Xuyên rừng tràm mùa nước nổi, ăn chuột đồng nướng lu, ngắm chim đậu trên cây
Chúng tôi về Gáo Giồng- Cao Lãnh, Đồng Tháp giữa mùa nước nổi. Nước mênh mông khắp các kinh rạch dọc ngang làm cả khu sinh thái này như một ốc đảo nổi trên mặt nước
Sau trận mưa nhỏ, không khí trong lành. Tiếng bìm bịp kêu bên những cánh rừng tràm hoa trắng ngát hương. Hoa điển điển nở vàng. Hoa súng tím, hoa sen hồng khoe sắc. Từng đàn chim đủ các loại kéo nhau về quần tụ trên những ngọn cây, tiếng vỗ cánh xao động lan theo mặt nước… Ngồi trên chiếc xuồng ba lá xuôi dòng kinh, cảm giác thật thanh bình, yên tĩnh.
Tác giả Trần Mai Hưởng ở ngoài cùng bên trái ảnh
Đưa chúng tôi đi thăm rừng tràm, cô lái đò Dương Ngọc Mỹ, duyên dáng, trẻ trung với tuổi 19, kể:
- Nhiều năm rồi mới có mùa nước nổi như năm nay. Bình thường, con kinh chú cháu mình đang đi sâu chưa được hai mét mà bữa ni tới hơn bốn mét. Có nước về, con người cây cỏ chim muông ở đây đều như được hồi sinh!
Cảnh đẹp của rừng tràm mùa nước nổi ở khu sinh thái Gáo Giồng.
Dương Ngọc Mỹ có vẻ đẹp chân chất, nét cười rất duyên dáng của một cô gái miền tây. Cô cho biết, vì muốn giúp ba mẹ nên nghỉ học sớm, vào làm ở khu sinh thái từ mấy năm trước. Từ bé đến nay, cô mới chỉ lên thành phố Cao Lãnh vài lần, chưa bao giờ đến Cần Thơ hoặc đi xa hơn. Qua câu chuyện kể, Dương Ngọc Mỹ giúp chúng tôi hiểu thêm về Gáo Giồng, tên gọi xuất phát từ chỗ có nhiều cây gáo cổ thụ mọc ở đây.
Gáo Giồng nổi tiếng với hệ động thực vật phong phú. 15 loại chim sinh sống trong những khu rừng ở đây. Nhiều nhất là các loài cò như cò trắng, cò lửa, cò ma…, có cánh rừng hàng ngàn con quần tụ sinh sống. Gáo Giồng là vườn cò lớn nhất Đồng Tháp Mười.
Ngoài ra ở đây còn các loài chim khác như trích mồng đỏ, cồng cộc, le le, vịt giời. Nguồn thuỷ sản ở Gáo Giồng, một vựa cá nước ngọt lớn của cả vùng, cũng rất phong phú với các loài cá như cá lóc, cá sặc, cá lăng, cá bống… Đặc biệt, mùa nước nổi, từ đàn cá linh từ Biển Hồ theo nước về đây, một đặc sản ở Gáo Giồng.
Video đang HOT
Khu sinh thái Gáo Rồng được coi là lá phổi của vùng Đồng Tháp Mười. Diện tích rừng tràm ở đây là 1.700 héc ta, trong đó rừng nguyên sinh khoảng 250 héc ta.
Xuồng chúng tôi xuôi theo dòng kinh, nối theo những chiếc xuồng chờ du khách khắp nơi về thăm Gáo Giồng. Trên đường đến vườn cò, chúng tôi đi qua những rừng tràm rộng, những rặng tre xanh, những rặng điên điển hoa vàng dọc bên bờ kinh, bóng cây hoà vào bóng nước tạo nên những hình ảnh rất đẹp.
Gáo Giồng nổi tiếng với 15 loại chim sinh sống. Gáo Giồng là vườn cò lớn nhất Đồng Tháp Mười.
Trong đoàn chúng tôi có nhà báo Nguyễn Văn Thi – Tám Thi như cách gọi ở vùng này, là người con quê hương Đồng Tháp. Anh tham gia cách mạng, chiến đấu ở đây từ khi còn trẻ. Trở thành phóng viên Thông tấn xã Giải Phóng, anh cũng liên tục bám trụ nơi đây. Câu chuyện của anh như gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, khi Tám Thi kể về những năm tháng chiến tranh, có thời kỳ căn cứ của tỉnh uỷ Đồng Tháp ở sát khu vực này.
Các cánh rừng tràm Gáo Giồng từng là nơi trú chân của quân giải phóng trong nhiều chiến dịch lớn. Những năm tháng gian nan ấy, Tám Thi và các đồng đội, thường xuyên qua lại vùng này, được sống trong sự đùm bọc của những người nông dân chân chất, giàu lòng yêu nước và sẵn sàng hy sinh.
Du khách thích thú, thư giãn trong chuyến xuyên rừng tràm Gáo Giồng mùa nước nổi.
Chúng tôi gặp một vườn cò sau một ngã rẽ ở con kinh chính. Quang cảnh thật ấn tượng. Cả ngàn con cò trắng đậu kín trên những ngọn tràm. Chúng hồn nhiên quây quần bên nhau trong một buổi sáng thanh bình. Thỉnh thoảng đàn cò lại vẫy cánh đồng loạt tạo nên những tiếng rào rào nối nhau, truyền từ cây nọ sang cây kia. Một số con vụt bay lên, cất tiếng kêu vang trong không trung như muốn tìm bạn, giang những sải cánh rộng trên bầu trời.
Sau khi ghi lại hình ảnh độc đáo ở vườn cò, chúng tôi lại ngược xuồng trở lại điểm xuất phát. Tại trung tâm dịch vụ, cô gái Huỳnh Như Ý, mới 18 tuổi, xinh đẹp và trẻ trung, đã giúp các nhà báo đến từ phương xa chọn bữa ăn trưa gồm những món ăn tiêu biểu của Gáo Giồng mùa nước nổi: cá sặc rằn, thịt chuột đồng quay lu, cá lóc nướng, lẩu cá linh, lẩu rắn cá trung… cùng với cơm gạo huyết rồng cuốn lá sen và rượu mật ong rừng tràm.
Sẽ là một kỷ niệm không thể nào quên đối với mỗi chúng tôi trong chuyến đi này khi được cùng những bè bạn thưởng thức những món ăn đậm đà bản sắc, hương vị của đất trời phương nam, quà tặng hào phóng của thiên nhiên cho con người, giữa mùa nước nổi trên đất Gáo Giồng.
Theo Trần Mai Hưởng (Báo Tin Tức)
Lũ về mang nhiều cá linh ở miền Tây mùa nước nổi, bán ở chợ Âm phủ
Mua lu ơ miên Tây còn đươc goi la mùa nươc nôi. Khi con nước tràn về phủ trắng các cánh đồng mang theo nhiều tôm cá, có nhiều cá linh và các loại sản vật thiên nhiên về cho người dân nơi đây. Cá linh và các sản vật mùa nước nổi như món quà của lũ.
Giá cá linh đầu mùa lũ cao 200.000 đồng/kg, dân kiếm được 1,2 triệu đồng/ngày, còn hiện nay giá cá linh chỉ còn vài chục ngàn đồng, dân kiếm được 500 ngàn đồng/ngày.
Mua lu ơ miên Tây còn đươc goi vơi cai tên nhe nhang la mùa nươc nôi. Khi con nước tràn về phủ trắng các cánh đồng mang theo nhiều tôm cá và các loại sản vật thiên nhiêu về cho người dân nơi đây như: hẹ nước, bông điên điển, sen, súng... cũng là lúc người dân miền Tây rộn rã mưu sinh.
Cá tôm đầy đồng
Từ 3 giơ sang, cai chơ ca nho trên miên biên giơi huyên Vinh Hưng (Long An) đã tâp nâp ngươi mua, ke ban. Những mẻ cá linh, cá rô, cá lóc, chạch... được người dân thu hoạch sau một ngày vất vả chài lưới mang ra đây bán. Trong mùa nước nổi, mỗi ngày các tiểu thương ở chợ này thu mua hàng chục tấn cá đồng các loại để mang đi tiêu thụ các nơi.
Người dân đưa cá tôm, có nhiều cá linh đánh bắt được trên cánh đồng ngập lũ đến bán ở chợ "Âm phủ" mùa nước nổi. Ảnh: Anh Đức-TTXVN.
Chi Hoa, môt tiêu thương tai đây cho biêt, trung binh môi ngay chị thu mua hơn môt tân ca cac loai. Nhưng loai ca đăc san như ca linh, ca heo hay ca rô, ca loc... đươc phân loai rôi đem ban lai ơ cac chơ hoăc cac quan ăn, nha hang, con nhưng loai ca tap thi đươc đong thung mang đi bo cho cac cơ sơ nuôi thuy san lam thưc ăn cho ca.
Những ngày này, trên những dòng kênh, cánh đồng ngập nước ở vùng Đồng Tháp Mười (Long An), dễ dàng bắt gặp cảnh tượng người dân sôi nổi thu hoạch thủy sản. Người giăng lưới, thả câu, kẻ kéo lưới, đặt dớm, họ là những người dân ở địa phương và cả những người đến từ các tỉnh Đồng Tháp, An Giang... Có những nét mặt rạng rỡ khi thu về mẻ lưới nặng trĩu cá tôm, cũng có những nét thoáng buồn trong những ngày thất thu.
Đang phân chia các loại cá vừa mới thu hoạch để chuẩn bị đem bán trên cánh đồng trắng nước ở xã Vĩnh Trị (Vĩnh Hưng, Long An), ông Nguyễn Hữu Hòa cho biết, ở quê không có ruộng đất, chỉ đánh cá mưu sinh nên năm nào cũng vậy, khi con nước bắt đầu lớn thì gia đình gồm 4 người từ huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) dìu dắt nhau sang đây đánh bắt thủy sản.
Ban ngày đi đặt dớm, thả lưới, tối về ăn nghỉ luôn trên thuyền cho đến hết mùa nước mới về nhà. Cá đánh bắt được gồm nhiều loại như cá linh, cá heo, cá rô... Có những ngày trúng thì thu được tiền triệu, ngày nào ít cũng được vài trăm ngàn. Nói chung với nguồn thu này thì cả gia đình cũng sống được.
Còn anh Dương Văn An, người dân địa phương ở huyện Vĩnh Hưng cho biết, đến mùa nước lên thì dân ở đây không làm ruộng được, nhiều người làm nghề đánh bắt cá mưu sinh. Lúc nước mới về (khoảng cuối tháng 7), ít người đánh bắt nên giá cao lắm, như cá linh đến hơn 200.000/kg, mỗi ngày có thể thu được 1-2 triệu.
Giờ nước lớn trắng đồng, giá cá linh xuống chỉ còn vài chục nghìn/kg, mỗi ngày cố gắng cũng thu được 400.000 - 500.000, đây là khoản thu khá lớn đối với người dân.
Sản vật thiên nhiên phong phú-món quà của lũ
Không chi co tôm, ca, mùa nước nổi còn mang đến cho vùng Đồng Tháp Mười nói riêng, miền Tây Nam bộ nói chung nhiều sản vật thiên nhiên phong phú như he nươc, bông sung, bông điên điên... Đây là những món đặc sản đối với thực khách, cũng là các sản vật quý giá đối với những người dân nghèo, có thể giúp họ kiếm được tiền trăm, thậm chí tiền triệu mỗi ngày.
Tại chợ "Âm phủ" ở đầu nguồn An Giang, mua bán cá tôm mùa lũ, trong đó có nhiều cá linh trong đêm nên người dân phải sử dụng đèn pin để thắp sáng. Ảnh: Anh Đức - TTXVN
Giữa cánh đồng trắng nước không thể phân biệt đâu là sông, đâu là ruộng ở xã Vĩnh Trị (huyện Vĩnh Hưng), ông Lê Văn Thông đang chèo chiếc xuồng nhỏ để thu hoạch từng cây bông súng tím ngắt đã dài quá đầu người. Loài cây có thân dài, vị giòn ngọt này là nguồn thu duy nhất của ông.
Ông Thông chia sẽ, nhà không có ruộng, với tuổi cũng không như ông không đi làm thuê, làm mướn được. Nhờ mùa nước này, trồng mấy công (mỗi công = 1.000 m2) bông súng mới có nguồn thu nhập. Mùa nước lớn, cây bông súng dài và lớn hơn, bán có giá nên mỗi ngày cũng kiếm được vài trăm ngàn.
Từ miền biên giới Vĩnh Hưng xuôi về Tp. Tân An (Long An) theo Quốc lộ 62, dễ dàng nhìn thấy những chợ nhỏ hay sạp hàng ven đường bày bán nhiều loại sản vật mùa nước nổi như bông súng, bông điên điển, ngó sen, hẹ nước...
Còn trên những cánh đồng nước đã ngập đến quá ngực ở huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa, hàng trăm con người đang ngụp lặn để thu hoạch hẹ nước. Hẹ nước được biết đến là loài cây đặc sản chỉ có trong mùa nước của tỉnh Long An, dùng làm rau sống, ăn kèm với các loại lẩu rất ngon, những năm gần đây rất được thực khách ưa chuộng.
Đang dâm minh trong dong nươc đê nhăt nhưng cây he nươc vưa mơi nhô vê, anh Trần Văn Ngang (xã Tân Tập, huyên Môc Hoa, Long An) cho biêt, trươc đây cây he nươc mọc đầy đồng nhưng ít người biết đến, người ăn cũng ít, mấy năm gần đây lại rất được ưa chuộng vì là loại rau mọc tự nhiên, không có phân, thuốc, vị lại rất ngon nên rất có giá.
Cả xóm kéo nhau đi nhổ hẹ, mỗi ngày, trung bình thu được 700.000-800.000/ngày, đến hết mùa nước trừ chi phí rồi cũng dư ra được hơn 50 triệu.
Cá tôm và sản vật phong phú là những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân miền Tây, đặc biệt là dân nghèo trong mùa nước nổi. Nhờ đó, họ có thêm nguồn thu nhập để sống qua ngày, mua sắm thêm các vật dụng cần thiết cho gia đình, giúp con cái có tiền đi học... Chính vì thế, họ luôn mong chờ con nước đổ về./.
Theo Bùi Giang-Chương Đài (TTXVN)
An Giang: Mùa nước nổi, nghề "hạ bạc" thả lưới dính đầy cá linh Năm nay, miền Tây lũ lớn nên nhiều sản vật mùa nước nổi như: cá, tôm, cua, ốc, rắn... về theo con nước. Miền Tây mùa nước nổi là cơ hội để ngư dân vùng đầu nguồn An Phú, Tân Châu, tỉnh An Giang tranh thủ kiếm thêm thu nhập từ việc đánh bắt cá tôm tới hái rau đồng. Những tay lưới...