Xuyên rừng, tay không bắt rắn độc mưu sinh
Giữa vùng rừng núi mênh mông không chỉ có mối nguy từ những loài rắn độc, mà còn vô vàn những loài thú khác nhưng họ chấp nhận những hiểm nguy của cái nghề đã nuôi sống họ và gia đình nhiều năm qua.
Mỗi đêm mưu sinh, họ kiếm được số tiền ít ỏi mang về cho gia đình và có người còn mang theo cả những thương tích, thậm chí có người ra đi không về nữa.
Cuộc hành trình mạo hiểm
Chiều mùa mưa trên núi rừng Tây nguyên, tôi theo chân một nhóm thanh niên làng De Gir (xã Đắc Sơ Mei, Đắc Đoa, Gia Lai) dưới chân đỉnh Kon Ka Kinh hùng vĩ. Thời điểm này ở Tây nguyên, nhiều người dân không chỉ ở làng De Gir và các làng khác lân cận như ở Hải Yang, làng Bong Yot và nhiều làng khác lân cận khu vực vườn quốc gia Kon Ka Kinh cũng kéo nhau vào rừng bắt rắn.
Thành quả một đêm săn rắn
Trong làng Dê Gir này, Đinh Văn Sân (39 tuổi, người Ba Na) là người được dân làng kính nể về khả năng săn bắt rắn với hơn 10 năm kinh nghiệm. Kể từ ngày còn là cậu bé choai choai theo cha vào rừng, Sân đã chứng tỏ mình là một tay bắt rắn thiện nghệ.
Buổi tối trước khi vào rừng, bên nhà sàn đỏ lửa, đưa tôi ly rượu rắn ngâm hơn 1 năm được anh rất quý, anh Sân nói: “Uống vài ly cho đỡ lạnh! Thời tiết miền núi khắc nghiệt lắm”. Rồi anh tất tả chuẩn bị cho đêm bắt rắn. Đồ nghề là một cây sào bằng tre có một thân sắt được uốn cong thành hình lưỡi câu buộc chặt trên đọt sào và một bộ đèn pin rọi sáng, dao quắm, lưới, bao tải, dây thừng. Vậy là đủ hành trang cho một chuyến bắt rắn đêm. Trời ngớt mưa, tôi cùng anh Sân và một vài người nữa rời khỏi nhà bắt đầu một cuộc hành trình nhọc nhằn tìm rắn mưu sinh.
Cuộc hành trình phải lội bộ qua những vùng cây cối rậm rạp đầy gai góc, cỏ mọc um tùm cao tới bắp chân. Bóng đêm bao trùm cả một không gian rộng lớn. Ánh sáng của đèn pin le lói chiếu rọi một khoảng không gian nhỏ hẹp.
Khi vào đến khu vực bắt rắn, anh Sân dùng đèn pin rọi vào những khu vực có bụi cây rậm rạp. “Ban đêm rắn hay tìm đến những bờ rào rậm để ngủ. Chiếu đèn pin thấy có ánh sáng trắng đích thực là rắn nó đang ngủ say trên cây. Không có gì phải sợ, nếu gặp nó bắt dễ thôi”, anh Sân trấn an tôi. Bỗng mấy người đi cùng chúng tôi kêu lên nho nhỏ. Đưa mắt nhìn theo hướng đèn pin của mọi người, tôi nhìn thấy rất rõ một con rắn to hơn ngón chân cái, màu đen bóng đang khoanh tròn trong bụi cây.
Những người thợ săn rắn đêm.
Sợ hãi, tôi vội lùi ra xa hơn 3m để đảm bảo khoảng cách an toàn. Anh Sân cười khúc khích bảo loài rắn này có cắn thì cùng lắm là chảy máu thôi chứ không độc như những loài rắn hổ, rắn lục. Anh Sân đi một vòng quanh bụi cây quan sát địa thế, rồi từ từ lấy cây sào bắt rắn đang cầm trên tay đưa thẳng về hướng con rắn đang nằm. Một hành động nhanh như chớp. Anh Sân giật mạnh móc sắt tung ra hướng mình. Con rắn bị móc sắt kéo văng ra ngay vị trí anh đứng. Anh vội đưa tay chụp lấy giữa thân con rắn một cách gọn lỏn khi nó chưa kịp chạm xuống đất. Tay phải cầm rắn quây tròn nhiều vòng rồi đưa tay trái vuốt từ dưới đuôi con rắn lên ngay vị trí cổ của rắn rồi nắm chặt.
Cuộc hành trình tìm rắn trong đêm vẫn tiếp tục. Thêm một con rắn nữa được phát hiện. Lúc này, rắn nằm ở độ cao thấp hơn thân người nên trong chớp mắt anh Sân choàng tay ra túm lấy ngay con rắn bỏ vào bao mà không cần đến dụng cụ hỗ trợ.
Video đang HOT
Mấy anh em đi trong đêm hôm ấy cho biết muốn bắt rắn bò trong rừng hay lùm cây thì khi nắm được đuôi, đừng ghì chặt mà phải nương tay để rắn từ từ bò tới. Nếu giữ chặt một chỗ thì con nào cũng quay đầu lại cắn tự vệ. Gặp rắn hổ chúa phải dùng cây có nạng chống giữ đầu rắn ở dưới đất.
Người đi bắt rắn thường dùng cái mũ làm bao tay mới dám bóp đầu rắn bỏ vào bao. Đối với rắn hổ chúa chỉ cần xước nhẹ vào răng nó là đủ chết, chưa nói đến chuyện bị nó cắn. Biết là nó độc, vậy mà nhiều người ham tiền vẫn lao vào, dẫn đến hậu quả khó lường. Anh Sân cho biết muốn bắt rắn phải “canh” thời tiết. Mùa mưa như thế này, sau 2 – 3 ngày mưa dầm, cũng là lúc rắn ra ngoài, đi bắt nhất định trúng. Mùa mưa, sau khi dứt mưa trời hửng nắng, đi bắt rắn thì nhìn lên đọt cây vì rắn nằm trên đó phơi da. Còn mùa nắng thì lùng sục trong các gốc cây, hang đá, bụi rậm, rắn đi ăn mồi hoặc trú ẩn ở đó.
Thợ săn rắn chỉ có đôi bàn tay để mưu sinh.
Đang đi, anh Sân bỗng giữ lấy vai tôi rồi ra hiệu cho tôi đi nhẹ, rồi anh soi đèn pin xuống chân tôi, một chú rắn lục nhỏ gần bằng ngón tay út đang từ từ quấn lấy ngang chân. Chân tôi như tê cứng khi anh Sân từ từ đưa cây sào lên rồi lập tức giật mạnh. Con rắn rơi xuống đất một cái bịch. Nó ngóc đầu lên, phùng mang trợn mắt nhìn chúng tôi rồi lập tức trườn mình chạy.
Anh nhanh chóng thả cây sào lao tới chụp giữa thân, con rắn quay đầu lại cắn, phập. Nhanh như cắt, tay trái của anh bóp được đầu con rắn, và chỉ một động tác đơn giản, con rắn đã nằm gọn trong một chiếc bao riêng dành cho các chú rắn độc. “Đi rừng đêm đặc biệt phải quan sát dưới chân, nhất là qua những lối có cây xanh phủ ra ngoài vì khi có mưa, loài rắn lục thường nằm ngay bên rìa cành cây nhỏ để bắt mồi. Không cẩn thận và phát hiện nó kịp thời thì sẽ bị nó cắn ngay. Có người bị nó cắn chết rồi đó”. Anh sân nhắc và tôi lạnh cứng người.
Gần 2 giờ sáng, chúng tôi vẫn còn ở trong rừng sâu. Hai chân tôi mỏi nhừ sau nhiều giờ lội bộ hàng chục cây số đường rừng, trong khi anh Sân và những người khác còn tỏ ra khá sung sức. Trời bỗng chốc đổ mưa. Chúng tôi khoác áo mưa về làng khi trong bao tải đã rủng rỉnh một số rắn.
Đánh đổi mạng sống với nghề
Về đến căn nhà nhỏ nằm khuất sâu trong xóm núi, anh Sân trút bỏ đồ nghề, mở bao rắn rồi thò tay vào bao nắm cả đống rắn lôi ra ngoài đếm. Điều lạ là chẳng có con rắn nào cắn anh. Đêm ấy, anh Sân và mấy người khác đã bắt được gần 3kg rắn các loại. Ánh mắt anh sáng ngời, anh Sân cho biết chừng này cũng được gần 700 ngàn, chia đều cho mỗi người thì cũng được chừng hơn 100 ngàn.
Đêm núi rừng Tây nguyên huyền diệu. Ai nấy chếnh choáng trong hơi men của rượu rừng và khí núi. “Hôm nay may đó chú à, còn có cái mà nhậu, có hôm không có gì, mà đa phần là về không!”, anh Sân cho biết. Theo lời anh Sân kể, trong làng cũng có nhiều người bị rắn cắn mà tử vong hay mang tật suốt đời. Như anh Đinh Văn Neo ở cùng làng, trong khi bắt rắn, sơ ý bị rắn hổ phù cắn vào chân bên phải.
Nhập viện, anh bị cưa chân sát háng. Xuất viện về nhà anh bị tâm thần từ đó đến giờ. Còn một người nữa cũng ở xã Đắc Sơ Mei này bắt rắn hổ phù bỏ vào bao tải chở đi bán, anh ngồi ở sau cầm. Rắn cắn xuyên qua lớp vải trúng tay, anh được chở thẳng vào bệnh viện, bàn tay còn quẹo đến bây giờ. Nhiều trường hợp đi săn rắn bị rắn cắn phải bỏ mạng, leo rừng leo dốc ngã gãy chân, gãy tay. Nhưng ở cái nơi ít đất nhiều đá này, bà con không biết làm nghề gì ngoài vào rừng.
Người dân ở đây chỉ đi bắt rắn bằng tay không, thấy rắn là lao vào, tóm nó bằng bàn tay của mình, bàn tay không đeo găng, cũng không có bất cứ thứ gì để bảo vệ. Họ cũng không mang theo thuốc chữa rắn cắn, thứ thiết yếu nhất mà lẽ ra bất cứ người hành nghề bắt rắn nào cũng luôn phải mang bên mình. Vũ khí duy nhất họ mang theo là một con dao. Biết bắt rắn là nghề nguy hiểm, nhưng họ phải làm để mưu sinh.
Bắt rắn, một công việc vô cùng nguy hiểm, song vẫn có người chọn làm kế mưu sinh. Phải lội suối, đạp gai, luồn vào bao nhiêu bụi rậm mới bắt được rắn. Rắn đã trở thành “đặc sản” nên giá ngày càng cao, bị con người truy lùng ráo riết. Hiện nay, một kg rắn hổ chúa giá 780.000 đồng, dưới 8 lạng mua theo giá hổ trâu 260.000 đồng/kg, còn rắn lãi 80.000đồng/kg. Rắn bị lùng ráo riết, chưa kịp lớn thì đã bị bắt và trở thành đặc sản. Thế là chuột tha hồ sinh sôi, cắn phá hoa màu. Nhiều người đổ công sức tiền của đầu tư trồng trọt, bị chuột cắn phá, đến mùa thu hoạch trắng tay…
Theo Dòng đời
Những phận đời bắt rắn mưu sinh
Giữa vùng rừng núi mênh mông không chỉ có mối nguy từ những loài rắn độc, mà còn vô vàn những loài thú khác nhưng họ chấp nhận những hiểm nguy.
Thành quả một đêm săn rắn
Cuộc hành trình mạo hiểm
Chiều mùa mưa trên núi rừng Tây nguyên, tôi theo chân một nhóm thanh niên làng De Gir (xã Đắc Sơ Mei, Đắc Đoa, Gia Lai) dưới chân đỉnh Kon Ka Kinh hùng vĩ. Thời điểm này ở Tây nguyên, nhiều người dân không chỉ ở làng De Gir và các làng khác lân cận như ở Hải Yang, làng Bong Yot và nhiều làng khác lân cận khu vực vườn quốc gia Kon Ka Kinh cũng kéo nhau vào rừng bắt rắn.
Trong làng Dê Gir này, Đinh Văn Sân (39 tuổi, người Ba Na) là người được dân làng kính nể về khả năng săn bắt rắn với hơn 10 năm kinh nghiệm. Kể từ ngày còn là cậu bé choai choai theo cha vào rừng, Sân đã chứng tỏ mình là một tay bắt rắn thiện nghệ.
Buổi tối trước khi vào rừng, bên nhà sàn đỏ lửa, đưa tôi ly rượu rắn ngâm hơn 1 năm được anh rất quý, anh Sân nói: "Uống vài ly cho đỡ lạnh! Thời tiết miền núi khắc nghiệt lắm". Rồi anh tất tả chuẩn bị cho đêm bắt rắn. Đồ nghề là một cây sào bằng tre có một thân sắt được uốn cong thành hình lưỡi câu buộc chặt trên đọt sào và một bộ đèn pin rọi sáng, dao quắm, lưới, bao tải, dây thừng. Vậy là đủ hành trang cho một chuyến bắt rắn đêm. Trời ngớt mưa, tôi cùng anh Sân và một vài người nữa rời khỏi nhà bắt đầu một cuộc hành trình nhọc nhằn tìm rắn mưu sinh.
Cuộc hành trình phải lội bộ qua những vùng cây cối rậm rạp đầy gai góc, cỏ mọc um tùm cao tới bắp chân. Bóng đêm bao trùm cả một không gian rộng lớn. Ánh sáng của đèn pin le lói chiếu rọi một khoảng không gian nhỏ hẹp.
