Y-20 Trung Quốc có nguy cơ biến thành “khủng long không biết bay”
Về việc gần đây rộ lên thông tin Ukraina sẽ bán và cấp giấy phép sản xuất động cơ máy bay công suất lớn D-18T cho Trung Quốc, một vị quan chức lãnh đạo ngành công nghiệp hàng không Ukraina đã lên tiếng khẳng định là không hề có chuyện đó.
Trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn Interfax, Ukraina, vị quan chức này cho biết, từ trước đến nay các quan chức quốc phòng Ukraina và công ty sản xuất động cơ máy bay vận tải “Motor Sich” không hề có ý định bán và cấp phép sản xuất động cơ D-18T hiện đang sử dụng trên máy bay vận tải hạng nặng An-124-100 “Ruslan” cho Trung Quốc.
Trước đây, một số tờ báo và trang tin điện tử Ukraina đã đăng tải thông tin từ các phương tiện truyền thông Đức và Trung Quốc cho rằng Ukraina đang chuẩn bị bán và cấp phép sản xuất động cơ máy bay vận tải D-18T cho Trung Quốc. Dự kiến loại động cơ này sẽ được sử dụng trên máy bay vận tải hạng năng Y-20 mà họ đáng thử nghiệm tính năng.
Video đang HOT
Máy bay vận tải hạng nặng An-124-100 của Ukraina
Các thông tin trên cho biết, vì động cơ WS-20 của Trung Quốc không đáp ứng được yêu cầu về lực đẩy nên Trung Quốc phải mua động cơ từ Ukraina. Đây hoàn toàn có thể chỉ là mong muốn của người Trung Quốc vì từ trước đến nay sản xuất động cơ công suất lớn và có độ tin cậy cao luôn là một vấn nạn của ngành chế tạo động cơ máy bay Trung Quốc, thậm chí có học giả Trung Quốc đã phải thừa nhận, động cơ máy bay Trung Quốc còn kém Nga, Mỹ khoảng cách hàng chục năm về công nghệ
Vấn đề này đã được thể hiện rõ qua các thế hệ động cơ máy bay chiến đấu quốc nội của Trung Quốc có công suất thấp như: WS-10, WS-13, WS-15… Các loại động cơ này sử dụng trên các máy bay chiến đấu Trung Quốc không tạo được sự tin cậy và thường xuyên gặp trục trặc nên Trung Quốc thường xuyên phải nhập hàng nghìn động cơ RD-93 và AL-31FN của Nga để trang bị trên các máy bay chiến đấu của mình và trên các máy bay xuất khẩu ra nước ngoài như JF-17 bán cho Pakistan.
Vị quan chức này chỉ rõ, Ukraina không hề có ý định bán cho Trung Quốc loại động cơ sử dụng trên máy bay vận tải hạng nặng này mà chỉ công bố một kế hoạch dài hạn để nâng công suất động cơ lên 27-29 tấn. Động cơ D-18T cải tiến được đặt tên là D-18TM và có giá thành cao hơn động cơ thế hệ trước nhưng rõ ràng là nó sẽ đáp ứng rất tốt yêu cầu về lực đẩy của động cơ, có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng trên các loại máy bay vận tải hạng nặng nhất trên thế giới.
Y-20 của Trung Quốc có ngoại hình rất giống An-124
Các phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin là công ty sản xuất động cơ máy bay Ukraina định bán động sơ siêu nặng D-18T cho Trung Quốc là hoàn toàn vô căn cứ, gây nhiễu loạn thông tin làm ảnh hưởng đến Ukraina. Sự phủ nhận chính thức này của các quan chức quân sự Ukraina chắc hẳn sẽ làm cho người Trung Quốc rất phiền lòng. Y-20 vừa ra mắt đã gây chấn động giới quân sự Mỹ và phương Tây, các phương tiện truyền thông Trung Quốc tung hô ầm ĩ, so sánh Y-20 như là một con “khủng long bay”. Thế nhưng, nếu không được trang bị động cơ tương thích thì có thể nó chỉ là “khủng long không biết bay”.
Theo ANTD
L-15 Trung Quốc chưa phải là đối thủ của Yak-130 Nga
Mẫu máy bay huấn luyện Yak-130 của Nga đang gặp phải cạnh tranh từ mẫu máy bay L-15 giá rẻ của Trung Quốc.
