hiện Quyết định số 3338/ QĐ-BYT ngày 8/7/2021 của Bộ Y tế về việc huy động nhân lực để hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 (lần 2) tại thành phố Hồ Chí Minh và sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Y tế đã phát động phong trào tình nguyện đăng ký tham gia công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại TPHCM.
Ngay sau khi phát động, với tinh thần tình nguyện vì cộng đồng, trách nhiệm của lực lượng tuyến đầu và nghĩa cử cao đẹp của những cán bộ y tế, hàng trăm bác sĩ, điều duỡ̛ng, y sĩ từ các đơn vị y tế trực thuộc ngành Y tế đã đăng ký tình nguyện tham gia công tác phòng chống dịch.
"Trên cơ sở thực tế và yêu cầu phòng chống dịch, Sở Y tế đã chọn 42 cán bộ y tế, tại các cơ sở y tế trong tỉnh tham gia Đoàn công tác "đặc biệt" này. Trước khi lên đường hỗ trợ làm nhiệm vụ phòng chống dịch, các cán bộ y tế được tập huấn, hướng dẫn các quy định chuyên môn, quy trình kỹ thuật trong phòng chống dịch Covid-19; các biện pháp phòng chống lây nhiễm chéo. Đồng thời, 100% tình nguyện viên đều đã được lấy mẫu xét nghiệm và tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 1, mũi 2.
Ông Tống Quang Thìn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Bình tặng hoa chúc mừng trưởng đoàn cán bộ y tế Ninh Bình lên đường "chi viện" giúp TPHCM chống dịch.
Ông Tống Quang Thìn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ phòng chống dịch bệnh Covid -19 tỉnh Ninh Bình ghi nhận việc làm ý nghĩa, tinh thần nhân văn và ý thức trách nhiệm của ngành Y tế tỉnh nói chung và trên 40 bác sĩ, điều dưỡng, y sĩ nói riêng, trong cuộc chiến với dịch bệnh Covid-19.
Ông Thìn khẳng định, trước tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh tại TP HCM, nhân lực, vật lực gặp rất nhiều khó khăn, việc Đoàn công tác của tỉnh Ninh Bình sẵn sàng chi viện cho thành phố chống dịch là rất cần thiết và đáng trân trọng.
"Tôi mong rằng, với tinh thần quyết tâm cao và trình độ chuyên môn sẵn có, các bác sĩ, điều dưỡng, y sĩ lên đường công tác, sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chung sức, giúp đỡ nhân dân TPHCM vượt qua khó khăn, chiến thắng dịch bệnh", ông Thìn nói.
Ông Vũ Mạnh Dương, Giám đốc Sở Y tế Ninh Bình chia sẻ, động viên các y bác sĩ trước khi lên đường vào TPHCM.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Bình cũng cho rằng, đây vừa là trách nhiệm, nhưng cũng là cơ hội thực tế, để các y, bác sĩ trong Đoàn công tác được trực tiếp rèn luyện, làm việc trong môi trường nhiều khó khăn, khắc nghiệt, đầy nguy hiểm.
"Đoàn công tác cần thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch; trau dồi kinh nghiệm thực tiễn, để thực sự giỏi về chuyên môn, sâu về nghiệp vụ, tốt về y đức, để lại ấn tượng tốt đẹp, sự trân quý trong lòng người dân TPHCM.
Ngành Y tế và các đơn vị liên quan, tạo điều kiện tốt nhất, thường xuyên nắm bắt thông tin, cập nhật tin tức; bảo đảm các chế độ chính sách, có những hình thức động viên, khích lệ để Đoàn cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ đuợ̛c giao", Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Ninh Bình nêu rõ.
Các y, bác sĩ trẻ thể hiện tinh thần quyết tâm "chưa hết dịch sẽ chưa trở về".
Bác sĩ Nguyễn Văn Tuyên, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trưởng đoàn công tác bày tỏ sự xúc động, quyết tâm khi được các đồng chí lãnh đạo tỉnh, ngành Y tế quan tâm, tin tưởng, giao trọng trách thực hiện nhiệm vụ cao cả, tự hào.
"Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", Đoàn công tác sẽ cố gắng, nỗ lực hết mình, đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, đảm bảo an toàn cho bản thân và đồng nghiệp, cùng các lực lượng làm nhiệm vụ tại TPHCM từng bước đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh Covid-19", bác sĩ Tuyên chia sẻ.
'TP HCM còn 26 ổ dịch đang hoạt động' TP HCM còn 26 ổ dịch đang hoạt động gồm: 6 tại chợ, 12 tại khu dân cư, còn lại ở khu công nghiệp; 24 giờ qua, không phát sinh ổ dịch mới. Thông tin được bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), cho biết tại cuộc họp báo về tình...