Xuyên đêm dẫn đàn “chó thầy” đi săn thú rừng trái phép ở Hoành Sơn
Xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình từ xưa nổi tiếng khắp vùng với nghề săn thú rừng. Thời hoàng kim, hầu như thôn xóm nào ở đây cũng có phường săn. Ngày đó, những cánh rừng đại ngàn trong dãy Hoành Sơn đều đã in dấu chân của thợ săn Quảng Châu trong những đêm trắng đạp rừng chạy theo đàn chó săn…
Bây giờ ở Quảng Châu còn rất ít người đi săn thú rừng vì Nhà nước đã cấm săn bắt và thú rừng cũng không còn nhiều nữa. Những cuộc đi săn thú trong rừng Hoành Sơn bây giờ cũng chỉ để thỏa mãn một niềm đam mê chưa thể dứt và chúng tôi may mắn được tham dự một cuộc săn như thế…
Những mùa săn trong ký ức
Ông Bình và những người thợ săn ở Quảng Châu chở theo con “chó thầy” trên đường vào rừng để săn thú trong đêm. Ảnh: P.P
Săn bắt thú rừng
dù hình thức nào cũng bị
pháp luật ngăn cấm Mặc dù có một trải nghiệm thú vị về cuộc săn thú đêm xuyên ở rừng Hoành Sơn với những người thợ săn ở xã Quảng Châu nhưng chúng tôi vẫn rất băn khoăn liệu những cuộc săn như thế có vi phạm pháp luật không? Đem câu chuyện này hỏi ông Nguyễn Văn Lâm – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Quảng Trạch, ông Lâm cho rằng, luật bảo vệ và phát triển rừng cấm tất cả các hành vi xâm hại đến rừng, đặc biệt là việc săn bắt các loại động vật rừng quý hiếm. “Chúng tôi vẫn biết, ở các xã vùng rừng nằm dưới chân dãy Hoành Sơn từ xa xưa có nghề săn thú bằng chó nhưng cũng từ lâu chúng tôi không còn thấy họ đi săn nữa. Tuy vậy, qua các cuộc gặp gỡ, họp mặt chúng tôi vẫn thường xuyên khuyến cáo bà con không được vào rừng chặt cây, đặt bẫy và săn bắt thú rừng; bởi săn bắt thú rừng dù hình thức nào cũng đều bị phám luật nghiêm cấm” – ông Lâm nói.
Ông Đặng Thanh, một thợ săn lão luyện ở xã Quảng Châu nhưng đã giải nghệ nhiều năm nay tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ của ông ở mép rừng. Thế nhưng khi nghe chúng tôi nhắc đến, ký ức về những cuộc săn xuyên đại ngàn Hoành Sơn lại mồn một hiện về.
Ông Thanh kể, cách đây hơn 30 năm về trước, lúc đó ông chỉ mới ngoài 20 tuổi nhưng đã là chủ một phường săn nức tiếng khắp vùng với trên 10 người thợ săn. Ngày ấy khắp dãy núi Hoành Sơn từ địa bàn xã Quảng Lưu cho đến Đèo Ngang, thú rừng còn nhiều vô kể, không có chuyến săn nào mà những người thợ săn như ông phải về tay không cả.
Theo lời ông Thanh, thời ấy khắp cả xã Quảng Châu hầu như thôn xóm nào cũng có phường săn, nhưng nghề săn thú rừng chẳng phải là nghề mưu sinh chính, nên hàng năm các phường săn chỉ tổ chức đi săn vào mùa xuân, khi công việc đồng áng đã kết thúc, trai tráng trong làng, trong xã đều rỗi việc. Ăn Tết Nguyên đán xong, các chủ phường săn họp phường để chọn ngày ra quân đi săn. Thường thì chủ phường săn chọn giờ mẹo và ngày tuất để làm lễ xuất quân.
“Ngày trước săn con thú chỉ để giải khuây, để họp mặt chúng bạn rừng với nhau cho thỏa chí tang bồng chứ không vì lợi ích kinh tế” – ông Thanh bộc bạch.
Trong ký ức của người thợ săn già, những cuộc săn ngày ấy hấp dẫn đến ngột thở. Trong tiếng tù và, tiếng chó săn sủa vang rừng là tiếng kêu xé lòng của những con thú lồng lộn như điên dại để tìm lối thoát. Những cuộc săn như vậy thường kết thúc khi con thú đã mệt lả, không còn sức để chạy nữa, bị đàn chó và thợ săn vây kín, đứng chờ chết.
