Y án tử hình kẻ giết, phi tang xác cha ở Hải Dương
Sáng 1/9, tại TP Hải Dương, TAND Tối cao đã mở phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Nghiêm Viết Thành (SN 1991, đường Điện Biên Phủ, Hải Dương) về tội giết người, cướp tài sản.
Theo cáo trạng, khoảng 22h 30 ngày 6/5/2009, Nghiêm Viết Thành sau khi đi học về đã bị bố là ông Nghiêm Viết Yên quát mắng về việc về muộn, mải chơi game.
Bị cáo Nghiêm Viết Thành trong trại giam
Thành đã dùng dao chém ông Yên chết.
Sau khi gây án, Thành mở két sắt lấy được hơn 8 triệu đồng. Để phi tang xác chết, Thành đã phân xác ông Yên ra rồi chở ra cầu Hải Tân (TP Hải Dương, cách nhà khoảng 3 km) vứt xuống sông phi tang.
Sáng 9/5/2009, các bộ phận thi thể ông Yên được phát hiện. Đến 21h cùng ngày, hung thủ trốn sang TP Nam Định và đến ngày thì bị bắt giữ.
Trước đó, trong phiên tòa sơ thẩm ngày 11/2009, TAND tỉnh Hải Dương đã tuyên phạt Thành 4 năm tù giam về tội cướp tài sản, tử hình về tội giết người, tổng hình phạt là tử hình. Sau đó, gia đình Thành đã có đơn kháng cáo và được TAND Tối cao chấp nhận, tuyên phạt tù chung thân.
Video đang HOT
Ngày 1/3/2011, Chánh án TAND Tối cao kháng nghị án phúc thẩm. Đến ngày 27/6/2011, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hủy bản án phúc thẩm và giao hồ sơ cho TAND Tối cao xử lại theo trình tự Giám đốc thẩm.
Tại phiên tòa, Thành đề nghị được giảm án để có cơ hội phụng dưỡng mẹ và chuộc lại lỗi lầm.
Trước đó, TAND Tối cao đã nhận được đơn của gia đình Thành xin cho Thành có cơ hội được sống vì bị cáo hiện là con trai duy nhất của nội tộc.
Trước phiên xét xử, trao đổi với PLVN, bà Nghiêm Thị Nguyên, mẹ của bị cáo Thành cũng cho biết trong thời gian Thành ở trại giam, bà đã nhiều lần vào thăm con và thấy Thành vẫn khỏe mạnh và tỏ ra ăn năn, hối cải trước hành vi của mình. “Nghe các chú cán bộ trại nói Thành ngoan lắm. Gặp cháu, mẹ con vừa mừng vừa tủi, Thành cũng nói là rất thương mẹ và ân hận vì sự nông nổi của tuổi trẻ. Vì thế trong thâm tâm tôi luôn hi vọng Thành sẽ có cơ hội được sống để làm lại cuộc đời”, bà Nguyên nói trong nước mắt.
Được nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án, Nghiêm Viết Thành đã khóc, xin lỗi vong linh của người cha và đề nghị một con đường sống để phụng dưỡng mẹ khi về già.
Sau giờ nghị án, HĐXX tuyên giữ nguyên mức án sơ thẩm đối với Nghiêm Viết Thành. Cụ thể, phạt 4 năm tù giam về tội cướp tài sản, tử hình về tội giết người. Tổng hình phạt là tử hình.
Bị cáo có 7 ngày trình đơn để xin Chủ tịch nước ân giảm.
Theo Lao Động
Từ những vụ án oan nghiệt ngẫm về đạo Hiếu đương đại
Có rất nhiều vụ án liên quan tới chữ Hiếu đã diễn ra và chưa dừng lại. Những nhát dao oan nghiệt vẫn vung lên, những lời chửi rủa thóa mạ vẫn được phun ra đẩy người cùng cực đến lằn ranh của tội ác. Pháp luật đã quá nhẹ nhàng hay nguồn cội của chữ Hiếu là tình cảm gia đình đã bị lung lay?
Gieo đòn roi, nhận quả đắng
Những ai đã từng được dự khán phiên tòa xét xử bị cáo Phan Minh Mẫn về tội giết cha hẳn đã không bao giờ quên được những giọt nước mắt đã rơi tại chốn pháp đình. Ngày 9/11/2009, Mẫn - sinh viên trường Cao đẳng kinh tế nghiệp vụ Phú Lâm đi học về tới nhà thấy cha mình là ông P.T.T. say rượu đang nằm ngủ dưới nền nhà.
Phan Minh Mẫn (trái) cùng người thân (bà nội, mẹ, em gái) trong giây phút Mẫn bị Tòa sơ thẩm tuyên án tử hình
Nghĩ đến cảnh ông thường xuyên say rượu, đánh chửi vợ con, đập phá đồ dùng trong nhà, Mẫn nảy sinh ý định giết cha. Kết thúc đau lòng, ông T. chết do bị con trai chích điện vào người trong nhiều phút. Phan Minh Mẫn bị bắt và lĩnh án tử hình. Tại phiên phúc thẩm của TAND Tối cao tại TP.HCM, Mẫn đã thừa nhận mình nảy sinh ý định giết cha do thấy cha thường say xỉn, đánh đập mẹ và hai anh em suốt nhiều năm.
Đại diện cho người bị hại, bà nội Mẫn nước mắt như mưa cầu xin Tòa cho cháu nội mình được sống khi nhắc lại những trận đòn roi của con trai mình đổ xuống đầu con dâu và cháu nội ngày ngày - nguyên nhân chính xô đẩy Mẫn phải đứng sau vành móng ngựa. Mẹ Mẫn cũng khẩn thiết xin Tòa giảm án cho con, bởi với bà, 20 năm bên chồng là những ngày tháng không ít đắng cay mà chỉ có đứa con trai là người chia sẻ.Phiên tòa đã khép lại với mức án được hạ xuống thành chung thân dành cho Phan Minh Mẫn - đứa con mang trọng tội giết cha. Phiên tòa đó đã trở thành một phiên tòa định mệnh cứu vớt một gia đình xiêu vẹo.
Thế nhưng cũng từ đây một câu hỏi cũng đặt ra rằng đã có quá nhiều những thảm cảnh diễn ra, những bản án nghiêm khắc được tuyên phạt như thế, nhưng tại sao mọi sự vẫn không dừng? Những nhát dao oan nghiệt vẫn vung lên, những lời chửi rủa thóa mạ vẫn được phun ra đẩy người cùng cực đến lằn ranh của tội ác. Phải chăng từ tận sâu thẳm nguồn cội, gốc rễ của chữ Hiếu đã bị lung lay? Như người cha xấu số của bị cáo Phan Minh Mẫn cứ hồn nhiên cho mình cái quyền được chửi vợ, đánh con mà không biết rằng chính điều đó đã là nguyên nhân đưa chính mình vào chỗ chết và đẩy đứa con trai thành kẻ bất hiếu và ra chốn pháp đình?
Bảo tồn chữ hiếu: Tình cảm quan trọng hơn pháp luật
Theo Bộ luật Hồng Đức - một bộ luật xưa nổi tiếng của Việt Nam - thì tội ác nghịch (mưu giết hay đánh ông bà cha mẹ) và tội bất hiếu (cáo giác hay chửi rủa ông bà cha mẹ) đều được liệt vào nhóm tội thập ác có nghĩa là những trọng tội nguy hiểm nhất và đi kèm với đó là những hình phạt nghiêm khắc nhất mà không được chế độ đặc xá, đại xá. Cổ luật nghiêm khắc là vậy nên trải qua hàng trăm năm áp dụng, hành vi bất hiếu đã mặc nhiên bị xã hội lên án kịch liệt trong bề dày của phong tục, tập quán. Và người phạm vào hành vi đó tuyệt đối không bao giờ được "bia miệng" của xã hội dung thứ.
Nhưng trong pháp luật đương đại, mọi hành vi dù là tội ác thì cũng cần phải được nhìn nhận suy xét ở nhiều góc độ, để từ đó không một ai bị oan ức và cũng không một kẻ nào lọt lưới trừng phạt. Với hành vi bất hiếu cũng vậy. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 nêu rõ rằng con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ. Phải chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt là khi cha mẹ già yếu, ốm đau. Nghiêm cấm ngược đãi, hành hạ, xúc phạm ông bà, cha mẹ...
Như vậy về nguyên tắc, hiện tượng đánh đập, mắng chửi, đày đọa, ngược đãi ông bà, cha mẹ là hành vi trái pháp luật. Nhưng nếu người vi phạm nghĩa vụ nói trên, mà chưa gây hậu quả nghiêm trọng, trước hết có thể bị xử phạt hành chính. Biện pháp hành chính áp dụng ở đây chủ yếu là nhằm giáo dục để cá nhân vi phạm nhận thức được sai phạm của mình, tự nguyện sửa chữa và chấm dứt hành vi vi phạm.
Còn ở những trường hợp nghiêm trọng hơn như hành vi đâm, chém, đấm, đá, đánh đập ông bà, cha mẹ có thể bị xử lý về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tình tiết tăng nặng do người bị đánh đập là ông, bà, cha, mẹ. Hành vi ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ (như đối xử tàn nhẫn, trái đạo đức, gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho ông bà, cha mẹ) cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ. Nhưng cũng cần lưu ý rằng những hành vi này hoặc chỉ bị khởi tố nếu có yêu cầu của người bị hại hoặc phải gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã từng bị chính quyền địa phương xử phạt hành chính rồi mà còn vi phạm...
Như vậy, với những quy định nhiều khi bị "mang tiếng" là nhẹ nhàng, pháp luật Việt Nam đã và đang chứng tỏ một điều rằng, sự từ tâm của cha mẹ, đạo đức của con cháu, tình đoàn kết, thương yêu trong nội bộ gia đình để duy trì, bảo tồn chữ Hiếu mới là điều quan trọng nhất, chứ không phải là những phiên tòa luôn ngập tràn nước mắt người trong cuộc.
Theo PLVN
Dùng đá đập vào đầu cha ruột đến chết Sau khi gây gổ và đánh ngã xuống đường, tên Bình đã dùng đá đập vào đầu cha ruột của mình đến chết. Theo thông tin ban đầu từ cơ quan chức năng thì vào ngày 29/7, Nguyễn Thanh Bình (SN 1989), cùng cha ruột của mình là ông Nguyễn Thanh (SN 1968) ở thôn Mỹ Tân, xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đại úy công an hy sinh khi truy bắt người đánh bắt thủy sản trái phép

Nhóm 'Lợn rừng' bảo kê xây dựng ở Hà Nội: Vừa chặn xe vừa đe dọa người

Nhóm ép khách mua 3 cây nhang 1,6 triệu đồng ở miếu Bà Chúa Xứ phải ngồi tù

La "Điên" bị tuyên phạt 5 năm tù

Triệu tập 18 thanh, thiếu niên liên quan vụ đăng thông tin đòi trả thù

Công an Quảng Ninh cảnh báo mã độc gián điệp ẩn trên Google play

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ gần 600 loại sữa giả tuồn ra thị trường?

Cầm dao chém bạn nhậu, người đàn ông ở Long An lĩnh 10 năm tù

Bắt giữ đối tượng xâm hại nữ bệnh nhân khi đi khám bệnh ở Hà Nam

Bắt tạm giam người được 'giải cứu' trong vụ '2 thiếu nữ bị bắt cóc' ở Cà Mau

Cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Chè Việt Nam bị đề nghị từ 11 đến 12 năm tù

Truy nã bị can Nguyễn Hoàng Sa về tội buôn lậu
Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn hot rần rần khắp MXH Việt: Kịch bản cười lộn ruột, chỉ tức nữ chính đơ như tượng đá ngàn năm
Phim châu á
1 giờ trước
Bé Bo nói 4 chữ với bố, cư dân mạng ào vào khen lia lịa: Chứng tỏ Hoà Minzy dạy con xịn cỡ này!
Sao việt
2 giờ trước
Chàng trai vừa gặp đã quỳ gối cầu hôn, thành công chinh phục bác sĩ thú y
Tv show
2 giờ trước
Khán giả bình phim Việt: 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' có xứng dự Oscar?
Hậu trường phim
2 giờ trước
Tom Cruise lộ ảnh bên Ana de Armas giữa tin đồn hẹn hò
Sao âu mỹ
2 giờ trước
Nạn nhân nữ trong vụ cháy 2 người tử vong là do quay lại lấy tài sản?
Tin nổi bật
2 giờ trước
Sau loạt biến cố, NewJeans có thể trở lại thời kỳ đỉnh cao?
Nhạc quốc tế
2 giờ trước
Xe động cơ đốt trong hỏng nhiều gấp đôi xe điện, có một điểm chung bất ngờ
Ôtô
2 giờ trước
Khối tài sản ấn tượng của Park Bo Gum "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"
Sao châu á
2 giờ trước
Tháng nào mẹ cũng đòi tôi trả 3 triệu tiền trông cháu, đến khi tôi giặt áo giúp chồng thì mới phát hiện ra toan tính của bà
Góc tâm tình
2 giờ trước