Y bác sĩ Đà Nẵng không ăn Tết, lên giúp Gia Lai chống dịch
Chiều 5-2, đoàn y tế của Đà Nẵng đã lên đường hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại Gia Lai.
Đoàn gồm tám y, bác sĩ do bác sĩ Nguyễn Tiên Hồng (Phó Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng) làm trưởng đoàn.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã có mặt để động viên, tiễn đoàn lên đường thuận lợi bình an.
Lãnh đạo TP Đà Nẵng động viên và tiễn đoàn y tế TP lên đường làm nhiệm vụ tại Gia Lai. Ảnh: T.AN
Chia sẻ trước khi lên xe, anh Bùi Thức Thắng (Thạc sĩ Y tế công cộng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng), cho biết ngay khi dịch COVID-19 bùng phát tại Hải Dương, Quảng Ninh, anh và các đồng nghiệp đã chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng lên đường “chia lửa” với các địa phương.
“Mình nhận lệnh lên đường đi Gia Lai sáng nay. Không bất ngờ gì cả, cảm xúc lúc này là mình rất tự hào, chỉ mong nhanh chóng đến nơi để bắt kịp nhanh với công việc. Đối với Thắng và anh em trong đoàn, hành trang mang theo đó là sự quyết tâm, những kinh nghiệm trong thời gian chống dịch tại Đà Nẵng là cái lớn nhất” – anh cho hay.
Các y, bác sĩ Đà Nẵng sẵn sàng lên đường hỗ trợ địa phương bạn chống dịch COVID-19. Ảnh: T.AN
Lên đường trong thời điểm Tết Nguyên đán cận kề, anh Thắng cho biết dù bản thân có một chút buồn, nhưng mọi người trong đoàn đều xác định nhiệm vụ chống dịch COVID-19 mới là quan trọng nhất lúc này.
“Mình có hai con nhỏ, cháu lớn 6 tuổi, cháu nhỏ mới lên 3 tuổi, vợ mình cùng công tác trong ngành y nên cũng hơi khó khăn một chút. Tuy vậy, không riêng gì gia đình mình mà rất nhiều đồng nghiệp lúc này không có tâm trí để nghĩ đến việc sắm tết” – anh Thắng nói.
“Sáng nay trong lúc chở con đi học, mình có thủ thỉ với con là nếu ba đi công tác thì con ở nhà phải nghe lời mẹ dậy sớm, xách đồ giúp mẹ nghe. Con nhoẻn cười: “Ba phải hứa về sớm với con nha!”. Tuy còn nhỏ nhưng bé rất hiểu chuyện”- anh tự hào.
Anh Bùi Thức Thắng (Thạc sĩ Y tế công cộng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng) chào tạm biệt bạn bè để đến Gia Lai. Ảnh: T.AN
Bác sĩ Nguyễn Tiên Hồng (Phó giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng) cho hay, đoàn công tác gồm tám cán bộ có kinh nghiệm truy vết, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý các F1, F2 của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng và các trung tâm y tế quận, huyện.
Nhiệm vụ của đoàn là phối hợp với nhân lực y tế Gia Lai điều tra, truy vết, xử lý ổ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian làm việc tại đây, đoàn công tác chịu sự quản lý của Sở Y tế tỉnh Gia Lai.
“Lúc Đà Nẵng mình bị dịch, các ca bệnh tăng lên liên tục thì thực sự là mất tinh thần. Khi được Bộ Y tế, các bệnh viện tới hỗ trợ các kỹ thuật giám sát bệnh, truy vết thì mình như tiếp thêm động lực, từng bước đẩy lùi dịch bệnh. Giờ họ cũng trong hoàn cảnh mình thời điểm đó. Vì vậy, mình rất muốn chia sẻ với bạn những khó khăn, kinh nghiệm để họ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tùy vào mức độ, tình hình dịch mà đoàn sẽ về khi tình hình dịch tại Gia Lai được kiểm soát”- bác sĩ Hồng nói thêm.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh và Giám đốc Sở Y tế Ngô Thị Kim Yến tiễn đoàn lên đường. Ảnh: T.AN
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng cho biết việc Đà Nẵng cử đoàn y tế chi viện Gia Lai thể hiện tinh thần trách nhiệm, tương thân tương ái, đặc biệt là sự trả nghĩa với các địa phương.
“Trong đợt dịch thứ hai, TP đã gặp vô vàn khó khăn, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn của các địa phương trên cả nước khi cử đội ngũ y, bác sĩ đến “chia lửa” với Đà Nẵng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp TP chúng ta vượt mọi khó khăn, chiến thắng dịch bệnh.