Khi vào đến khu vực bắt rắn, anh Sân dùng đèn pin rọi vào những khu vực có bụi cây rậm rạp. "Ban đêm rắn hay tìm đến những bờ rào rậm để ngủ. Chiếu đèn pin thấy có ánh sáng trắng đích thực là rắn nó đang ngủ say trên cây. Không có gì phải sợ, nếu gặp nó bắt dễ thôi", anh Sân trấn an tôi. Bỗng mấy người đi cùng chúng tôi kêu lên nho nhỏ. Đưa mắt nhìn theo hướng đèn pin của mọi người, tôi nhìn thấy rất rõ một con rắn to hơn ngón chân cái, màu đen bóng đang khoanh tròn trong bụi cây.
Những người thợ săn rắn đêm.
Sợ hãi, tôi vội lùi ra xa hơn 3m để đảm bảo khoảng cách an toàn. Anh Sân cười khúc khích bảo loài rắn này có cắn thì cùng lắm là chảy máu thôi chứ không độc như những loài rắn hổ, rắn lục. Anh Sân đi một vòng quanh bụi cây quan sát địa thế, rồi từ từ lấy cây sào bắt rắn đang cầm trên tay đưa thẳng về hướng con rắn đang nằm. Một hành động nhanh như chớp. Anh Sân giật mạnh móc sắt tung ra hướng mình. Con rắn bị móc sắt kéo văng ra ngay vị trí anh đứng. Anh vội đưa tay chụp lấy giữa thân con rắn một cách gọn lỏn khi nó chưa kịp chạm xuống đất. Tay phải cầm rắn quây tròn nhiều vòng rồi đưa tay trái vuốt từ dưới đuôi con rắn lên ngay vị trí cổ của rắn rồi nắm chặt.
Cuộc hành trình tìm rắn trong đêm vẫn tiếp tục. Thêm một con rắn nữa được phát hiện. Lúc này, rắn nằm ở độ cao thấp hơn thân người nên trong chớp mắt anh Sân choàng tay ra túm lấy ngay con rắn bỏ vào bao mà không cần đến dụng cụ hỗ trợ.
Mấy anh em đi trong đêm hôm ấy cho biết muốn bắt rắn bò trong rừng hay lùm cây thì khi nắm được đuôi, đừng ghì chặt mà phải nương tay để rắn từ từ bò tới. Nếu giữ chặt một chỗ thì con nào cũng quay đầu lại cắn tự vệ. Gặp rắn hổ chúa phải dùng cây có nạng chống giữ đầu rắn ở dưới đất.
Người đi bắt rắn thường dùng cái mũ làm bao tay mới dám bóp đầu rắn bỏ vào bao. Đối với rắn hổ chúa chỉ cần xước nhẹ vào răng nó là đủ chết, chưa nói đến chuyện bị nó cắn. Biết là nó độc, vậy mà nhiều người ham tiền vẫn lao vào, dẫn đến hậu quả khó lường. Anh Sân cho biết muốn bắt rắn phải "canh" thời tiết. Mùa mưa như thế này, sau 2 - 3 ngày mưa dầm, cũng là lúc rắn ra ngoài, đi bắt nhất định trúng. Mùa mưa, sau khi dứt mưa trời hửng nắng, đi bắt rắn thì nhìn lên đọt cây vì rắn nằm trên đó phơi da. Còn mùa nắng thì lùng sục trong các gốc cây, hang đá, bụi rậm, rắn đi ăn mồi hoặc trú ẩn ở đó.
Thợ săn rắn chỉ có đôi bàn tay để mưu sinh.
Đang đi, anh Sân bỗng giữ lấy vai tôi rồi ra hiệu cho tôi đi nhẹ, rồi anh soi đèn pin xuống chân tôi, một chú rắn lục nhỏ gần bằng ngón tay út đang từ từ quấn lấy ngang chân. Chân tôi như tê cứng khi anh Sân từ từ đưa cây sào lên rồi lập tức giật mạnh. Con rắn rơi xuống đất một cái bịch. Nó ngóc đầu lên, phùng mang trợn mắt nhìn chúng tôi rồi lập tức trườn mình chạy.
Anh nhanh chóng thả cây sào lao tới chụp giữa thân, con rắn quay đầu lại cắn, phập. Nhanh như cắt, tay trái của anh bóp được đầu con rắn, và chỉ một động tác đơn giản, con rắn đã nằm gọn trong một chiếc bao riêng dành cho các chú rắn độc. "Đi rừng đêm đặc biệt phải quan sát dưới chân, nhất là qua những lối có cây xanh phủ ra ngoài vì khi có mưa, loài rắn lục thường nằm ngay bên rìa cành cây nhỏ để bắt mồi. Không cẩn thận và phát hiện nó kịp thời thì sẽ bị nó cắn ngay. Có người bị nó cắn chết rồi đó". Anh sân nhắc và tôi lạnh cứng người.
