Y bác sĩ BV Tuệ Tĩnh lại kêu cứu: Đại diện Học viện Y Dược học cổ truyền nói gì?
Đại diện Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam lên tiếng sau sự việc y bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh tiếp tục căng băng rôn cầu cứu do bị nợ lương.
Sáng 22/3, đại diện Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam xác nhận sự việc chiều qua (21/3) tại khuôn viên học viện, nhiều cán bộ y bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh mang theo băng rôn, khẩu hiệu tiếp tục phản đối bị nợ lương. Bệnh viện không đủ nguồn kinh phí để trả lương tháng 2 và 3/2022 cho cán bộ, nhân viên.
Vị đại diện cũng thông tin, ngày 18/3, lãnh đạo học viện thống nhất tiếp tục tạm ứng kinh phí cho bệnh viện để chi trả tiền từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp kết dư của học viện (theo hướng dẫn của Bộ Y tế). Phòng tài chính kế toán của học viện đang thực hiện các bước theo quy định để chi khoản này. Vì vậy, sau sự việc trên, ban giám đốc học viện chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp với công đoàn gặp gỡ, động viên và đề nghị y bác sĩ, người lao động bình tĩnh, không tụ tập đông người, gây mất ổn định nội bộ.
Các ý bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh đòi lương hồi tháng 1/2022. (Ảnh minh hoạ: Đ.H)
Ngay tối qua, Học viện Y Dược học cổ truyền một lần nữa gửi báo cáo đến Bộ trưởng Y tế mong giải quyết đứt điểm tình trạng khó khăn, vướng mắc của Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Trong báo cáo, lãnh đạo học viện nêu rõ về công tác tổ chức cán bộ và triển khai kế hoạch tái cơ cấu theo chỉ đạo của Bộ Y tế, tập thể lãnh đạo học viện thống nhất kiện toàn nhân sự ban lãnh đạo bệnh viện, thực hiện các giải pháp tái cơ cấu và định hướng phát triển bệnh viện. Học viện đã hoàn thiện thủ tục giới thiệu nhân sự, xin ý kiến Bộ Y tế
Video đang HOT
Để giải quyết dứt điểm tình trạng nợ lương, học viện cũng đưa vào dự thảo quy chế chi tiêu nội bộ chi trả phúc lợi người lao động Bệnh viện Tuệ Tĩnh như đối với viên chức của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam năm 2022.
Ngày 11 và 13/1, các y bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh từng xuống đường căng băng rôn do bị nợ lương 8 tháng. Nguyên nhân dẫn đến việc nợ lương thời gian dài do Bệnh viện Tuệ Tĩnh là đơn vị trực thuộc trường nhưng thực hiện cơ chế tự chủ từ tháng 1/2019, hoàn toàn độc lập về tài chính.
Tuy nhiên, hai năm qua, dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động. Bệnh viện gần như không có bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh trong quý 1/2021 đạt 15%, quý 2/2021 đạt 51,19% và quý 3/2021 đạt 12,1% so với số giường bệnh theo kế hoạch. Nguồn thu của không đủ để trang trải chi phí hoạt động thường xuyên, chỉ ưu tiên trả lương và các khoản trích nộp theo lương.
Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam với vai trò đơn vị chủ quản từng nhiều lần tạm ứng các khoản chi hỗ trợ khó khăn trước mắt cho Bệnh viện Tuệ Tĩnh.
Doanh nghiệp nợ lương, bảo hiểm xã hội của lao động lên tới gần 130 tỉ đồng
Tính đến tháng 2, số tiền doanh nghiệp nợ lương, bảo hiểm xã hội của người lao động lên tới gần 130 tỉ đồng.
Đáng chú ý, mức nợ lương bình quân là 22,3 triệu đồng/người, cao hơn so với năm 2021.
Ngày 19.2, Tổng liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho biết, tổng hợp từ các địa phương tính đến đầu tháng 2, có 19 doanh nghiệp ở 11 tỉnh, thành phố còn nợ hơn 44,5 tỉ đồng tiền lương của 1.992 người lao động, bình quân nợ 22,3 triệu đồng/người (giảm 30 tỉ và khoảng 3.000 người lao động so với năm 2021). Tuy nhiên, mức nợ lương bình quân cao hơn so với năm 2021 (bình quân là 15,7 triệu đồng/người).
Công nhân Công ty H&L (Đắc Lắk) tụ tập đòi nợ lương để sắm tết. Ảnh HOÀNG BÌNH
Ngoài ra, có 59 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) của 6.111 người lao động với tổng số tiền là hơn 82 tỉ đồng. 11 tỉnh, thành phố có nợ BHXH, gồm: Bình Phước, Cao Bằng, Đắk Nông, Gia Lai, Tiền Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Bình Thuận, Ninh Bình, Bến Tre, Thừa Thiên - Huế.
Sau tết Nguyên đán, đã có 6 doanh nghiệp thanh toán một phần hoặc toàn bộ tiền nợ lương là gần 5 tỉ đồng của 658 người lao động; 10 doanh nghiệp thanh toán toàn bộ số tiền nợ BHXH là 13,04 tỉ đồng. Hiện còn 13 doanh nghiệp nợ 39,5 tỉ đồng tiền lương và 49 doanh nghiệp nợ BHXH với số tiền 69, tỉ đồng.
Việc doanh nghiệp nợ lương, nợ BHXH cũng là một trong những nguy cơ tiềm ẩn tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công tại nhiều tỉnh, thành.
Trước tình hình trên, công đoàn đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp giải quyết tình trạng nợ lương và đóng BHXH cho người lao động. Ngoài ra, các cấp công đoàn đã dành nguồn lực để thăm, động viên, tặng quà cho người lao động tại các doanh nghiệp bị nợ lương, nợ BHXH.
Ngày 15.2, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có công văn hỏa tốc gửi các địa phương về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể.
Theo đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu LĐLĐ các cấp tăng cường phối hợp, đối thoại với các hiệp hội người sử dụng lao động tại địa phương, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế để nắm tình hình các doanh nghiệp, xây dựng quan hệ lao động, phòng ngừa, hạn chế thấp nhất tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công.
Công đoàn sẽ phối hợp với các cấp chính quyền, Sở LĐ-TB-XH, ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giải thể, có chủ bỏ trốn, nợ lương, không có khả năng trả thưởng, có nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động để có phương án ngăn chặn, hỗ trợ, giải quyết kịp thời, giảm thiểu tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công tự phát xảy ra.
Ông Phan Văn Anh, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho hay trong năm 2022, với chủ đề năm của Công đoàn Việt Nam là "Chăm lo việc làm, đời sống cho người lao động", các cấp công đoàn sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu đề xuất và tham gia xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền của người lao động; tổ chức thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Bến Tre: Thưởng Tết Nguyên đán cao nhất hơn 147 triệu đồng Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre, qua khảo sát 364 doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh có sử dụng từ 20 lao động trở lên, mức thưởng Tết Nhâm Dần 2022 cao nhất hơn 147 triệu đồng, thấp nhất 200.000 đồng. Ông Phạm Thanh Hùng, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre...