Ý: 101 bác sĩ tử vong vì Covid-19, bệnh nhân 2 tháng tuổi hồi phục
Giữa lúc nước Ý đón tin vui là một đứa bé 2 tháng tuổi, bệnh nhận Covid-19 nhỏ tuổi nhất, vừa hồi phục và xuất viện thì cũng tại Ý 101 bác sĩ tử vong kể từ khi dịch bùng phát ở nước này vào tháng 2.
Các nhân viên y tế bên cạnh một bệnh nhân Covid-19 trong phòng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Circolo ở thành phố Varese, Ý ngày 9.4 . Ảnh Reuters
Trong thông báo ngày 9.4, Hiệp hội y tế Ý FNOMCeO cho biết: “101 bác sĩ đã qua đời vì Covid-19 và con số có thể tiếp tục tăng, bao gồm những bác sĩ nghỉ hưu được chính phủ kêu gọi tham gia cuộc chiến chống lại đại dịch”, theo AFP.
Truyền thông Ý ước tính hơn 30 y tá và nhân viên y tế khác cũng đã tử vong vì Covid-19.
Đến nay, Ý ghi nhận hơn 17.000 trường hợp tử vong, cao nhất thế giới, và gần 140.000 ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19.
Viện y tế cộng đồng ISS tại thủ đô Rome ước tính 10% trong tổng số ca nhiễm ở Ý là người làm việc trong lĩnh vực y tế.
“Chúng ta không thể tiếp tục để cho các bác sĩ, nhân viên y tế chiến đấu chống lại Covid-19 nhưng thiếu thiết bị, đồ bảo hộ”, chủ tịch FNOMCeO Filippo Anelli nói.
Thông tin về những bác sĩ qua đời vì Covid-19 được đưa ra sau khi một em bé 2 tháng tuổi, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất ở Ý, đã vượt qua căn bệnh này và được cho xuất viện cùng với mẹ. Cả hai mẹ con nhập viện ở thành phố Bari vào ngày 18.3.
Châu Âu tiếp tục chứng kiến số ca nhiễm, tử vong vì Covid-19 gia tăng.
Video đang HOT
Ở Anh, số ca nhiễm tăng lên hơn 60.000, với hơn 7.000 người tử vong. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã trải qua 3 ngày điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt vì mắc Covid-19 và chính phủ thông báo tình trạng sức khỏe của ông cải thiện.
Bên cạnh đó, Tây Ban Nha và Ý tiếp tục chứng kiến hàng trăm người chết mỗi ngày dù các cơ quan y tế nhận thấy một số dấu hiệu, nhưng chưa thể khẳng định dịch đã đạt đỉnh.
Chính phủ Pháp dự kiến sẽ gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc được áp dụng hôm 17.3 và sắp hết hạn vào ngày 15.4 sau khi tổng số người chết vì Covid-19 tăng vọt lên hơn 10.000, với hơn 83.000 ca nhiễm.
Trong khi đó, một số quốc gia châu Âu như Áo, Đan Mạch, Na Uy, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Slovenia đang cân nhắc khả năng nới lỏng lệnh phong tỏa ngay cả khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo đây không phải là thời điểm thích hợp.
Một nghiên cứu mới đây của Đại học Hoàng gia London (Anh) ước tính các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội có thể giúp giúp ngăn chặn nguy cơ ít nhất 21.000 người chết vì Covid-19 tại 11 quốc gia châu Âu.
Phúc Duy
Bệnh nhân Mỹ ồ ạt thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19
Hàng trăm bệnh nhân đồng ý thử nghiệm remdesivir, loại thuốc có triển vọng chống được một số chủng virus corona, trong bối cảnh Mỹ là vùng dịch lớn nhất.
Covid-19 đã khiến bác sĩ Jag Singh trở thành bệnh nhân tại chính bệnh viện của ông. Singh rất hoảng hốt sau khi xem ảnh chụp X quang lá phổi của mình. Khi Singh được đẩy vào phòng chăm sóc tích cực tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở thành phố Boston, bang Massachusetts, các đồng nghiệp hỏi ông có muốn dùng tới biện pháp hỗ trợ sự sống.
Khi họ đề nghị ông tham gia thử nghiệm remdesivir, một loại thuốc có triển vọng chống lại một số chủng virus corona, "thậm chí không một lần chữ không xuất hiện trong đầu tôi", Singh, một chuyên gia về tim nói.
Nhiều bệnh nhân Covid-19 trên khắp thế giới đã gấp rút tham gia các nghiên cứu về remdesivir được mở tại các bệnh viện trong vài tuần qua. Sự quan tâm lớn đến mức Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đang mở rộng nghiên cứu và gần như đạt mục tiêu ban đầu là 440 bệnh nhân. Nhà sản xuất thuốc Gilead Science có trụ sở tại California cũng nhanh chóng đẩy mạnh các nghiên cứu riêng.
"Tôi sẽ ghi tên gia đình mình" nếu nhu cầu tăng lên, bác sĩ Libby Hohmann, người giám sát Singh và gần 30 người khác trong thử nghiệm của NIH ở Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, nói. Không có thuốc điều trị Covid-19 đã qua kiểm định hiện là "điều khủng khiếp".
Đối với phần lớn mọi người, Covid-19 gây triệu chứng nhẹ hoặc trung bình, có thể bao gồm sốt và ho, nhưng đôi khi họ bị viêm phổi và phải nhập viện. Nguy cơ tử vong cao hơn đối với người lớn tuổi hoặc người có bệnh lý nền.
Lọ thuốc remdesivir đang được kiểm tra trực quan tại trụ sở của Gilead Science ở California hôm 20/3. Ảnh: AP.