Theo nguồn tin từ một nhà xuất khẩu vũ khí của Nga, Bangladesh và Việt Nam đã cùng đạt được thỏa thuận về việc mua máy bay tập huấn chiến đấu Yak-130 (cũng có những nguồn tin khác phủ nhận khả năng Việt Nam mua Yak-130). Trong khi đó, tại các thị trường khác ở châu Á, Nga đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ mẫu máy bay Hongdu L-15 của Trung Quốc.
"Không có viễn cảnh nào cho chúng ta ở thị trường Trung Quốc vì các kỹ sư của nước này đã phát triển thành công thế hệ máy bay riêng của họ. Bề ngoài, L-15 có khá nhiều điểm tương đồng rõ rệt với Yak-130", ông Sergei Kornev, người chuyên trách lĩnh vực hàng không của Rosoboroexport cho biết.
Theo ông Kornev, Rosoboroexport vẫn hi vọng sẽ bán được thêm nhiều máy bay Yak-130 nữa cho các khách hàng châu Á do mẫu máy bay này vẫn chiếm ưu thế nhất định so với mẫu máy bay tương tự của Trung Quốc.
Mẫu L-15 được thiết kế để có thể bay ở tốc độ siêu âm, điều này gây khó khăn cho công tác triển khai và bảo trì bảo dưỡng vì nó đòi hỏi phải trang bị một cơ sở thiết bị hàng không có tính chuyên môn cao.
Trong khi đó, Yak-130 có tốc độ cận âm và được cài đặt nhiều chế độ tự động điều khiển trong một vài điều kiện nhất định, dễ dàng và thuận lợi hơn cho tác chiến và duy trì hoạt động, ông Kornev nhấn mạnh thêm.
Tại triển lãm hàng không Trung Quốc diễn ra ở Vũ Hải vào tháng 11/2012, hãng xuất nhập khẩu Công nghệ Hàng không Trung Quốc (Catic) đã ký một hợp đồng bán 12 chiếc máy bay L-15 cho một khác hàng nước ngoài chưa rõ tên. Động thái này diễn ra đồng thời với việc trình diễn hai loại động cơ máy bay phản lực mới là Minshan và Jiuzhai.
Minshan được dùng cho loại máy bay cần công xuất lực đẩy cho khoảng từ 4 đến 5 tấn trong khi Jiuzhai được thiết kế cho loại máy bay có sử dụng công nghệ đốt không cần hóa chất phụ. Loại động cơ này được kỳ vọng sẽ dùng cho máy bay phản lực tập huấn K-8 hoặc các máy bay phản lực thương mại nhỏ.
Hiện tại, L-15 sử dụng động cơ AI222F của Ukraine với công suất lực đẩy khoảng 4,2 tấn. Đồng thời, theo ông Igor Kravchenko - nhà thiết kế tại Ivachenko-Progress - các động cơ AI222F tiếp tục được chuyển về Trung Quốc. Phía Ukraine đã nhận được đơn đặt hàng cho 250 động cơ AI222F và đơn hàng này sẽ được giao từ nay cho đến năm 2015.
Trong một thông cáo mới nhất gần đây, ông Kravchenko nhận định, nền tảng thiết kế hàng không của Trung Quốc mới chỉ bắt đầu và có vẻ vẫn chưa thể gia nhập vào thị trường cung cấp trong thời gian trước mắt, nhất là khi Trung Quốc còn quá lệ thuộc vào động cơ AI222.
Cũng vì vậy, ông Kravchenko cho rằng, sẽ không hề có bất cứ một "nguy cơ khẩn thiết" nào đối với doanh thu của AI222 hiện nay.
Cũng tại triển lãm hàng không năm 2012 ở Vũ Hải, Trung Quốc cũng đã từng phô trương về động cơ Tai Han đồng hạng với thế hệ AI32F và một động cơ 8 tấn khác được thiết kế tương đương với mẫu RD33/93 nhưng kể đó đến nay chưa một mẫu nào trong số đó có khả năng làm tổn hại gì đến doanh số bán các động cơ máy bay của Nga tại thị trường Trung Quốc.
Theo ANTD
Chiến lược "xiết mới, nới cũ" khiến Trung Quốc "lạc lối và tụt hậu" Không ai xếp các loại máy bay J-7, J-8 và Q-5 của Trung Quốc vào thế hệ thứ 3 như họ tự nhận và cũng thật khập khiễng khi so sánh J-10, J-11 và JH-7 của Trung Quốc với những máy bay thế hệ thứ 4 của Nga như Su-34, Su-35 và Mig-35. Một trong những nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ...