Xy lanh ôtô và những điều cần biết rõ
Trên thực tế, một chiếc xe hoạt động tốt sẽ có công suất động cơ hiệu quả cao do sở hữu hệ thống xy lanh ôtô chất lượng.
Tìm hiểu rõ về xy lanh ôtô. Ảnh: Lâm Anh
Xy lanh ôtô là gì?
Xy lanh là nơi diễn ra quá trình đốt cháy nhiên liệu giúp piston chuyển động, trục khuỷu quay, tạo không gian hút và nén khí trong quá trình vận hành xe.
Không gian xy lanh (buồng đốt) thường có thể tích không cố định mà thay đổi theo chuyển động của piston và luôn được giới hạn bởi đỉnh piston, nắp và thành xy lanh.
Dung tích xy lanh là phần thể tích được giới hạn bởi 2 mặt phẳng vuông góc tính từ tâm của xy lanh đi qua điểm chết trên và điểm chết dưới.
Nguyên lý hoạt động của xy lanh ôtô
Video đang HOT
Hoạt động của xy lanh ôtô đóng vai trò quan trọng trong việc giúp động cơ tạo ra công suất, thông qua việc điều hướng chuyển động của piston và đốt cháy nhiên liệu.
Theo đó, động cơ ôtô được cấu thành từ một bộ xy lanh và piston. Để tạo ra công suất cho xe, động cơ ôtô cần trải qua 4 giai đoạn gồm nạp, nén, công suất và xả.
Trong giai đoạn nạp, piston di chuyển bên trong xy lanh, van nạp mở để nhiên liệu tràn vào hòa trộn với không khí.
Piston nén không khí và nhiên liệu tạo thành hỗn hợp dễ cháy, đây chính là giai đoạn nén.
Sau đó hỗn hợp này được đốt cháy, sinh ra tia lửa phục vụ cho quá trình khởi động và vận hành của động cơ.
Vào cuối chu trình, van đầu sẽ mở để piston di chuyển xuống và cho luồng khí thải thoát ra ngoài.
Động cơ ôtô cần nhiều xy lanh
Động cơ có nhiều xy lanh có khả năng cân bằng tốt hơn so với một xy lanh. Việc sử dụng nhiều xy lanh cho phép khối lượng của từng piston giảm xuống đáng kể, từ đó tăng khả năng cân bằng của động cơ.
Bên cạnh đó, tốc độ quay của trục khuỷu đều hơn do động cơ sử dụng nhiều xy lanh giúp phân bổ lực tối ưu, tạo ra lực kéo đồng đều hơn. Nhờ đó, động cơ xe hoạt động ổn định và bền bỉ.
Ngoài ra, động cơ bố trí nhiều xy lanh cũng có tác dụng giảm lực cản đường ống nạp/xả.
Hướng dẫn vệ sinh lọc gió động cơ ôtô tại nhà
Dưới đây là kinh nghiệm vệ sinh lọc gió động cơ ôtô tại nhà nhanh chóng và đúng cách.
Hướng dẫn vệ sinh lọc gió động cơ ôtô. Ảnh: TT
Theo nhiều chuyên gia, lọc gió động cơ ôtô cần được vệ sinh sau mỗi 3.000 km hoặc mỗi tháng/lần và thay mới sau 15.000 km. Đặc biệt, trong quá trình vệ sinh, nếu lọc gió bị rách, khó làm sạch hoặc ẩm mốc thì tài xế hãy thay mới ngay lập tức.
Lọc gió động cơ ôtô là một chi tiết nhỏ nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo ôtô vận hành trơn tru. Các bước vệ sinh lọc gió động cơ ôtô tại nhà cụ thể như sau:
Xác định vị trí lọc gió động cơ ôtô
Lọc gió động cơ ôtô thường có vị trí ngay sau lưới tản nhiệt, phía sau cửa hút của động cơ. Lọc gió thường được đặt trong một hộp bảo vệ được thiết kế vuông hoặc tròn, tùy thuộc vào mỗi mẫu xe.
Tiến hành tháo lọc gió khỏi hộp bảo vệ
Hộp bảo vệ có thiết kế đơn giản, có thể tháo ra bằng tay hoặc bằng cờ-lê. Sau khi mở được hộp bảo vệ, bạn hãy khéo léo lấy tấm lọc gió ra.
Thực hiện vệ sinh lọc gió ôtô
Sau khi tháo lọc gió khỏi hộp bảo vệ, bạn hãy dùng vòi xịt hơi để làm sạch các bụi bẩn trên lọc gió từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.
Lưu ý, không được dùng nước hay bất kỳ hóa chất làm sạch nào để vệ sinh lọc gió. Tuyệt đối không dùng chổi cọ hay vật nhọn để chùi sạch lớp bụi bẩn trên lọc gió để tránh màng lọc bị rách.
Lắp lọc gió ôtô vào vị trí ban đầu
Sau khi dùng khăn mềm khô lau sạch các bụi bẩn bám bên trong hộp bảo vệ, tài xế tiến hành lắp lọc gió vào trong hộp bảo vệ, siết chặt lại các đai ốc của hộp bảo vệ.
Dấu hiệu nhận biết lọc gió ôtô cần được vệ sinh Bộ phận lọc gió ôtô có vai trò lọc bụi bẩn trong không khí trước khi được đưa vào buồng đốt động cơ. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết lọc gió cần được vệ sinh. Lọc gió ôtô thường đặt trong khoang động cơ dưới nắp capô. Ảnh: TT Xe ôtô khó nổ máy Trong trường hợp xe ôtô không nổ máy,...