Remdesivir được điều chế nhằm can thiệp vào một loại enzyme tái tạo vật liệu di truyền của virus. Trong các thử nghiệm trên động vật chống lại SARS và MERS, các dịch bệnh cũng do virus corona gây ra, thuốc đã giúp ngăn lây nhiễm và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng khi được sử dụng sớm trong quá trình phát bệnh. Remdesivir cho thấy hiệu quả rõ ràng hơn trong quá trình thử nghiệm so với nhiều liệu pháp tiềm năng và các nghiên cứu gần đây có thể giúp loại thuốc này được đưa vào sử dụng.
Gilead đã trao remdesivir cho hơn 1.700 bệnh nhân trong từng trường hợp khẩn cấp, nhưng sẽ thêm nhiều người được giúp đỡ nếu công ty thực hiện các nghiên cứu cần thiết để chứng minh độ an toàn và hiệu quả, giám đốc điều hành Dan O'Day viết trong thư gửi công chúng gần đây.
"Nhiều người đã tìm đến Gilead để nhận remdesivir thay bạn bè hoặc người thân. Tôi chỉ có thể hình dung họ đã phải cảm thấy thế nào trong tình huống đó", O'Day viết. "Chúng tôi đang thực hiện cách tiếp cận có đạo đức và trách nhiệm".
Trong một bức thư khác hôm 4/4, O'Day cho biết công ty có 1,5 triệu liều remdesivir, tương đương hơn 140.000 liệu trình điều trị, tùy thuộc thời gian điều trị cần kéo dài bao lâu. Công ty đang cung cấp thuốc miễn phí và đặt mục tiêu 500.000 liệu trình vào tháng 10 và hơn một triệu vào cuối năm nay.
Gilead cung cấp remdesivir cho hai nghiên cứu ở Trung Quốc và dự kiến cho kết quả vào cuối tháng. Công ty cũng công bố hai nghiên cứu cho bệnh nhân đã nhập viện ở Mỹ, châu Á, châu Âu và những nơi khác. Bệnh nhân nghiêm trọng được thử nghiệm 5 ngày so với liệu trình điều trị gồm 10 ngày. Bệnh nhân ở mức vừa phải có thể so sánh hai lựa chọn đó với chăm sóc tiêu chuẩn.
"Có quá nhiều lo lắng về dịch bệnh đến mức các bệnh nhân rất quan tâm" và không ai được đề nghị thử nghiệm mà từ chối", bác sĩ Arun Sanyal, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Commonwealth Virginia ở thành phố Richmond thuộc bang Virginia, cho biết.
Bệnh nhân đầu tiên đăng ký là một người đàn ông trung niên. Ông rất khỏe mạnh cho đến khi tiếp khách từ bang khác đến chơi cách đây vài ngày. Ông sau đó xuất hiện triệu chứng nhiễm nCoV, chuyển biến thành khó thở và phải hỗ trợ oxy.
Tại Trung tâm Y tế Đại học Bệnh viện Cleveland, bác sĩ Grace McComsey đã tuyển được gần 10 bệnh nhân tham gia thử nghiệm. "Chúng ta đang chứng kiến ngày càng nhiều người trẻ tuổi hơn, chỉ khoảng 30, bị nhiễm bệnh", McComsey nói.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân Covid-19 từ xe cứu thương vào phòng cấp cứu của bệnh viện ở bang New Jersey hôm 4/4. Ảnh: Reuters.
Nghiên cứu của NIH là thử nghiệm nghiêm ngặt nhất, so sánh remdesivir với việc tiêm giả dược (thuốc không có tác dụng điều trị bệnh nhưng cũng không gây hại đến sức khỏe bệnh nhân) và cả bệnh nhân lẫn bác sĩ đều không biết kết quả sẽ thế nào cho đến khi nghiên cứu kết thúc. Ngoài Mỹ, nghiên cứu còn được tiến hành ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.
Tại thành phố Chicago, bang Illinois, cụ ông 89 tuổi là người đầu tiên tham gia tại Bệnh viện Northwestern Memorial và "gia đình rất vui mừng" khi ông tham gia, bác sĩ về bệnh truyền nhiễm Babafemi Taiwo cho biết. Tại Đại học California, Irvine, bác sĩ Alpesh Amin đã ghi danh một số bệnh nhân. Tất cả đang được chăm sóc tiêu chuẩn, thậm chí ngay cả khi họ dừng sử dụng giả dược thay vì remdesivir, Amin nói.
Bác sĩ Singh nói rằng ông sẵn sàng nắm lấy cơ hội đó để khoa học đạt tiến bộ, ngay cả khi thử nghiệm kết thúc mà không ích gì đối với ông. Singh hiện hồi phục tại nhà sau một tuần nằm viện.
"Từ ngữ giả dược có thể khiến một số người sợ hãi, nhưng thử nghiệm nghiêm ngặt là cần thiết để tránh dẫn đến hy vọng sai lầm hoặc sử dụng thứ gì đó không an toàn. Tuy nhiên, thật khó khăn khi đối mặt với những bệnh nhân sử dụng liệu pháp chưa được kiểm chứng", Hohman nói. "Điều tồi tệ nhất là nhìn thấy một số người còn trẻ nhưng mắc bệnh, như một ông bố ba con 49 tuổi đang phải được hỗ trợ sự sống. Điều đó thật khủng khiếp".
Huyền Lê
Bác sĩ Mỹ: 'Là chiến sĩ trong trận chiến chống dịch, tôi cũng sợ' Là những người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế không thể để lộ sự sợ hãi, hoang mang của mình để tránh khiến mọi người thêm hoảng loạn. Zing.vn trích dịch bài chia sẻ đăng trên CNN của Prateek Harne - bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Đại học Y khoa SUNY ở Syracuse, New...