Y án 3 năm tù cho mẹ kế hành hạ con chồng
Bị mẹ kế đánh bầm dập khắp người, sáng hôm sau khi cháu A. đi học thì cô giáo mới phát hiện trên người cháu có nhiều vết thương nên báo công an.
Ngày 23-8, TAND tỉnh Tây Ninh xử phúc thẩm bác kháng cáo tuyên phạt bị cáo Trương Thị Thúy Ái (sinh năm 1981, ngụ xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu) ba năm tù giam về tội cố ý gây thương tích. Trước đó TAND huyện Gò Dầu đã xử sơ thẩm tuyên mức án trên, bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo Trương Thị Thúy Ái tại tòa phúc thẩm
Theo hồ sơ cháu A. (8 tuổi) là con riêng của anh Nguyễn Minh Khôi. Tháng 8-2014, sau khi kết hôn với bị cáo Ái, anh Khôi đưa cháu A. về sống chung với gia đình cùng với một người con con riêng của bị cáo.
Sáng ngày 22-3, bị cáo đưa cho cháu A. 5.000 đồng để đi học và nói là phải mang về 1.000 đồng, nhưng khi về cháu A. nói là đã lỡ đã xài hết. Nghe vậy, bị cáo chặt hai cây tầm vong đánh nhiều cái vào mông, lưng, chân và vai cháu A. Sau đó lại ngắt, nhéo nhiều cái vào người cháu A.
Video đang HOT
Sáng hôm sau khi cháu A. đi học thì cô giáo mới phát hiện trên người cháu có nhiều vết thương nên báo công an.
Kết luận giám định pháp y về thương tích của Trung tâm pháp y tỉnh Tây Ninh kết luận, tỉ lệ tổn thương cơ thể của cháu A. hiện tại là 16%.
Quá trình điều tra, bị cáo còn thừa nhận trước đó đã nhiều lần đánh cháu A.
Tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo cho rằng do hoàn cảnh khó khăn nên bị cáo thường xuyên nóng nảy nên dẫn đến việc đánh đập trên. Anh Khôi là cha ruột của cháu A. không yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại.
HĐXX xét thấy vụ án mang tính chất nghiêm trọng, hành vi của bị cáo đối với cháu A. đã gây tổn hại về thể chất lẫn tinh thần, sức khỏe của cháu. Bị cáo đã xâm phạm đến đối tượng cần được ưu tiên bảo vệ trong xã hội.
Đây là tình tình tiết tăng năng nên mức án cấp sơ thẩm áp dụng đối với bị cáo là phù hợp, vì thế tòa không chấp nhận kháng cáo của bị cáo.
Theo Thanh Tùng ( Pháp Luật TPHCM)
Bị tuyên y án, cán bộ ngân hàng rởm lăn ra ăn vạ
Không nghề nghiệp, song khi thì Chính tự nhận là nhân viên của Tập đoàn Viễn thông Quân đội, lúc lại ba hoa rằng làm việc tại một ngân hàng. Với miệng lưỡi ấy, đối tượng đã chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng bằng chiêu trò "chạy" việc làm.
Bị cáo Trần Thị Minh Chính tại phiên tòa phúc thẩm
Theo tài liệu tố tụng, thông qua một người quen, đầu tháng 4-2014, ông Ngô Văn Hà (trú ở xã La Phù, huyện Hoài Đức) gặp Trần Thị Minh Chính (SN 1973, trú tại phường Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội) để nhờ xin việc làm cho con trai. Gặp ông Hà, Chính "chém gió" rằng bản thân đang làm việc tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) và hứa sẽ lo được cho anh Ngô Văn Vũ là con trai ông Hà vào làm nhân viên của Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Đổi lại, tổng chi phí mà ông Hà phải đưa cho Chính là 280 triệu đồng để "quan hệ".