Video đang HOT
Nhưng nếu con thú đó đang nhỏ, hoặc đang mang thai thì người thợ săn ở Quảng Châu không bắt mà để lại cho rừng. Khi lượng thú săn nhắm chừng đã đủ chia, chủ phường săn sẽ dừng chuyến đi săn… “Săn thú chỉ vừa đủ ăn là một quy ước của các phường săn ở Quảng Châu thời ấy. Phường săn không bao giờ giết thú dự trữ để ăn dần và không bao giờ giết cả bầy thú”- ông Thanh nhớ lại.
Cuộc săn đêm với…”chó thầy”
Những chú chó săn ở nhà ông Bình. Ảnh: P.P
Do lối săn thú lấy chạy bộ truy đuổi cho đến khi con mồi kiệt sức để bắt nên trong cuộc săn, những chú chó săn quyết định sự thành bại của chuyến đi. Thường thì mỗi phường săn ở Quảng Châu có từ 10 đến 12 con chó săn. Trong đàn chó săn đó, chỉ có một con đầu đàn gọi là “chó thầy”. Đó là những con chó rất thông minh, khỏe mạnh, chạy không biết mệt và đặc biệt là nó có khả năng đánh hơi thú rừng cách xa 3 – 4km.
Trong những cuộc săn, cả đàn chó sẽ được thả vào rừng, đánh được hơi thú sẽ sủa loạn xạ, nhưng thường thì những người thợ săn chỉ chú ý đến động tĩnh của con “chó thầy”. “Chó thầy” bắt đầu sủa và dẫn đầu đàn chó tiến gần đến nơi con thú rừng ẩn nấp. Phường săn theo đàn chó săn cho đến khi phát hiện được con thú và cuộc truy đuổi sẽ bắt đầu cho đến khi con thú mệt lả, không thể chạy được nữa…
Bây giờ rừng Hoành Sơn không còn thú rừng như xưa nữa, hầu hết các phường săn ở Quảng Châu đều đã giải nghệ, nhưng nhiều người lớn tuổi vốn “lưu luyến ký ức xưa” nên trong nhà vẫn còn nuôi đôi, ba con chó săn, trong đó có những chú “chó thầy”. Và thỉnh thoảng, những lúc nông nhàn, họ lại vào rừng Hoành Sơn để tổ chức cuộc săn cho thỏa chí tang bồng.
Ông Nguyễn Bình – một người thợ săn già dù đã giải nghệ từ lâu nhưng lúc nào trong nhà cũng nuôi một đàn chó săn 3 – 4 con – đồng ý tổ chức một cuộc săn xuyên đêm trong rừng Hoàng Sơn để cho chúng tôi trải nghiệm. “Bây giờ rừng không còn thú nữa đâu, những cuộc săn may lắm chỉ bắt được những con chồn, con cầy… Nhưng điều đó không quan trọng; quan trọng là chúng tôi được giải khuây, được sống lại một thời trai trẻ chân trần chạy theo con thú rừng mà không biết mệt”- ông Bình nói.
Điểm săn của chúng tôi đêm hôm nay là môt cánh rừng thưa nằm ở thượng nguồn hồ chứa nước Vực Tròn, dưới chân dãy Hoành Sơn. Theo ông Bình và những người thợ săn, khu vực này ngày xưa rậm rạp lắm, thú rừng nhiều vô kể, hươu, nai, lợn rừng, chồn… món gì cũng có. Do tác động xấu của con người, rừng nơi đây bây giờ đã thưa thớt cây, thú rừng không còn nơi trú ẩn và bị săn bắt cạn kiệt. Hiện tại nếu tổ chức săn ở khu vực này may mắn lắm cũng chỉ bắt được mấy con chồn đèn.
Đúng hẹn, đúng 21 giờ chúng tôi và tốp săn của ông Bình có mặt tại điểm săn. Ông Bình bắt đầu thả đàn chó săn của mình ra rừng, chúng lùng tìm rồi đánh hơi khắp mọi xó xỉnh, không bỏ sót một sinh vật nào kể cả những con bướm đêm cũng bị chúng lôi ra làm cuộc “chẩn đoán”. Lâu lâu, cánh thợ săn điểm lên một câu khẩu lệnh quen thuộc: “Hú… dồ… cảng, cảng…” vang trời đến tai những con chó làm chúng hăng lên, đánh ẳng liên hồi.
Sau một hồi lùng sục, con Béc (tên con chó thầy của ông Bình) đã bắt được hơi một con thú nó cứ dồ lên sủa dồn trong đám cây gai rậm rạp và sau đó lao nhanh về phía chân rừng. Ông Bình và những người thợ săn thoắt cái đã biến mất trong cánh rừng rạp theo những tiếng sủa vang rừng của những chú chó săn. Những người ngoại đạo như chúng tôi, dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn bị những chú chó và những thợ săn bỏ mất hút dần trong màn đêm đen kịt, dù trong đám thợ săn có nhiều người đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm.
Cuối cùng chúng tôi cũng tìm thấy những người thợ săn ở khoảng đất trống bên hồ Vực Nồi nhờ những ánh đèn đội đầu lấp loáng. Sau một quá trình truy bắt nghẹt thở, những chú chó và đám những người thợ săn Quảng Châu đã hạ gục được con mồi. Đó là một con chuồn đèn nặng khoảng 1kg. Những chú chó săn, sau khi đã bắt được con mồi, chúng nằm dài ra bãi cỏ, lè lưỡi thở phè phè. Riêng con chó Béc, nó có vẻ thảnh thơi và ít mệt hơn nằm kê đầu lên chân ông Bình lim dim đôi mắt như đang ngủ. Ông Bình cho biết, chính con chó Béc đã bắt được con chồn đen khi chỉ một gang tấc nữa là con chồn thoát qua khe đá hẹp vào hang sâu…
Với những người thợ săn già ở Quảng Châu những cuộc săn thú xuyên đêm bây giờ cũng chỉ để thỏa mãn một niềm đam mê đã có trong máu mà chưa thể dứt ra được; còn với chúng tôi đó là một trải nghiệp thật hiếm gặp trong thời buổi hiện nay.
Theo Danviet
Săn trứng kiến kiếm tiền triệu ở Quảng Nam
Ở Quảng Nam, kiến đóng tổ rất nhiều trong rừng keo tràm, mỗi ngày thợ săn tìm đến lấy trứng đem bán kiếm tiền triệu.
Những năm gần đây, ở Quảng Nam phát triển nghề trồng cây keo tràm.
Rừng keo tràm là nơi kiến tìm đến đóng tổ trên ngọn cây, nhiều người dân địa phương đã kiếm thêm bằng nghề lấy trứng kiến.
Để lấy được trứng kiến, người dân dùng sào tre dài chừng 6 m, phía trên vót nhọn, gắn bao tải. "Kiến bò rất nhanh nên phải làm gọn gàng. Nếu chậm chạp sẽ bị kiến đốt sưng khắp người", anh Linh - một thợ săn trứng kiến cho hay.
Anh Linh có kinh nghiệm săn trứng kiến được hơn 3 năm.
Mỗi khi đi săn, cây sào được anh dựng chéo góc với tổ kiến rồi đưa vào chọc thủng nơi kiến ở, nhằm tránh kiến rơi trúng người, sau đó lắc mạnh cho trứng rơi vào bao. Còn kiến rơi xuống cách xa người đến vài mét.
Theo anh Linh, đây là loại kiến ngựa, "tổ nào to, lá xanh, cành cây sà xuống thì nhiều trứng, còn tổ nào lá khô ít trứng, bình quân mỗi tổ chỉ được khoảng vài chục gram trứng kiến".
Nghề săn trứng kiến có thể giúp kiếm thêm tiền triệu mỗi tháng, nên nhiều người theo học anh Linh. "Tuy nhiên đi được vài bữa, họ lại bỏ vì bị kiến cắn đau quá", anh nói.
Chọc xong tổ, thợ săn dùng bột năng bỏ vào bao tải. Thứ bột này sẽ đuổi kiến đi, đồng thời giữ những con non nằm lại.
Thợ săn đổ bao tải ra thau nhựa để đuổi kiến lấy trứng. Trứng kiến có màu trắng đục, to bằng hạt gạo.
Những con kiến đã bám vào trứng thường bám rất chắc, không chịu bò ra ra khỏi trứng. Thợ săn phải dùng que kiên nhẫn xua đuổi kiến bò ra khỏi thau nhựa.
Thời điểm tháng 2 và 3 Âm lịch, kiến sinh sản nhiều, mỗi ngày lấy được 5-6 kg, các tháng còn lại ít hơn. Giá trứng kiến khoảng 200.000 đồng/kg.
Săn hết khu rừng này, anh Linh mang đồ nghề di chuyển đến khu rừng khác.
"Việc săn trứng kiến chỉ làm được vào buổi sáng, bởi đây là khoảng thời gian kiến hiền, còn trưa nắng, nhiệt độ cao kiến rất hung dữ", anh nói.
Sơn Thủy
Theo VNE
Cuộc mưu sinh của những thợ săn "độc nhất vô nhị" Những ngày qua, chuyện bầy trâu hoang hung dữ tấn công người tại Quảng Trị đã gây xôn xao dư luận. Từng thông tin về việc nhóm thợ săn thậm chí được thuê để bắt giữ đàn trâu hung dữ được báo chí cập nhật, đặc biệt quan tâm. Những ngày qua, chuyện bầy trâu hoang hung dữ tấn công người tại Quảng...