Bây giờ chúng ta sẽ thể hiện tinh thần, trách nhiệm đó đối với các địa phương khác. Các đồng chí sẽ mang trách nhiệm, kinh nghiệm của mình đến hỗ trợ cho Gia Lai, nơi tình hình dịch bệnh đang hết sức phức tạp. Không phải bỗng dưng mà Trung ương chọn Đà Nẵng hỗ trợ cho địa phương bạn, đây là niềm tự hào về đội ngũ y, bác sĩ của chúng ta. Với tất cả niềm tin và sự tự hào đó, tôi chúc các đồng chí lên đường mạnh khỏe, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đúng với kỳ vọng của Đảng bộ và nhân dân TP” – ông Quảng nhắn nhủ.
Xôn xao vụ một bác sĩ ở Gia Lai 'khai gian' dịch tễ khi đến BV Nhi đồng 1 TP.HCM
Một bác sĩ công tác ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai là F1 của bệnh nhân Covid-19, 'khai gian' thông tin trong tờ khai y tế khi đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM khám bệnh.
Khai báo y tế tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM . ẢNH: DUY TÍNH
Bác sĩ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai 'khai gian' thông tin dịch tễ
Trưa 4.2, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM có báo cáo trường hợp tiếp xúc gần ca nhiễm Covid-19 (F1) đến khám bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 1 lại "khai gian" trong Tờ khai báo y tế.
Theo báo cáo, khoảng 5 giờ 30 đến 9 giờ ngày 2.2, ông Trần Thanh C. (32 tuổi) đưa bé (hơn 3 tháng tuổi, là con của bà Lê Thị Hương G.) đến phòng khám mắt tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Ông Trần Thanh C. là bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai, có tiếp xúc với bệnh nhân 1896, như vậy ông C. là F1 của bệnh nhân 1896. Tuy nhiên, ông Trần Thanh C. đến bệnh viện Nhi đồng 1 và thực hiện khai Tờ khai y tế lại "khai gian", ghi địa chỉ 45 Trần Thiện Chánh (Q.10, TP.HCM).
Ngoài ra, ông C. tự khai không có yếu tố dịch tễ, do đó được bộ phận sàng lọc phân loại là đối tượng không có yếu tố nguy cơ nên được phân vào phòng khám mắt.
Vào lúc 18 giờ 30 ngày 2.2, Bệnh viện Nhi đồng 1 nhận được thông tin ông Trần Thanh C. là F1 của bệnh nhân Covid-19 nên mới biết ông C. "khai gian".
Cách ly 20 nhân viên của Bệnh viện Nhi đồng 1 vì bác sĩ 'khai gian'
Bệnh viện đã khẩn trương điều tra và thực hiện cách ly 20 nhân viên (F2), thực hiện xét nghiệm Realtime PCR Covid-19 và kết quả xét nghiệm 20 nhân viên bệnh viện thuộc diện F2 đều âm tính.
Đồng thời theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), kết quả xét nghiệm của ông Trần Thanh C. (F1) - người "khai gian" thông tin dịch tễ, là âm tính với Covid-19.
Sau vụ việc, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 đảm bảo "bệnh viện an toàn" theo các tiêu chí của Bộ Y tế và công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện vẫn hoạt động bình thường.
Sáng 4.2: Phát hiện thêm 37 ca Covid-19 lây nhiễm cộng đồng
Qua trường hợp "khai gian" thông tin dịch tễ và bị phát hiện này, lãnh đạo Y tế TP.HCM cho rằng khai báo y tế trong sàng lọc Covid-19 chỉ phát huy tác dụng khi người khai báo trung thực và nội dung khai báo phải luôn được cập nhật kịp thời, nhất là yếu tố dịch tễ. Do đó, Sở Y tế khuyến cáo khai báo y tế khi đi khám bệnh tại các bệnh viện phải được xem là một trách nhiệm đối với xã hội của người khai báo. Bệnh viện cũng phải chú trọng trách nhiệm của bệnh viện trong tổ chức và khai thác dữ liệu khai báo giúp kịp thời sàng lọc những trường hợp nghi ngờ.
Bình Thuận kêu gọi những người về từ Gia Lai khai báo y tế Ngoài việc kêu gọi những người đến từ Gia Lai khai báo, Bình Thuận còn kêu gọi người dân kiểm tra, giám sát tại công đồng dân cư. Chiều 3-2, bác sĩ Nguyễn Quốc Việt, Giám đốc Sở Y tế, Phó Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 tỉnh Bình Thuận đã ký văn bản khẩn gởi các sở ban ngành, địa Phương trong...