Ngày 8-4-2014, ông Hà đưa cho Chính một bộ hồ sơ xin việc của con trai cùng 100 triệu đồng "đặt cửa". Sau gần 1 tháng, lấy lý do cần thêm tiền để lo lót, Chính tiếp tục yêu cầu và ông Hà lại giao thêm 30 triệu đồng nữa. Nhận tiền xong, Chính quả quyết chỉ trong vòng 3 tháng, anh Vũ sẽ có quyết định đi làm. Thế nhưng sau mấy lần xin gia hạn, điều mong muốn của bố con ông Hà vẫn không thể trở thành hiện thực. Nhận thấy không còn trông đợi gì ở Chính, bị hại đành phải yêu cầu Chính hoàn trả lại tiền nhưng không kết quả. Cực chẳng đã, ông Hà đã làm đơn tố cáo hành vi của Chính tới cơ quan công an.
Ngoài lần lừa đảo nêu trên, giữa năm 2014, Chính "bắn tin" cho một số người quen biết rằng đối tượng là cán bộ của một ngân hàng, làm việc tại phòng giao dịch Vương Thừa Vũ và có quan hệ rộng nên có thể xin được việc làm cho người khác. Tiếp nhận thông tin từ người quen, ông Phạm Tuấn Ngọc (trú ở huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) tìm gặp Chính nhờ vả xin việc cho con gái tên Phạm Thị Minh Phương được vào làm việc tại một bệnh viện.
Chính hứa hẹn con gái ông Ngọc sẽ sớm được vào Khoa Phẫu thuật, Bệnh viện Đa khoa Mê Linh (huyện Mê Linh, Hà Nội) làm việc với điều kiện ông Ngọc cần chuyển ngay cho Chính 160 triệu đồng. Không chút do dự, ngày 27-8-2014, ông Ngọc dẫn cô con gái đến nhà Chính gửi bộ hồ sơ xin việc cùng 100 triệu đồng "đặt cọc". Nhưng cũng như lần trước, chiếm đoạt được tiền xong, Chính không có bất kỳ động thái gì để thực hiện cam kết mà nhanh chóng ăn tiêu hết số tiền của ông Ngọc.
Với chiêu trò gian dối để chiếm đoạt tổng cộng 230 triệu đồng của 2 bị hại nêu trên, ngày 22-3-2016, TAND quận Nam Từ Liêm đã đưa Trần Thị Minh Chính ra xét xử và tuyên phạt bị cáo 7 năm 6 tháng tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", theo khoản 3, Điều 139-BLHS. Về dân sự, cấp tòa sơ thẩm cũng buộc bị cáo phải bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho các bị hại. Không đồng tình với mức án phải nhận, Chính lập tức có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Tại phiên tòa phúc thẩm vào ngày 10-6 vừa qua, Chính liên tục đề nghị hoãn xử nhưng lại không đưa ra được lý do gì chính đáng. Xem xét lại toàn bộ nội dung vụ án cùng bản án sơ thẩm, HĐXX phúc thẩm TAND TP Hà Nội nhận thấy không có căn cứ để chấp thuận kháng cáo của nữ nhân viên Viettel rởm. Do đó, Tòa án Hà Nội đã quyết định tuyên y án sơ thẩm... Tòa vừa dứt lời tuyên án, Trần Thị Minh Chính liền gào khóc thảm thiết và lăn đùng ra ăn vạ, ngay trong vành móng ngựa.
Theo_An ninh thủ đô
Y án tử hình kẻ cầm đầu băng nhóm kẹo kéo đâm chết người Ngày 4/3, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh xử phúc thẩm đã bác đơn kháng cáo xin giảm án của các bị cáo và đại diện hợp pháp của gia đình bị hại, giữ nguyên mức hình phạt của bản án sơ thẩm tuyên Nguyễn Văn Cường (24 tuổi, ngụ tỉnh Kiên Giang) tử hình, Nguyễn Thanh Liêm (21 tuổi, ngụ...