Gần 2 giờ sáng, chúng tôi vẫn còn ở trong rừng sâu. Hai chân tôi mỏi nhừ sau nhiều giờ lội bộ hàng chục cây số đường rừng, trong khi anh Sân và những người khác còn tỏ ra khá sung sức. Trời bỗng chốc đổ mưa. Chúng tôi khoác áo mưa về làng khi trong bao tải đã rủng rỉnh một số rắn.
Đánh đổi mạng sống với nghề
Bắt rắn, một công việc vô cùng nguy hiểm, song vẫn có người chọn làm kế mưu sinh. Phải lội suối, đạp gai, luồn vào bao nhiêu bụi rậm mới bắt được rắn.
Rắn đã trở thành "đặc sản" nên giá ngày càng cao, bị con người truy lùng ráo riết. Hiện nay, một kg rắn hổ chúa giá 780.000 đồng, dưới 8 lạng mua theo giá hổ trâu 260.000 đồng/kg, còn rắn lãi 80.000đồng/kg.
Rắn bị lùng ráo riết, chưa kịp lớn thì đã bị bắt và trở thành đặc sản. Thế là chuột tha hồ sinh sôi, cắn phá hoa màu. Nhiều người đổ công sức tiền của đầu tư trồng trọt, bị chuột cắn phá, đến mùa thu hoạch trắng tay...
Về đến căn nhà nhỏ nằm khuất sâu trong xóm núi, anh Sân trút bỏ đồ nghề, mở bao rắn rồi thò tay vào bao nắm cả đống rắn lôi ra ngoài đếm. Điều lạ là chẳng có con rắn nào cắn anh. Đêm ấy, anh Sân và mấy người khác đã bắt được gần 3kg rắn các loại. Ánh mắt anh sáng ngời, anh Sân cho biết chừng này cũng được gần 700 ngàn, chia đều cho mỗi người thì cũng được chừng hơn 100 ngàn.
Đêm núi rừng Tây nguyên huyền diệu. Ai nấy chếnh choáng trong hơi men của rượu rừng và khí núi. "Hôm nay may đó chú à, còn có cái mà nhậu, có hôm không có gì, mà đa phần là về không!", anh Sân cho biết. Theo lời anh Sân kể, trong làng cũng có nhiều người bị rắn cắn mà tử vong hay mang tật suốt đời. Như anh Đinh Văn Neo ở cùng làng, trong khi bắt rắn, sơ ý bị rắn hổ phù cắn vào chân bên phải.
Nhập viện, anh bị cưa chân sát háng. Xuất viện về nhà anh bị tâm thần từ đó đến giờ. Còn một người nữa cũng ở xã Đắc Sơ Mei này bắt rắn hổ phù bỏ vào bao tải chở đi bán, anh ngồi ở sau cầm. Rắn cắn xuyên qua lớp vải trúng tay, anh được chở thẳng vào bệnh viện, bàn tay còn quẹo đến bây giờ. Nhiều trường hợp đi săn rắn bị rắn cắn phải bỏ mạng, leo rừng leo dốc ngã gãy chân, gãy tay. Nhưng ở cái nơi ít đất nhiều đá này, bà con không biết làm nghề gì ngoài vào rừng.
Người dân ở đây chỉ đi bắt rắn bằng tay không, thấy rắn là lao vào, tóm nó bằng bàn tay của mình, bàn tay không đeo găng, cũng không có bất cứ thứ gì để bảo vệ. Họ cũng không mang theo thuốc chữa rắn cắn, thứ thiết yếu nhất mà lẽ ra bất cứ người hành nghề bắt rắn nào cũng luôn phải mang bên mình. Vũ khí duy nhất họ mang theo là một con dao. Biết bắt rắn là nghề nguy hiểm, nhưng họ phải làm để mưu sinh.
Theo Xahoi
Những siêu thợ săn rắn độc Mặc dù trong nghề săn rắn độc, nguy hiểm luôn rình rập, thường xuyên phải đối mặt với tử thần nhưng vì lợi nhuận, vì miếng cơm manh áo nên nhiều người dân dù không chuyên nghiệp vẫn bám lấy để mưu sinh. Vùng đất quê lúa huyện Yên Thành, Nghệ An có địa hình bán sơn địa rất thuận lợi cho các...