Xuyên đêm cấp cứu nạn nhân TNGT dịp Tết
Ngay những ngày đầu kỳ nghỉ Tết, các bệnh viện đã phải tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhập viện do TNGT và có sử dụng rượu bia trước đó.
Luong benh nhan cap cuu sau TNGT gia tang tai Benh vien Đa khoa Hung Vuong vao dip Tet
Tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), đêm 29, sáng 30 Tết Kỷ Hợi, phòng mổ phải hoạt động liên tục, các bác sỹ đã xuyên đêm phẫu thuật cấp cứu 2 ca do chấn thương sọ não nặng, đều do người bệnh trước đó có sử dụng rượu bia và bị TNGT.
Được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy hiểm do TNGT, bệnh nhân S. V.T (19 tuổi, trú ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) vẫn kích thích, giãy giụa, nói nhảm, hơi thở nồng nặc mùi rượu, vết thương phức tạp mặt trước cẳng chân phải xuất huyết nhiều. Kết quả chụp CT sọ não cho thấy hình ảnh tụ máu não, xuất huyết não, vỡ xương trán… Cùng đi với bệnh nhân T. là một nam thanh niên cũng 19 tuổi, phải nhập viện điều trị do đa chấn thương, đa thương tích vùng mặt.
Cũng trong tình trạng tương tự, bệnh nhân N.V.T (27 tuổi, trú huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) bị TNGT và nhập viện với hơi thở nồng mùi rượu và các chấn thương nghiêm trọng vùng đầu, mặt; tai, mũi chảy nhiều máu; đồng tử giãn, lơ mơ. Kết quả chụp CT sọ não cho thấy bệnh nhân T. bị tụ máu não, vỡ xương đỉnh hai bên.
Bị TNGT trong tình trạng say rượu bia, benh nhan S.V.T, 19 tuoi đang phai tho may va đuoc theo doi sat tai khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ)
Theo bác sỹ Sùng Đức Long, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 – Hùng Vương: Tết là thời gian cao điểm của TNGT và bệnh nhân vào viện thường trong tình trạng rất nặng, vì vậy bệnh viện đã bố trí đảm bảo trực 24/24, trung tâm cấp cứu 115 luôn có bác sỹ, điều dưỡng sẵn sàng ra hiện trường cấp cứu để có thể cấp cứu và hỗ trợ kịp thời cho bệnh nhân.
Tại Bệnh viện Việt Đức, theo thống kê trong các ngày từ 26 đến 29 tháng Chạp, bệnh viện đã tiếp nhận gần 700 bệnh nhân, thì gần 300 trường hợp bệnh nhân bị TNGT. Riêng trong ngày 30 Tết, bệnh viện đã cấp cứu 74 bệnh nhân, trong đó 30 bệnh nhân bị TNGT. Tổng số bệnh nhân phẫu thuật trong ngày là 18 ca, chủ yếu chấn thương sọ não. Điều đáng nói, trước khi nhập viện, hầu hết bệnh nhân có sử dụng rượu bia.
Video đang HOT
Từ sáng 30 Tết đến qua Giao thừa, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam tiếp nhận gần 150 ca nhập viện, trong đó có 43 ca chấn thương, chủ yếu do TNGT. Rất nhiều bệnh nhân bị chấn thương nặng, bị chấn thương sọ não sau TNGT.
Tại Hải Dương, từ 28 tháng Chạp đến mùng 1 Tết Kỷ Hợi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận 471 bệnh nhân đến khám, cấp cứu, trong đó 91 bệnh nhân bị chấn thương do TNGT. Hầu hết các trường hợp đều trẻ tuổi, có liên quan nhiều đến sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Theo Báo Giao thông
Bất an với nạn "phê" rượu bia dịp Tết
Từ cuối năm dương lịch và cận Tết Nguyên đán, tình trạng sử dụng rượu bia lại tăng vọt, kéo theo nguy cơ ngộ độc rượu, tai nạn giao thông do say rượu, các vụ xô xát, đánh nhau, bạo lực gia đình đều tăng theo
Đây là tình trạng không mới, nhưng sau nhiều năm đề cập vẫn chưa có giải pháp khắc phục.
Uống đến... chết
Những ngày qua, tình trạng ngộ độc rượu lại gia tăng - tỷ lệ thuận với các cuộc liên hoan, tất niên, chia tay năm cũ, chào mừng năm mới diễn ra cấp tập. Mới đây, trong hai ngày ngày 24 - 25.12.2018, Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị lần lượt tiếp nhận 3 bệnh nhân là Lê Văn X, 64 tuổi; Nguyễn Văn N, 47 tuổi và Lê Văn T, 24 tuổi, đều thường trú tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong tình trạng hôn mê, rối loạn hô hấp, suy tuần hoàn.
Nhiều ca tai nạn giao thông do bia rượu đã bị chấn thương sọ não nặng, nguy cơ tử vong cao (ảnh chụp tại Bệnh viện Việt Đức). Ảnh: T.K
Theo khảo sát của WHO và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia với hơn 18.000 nạn nhân nhập viện do tai nạn giao thông tại Việt Nam, có 36,9% (nam giới chiếm 36,2% và nữ giới là 0,7%) ca tai nạn giao thông liên quan đến bia rượu. 36% số người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép, 66,8% số lái ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện và 11% số người tử vong do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia...
Người nhà cho biết, cả 3 bệnh nhân này cùng dự liên hoan vào chiều ngày 23.12 và cùng uống chung một loại rượu. Triệu chứng ban đầu của họ là đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, mệt mỏi, sau đó vật vã kích thích, suy hô hấp, nhìn mờ. Bệnh nhân Lê Văn X được chẩn đoán choáng nhiễm độc từ đường tiêu hóa, nghi ngờ do ngộ độc methanol, chuyển Bệnh viện Trung ương Huế điều trị do bệnh tiên lượng rất nặng.
Bệnh nhân Nguyễn Văn N và Lê Văn T được chẩn đoán theo dõi ngộ độc methanol tại Bệnh viện Quảng Trị. Riêng trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn N có hàm lượng methanol trong máu là 2.100 mg/lít, vượt hơn 10 lần ngưỡng gây ngộ độc. Bệnh viện đã tiến hành xử trí theo phác đồ điều trị ngộ độc methanol của Bộ Y tế, kiểm soát đường thở, hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ tuần hoàn và lọc máu cấp cứu để thải độc methanol. Bên cạnh đó, trong quá trình lọc máu thải độc, các bác sĩ đã sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác, một trong số đó là truyền bia (có ethanol) vào dạ dày qua ống thông. Sau 9 ngày điều trị, bệnh nhân bình phục hoàn toàn và xuất viện ngày 2.1.2019.
Từ tháng 11.2018, chưa đến cuối năm, các hội bạn bè, đồng nghiệp rủ nhau đi "tất niên sớm", gặp gỡ, ôn chuyện liên tục, anh Nguyễn Huy Quang (Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) gần như "chìm" trong hũ rượu. Đến đầu tháng 12, ngủ dậy sau một trận nhậu say xỉn, anh Quang bỗng đau bụng dữ dội. Người nhà đưa anh vào viện và chỉ sau vài câu hỏi, bác sĩ vội vã đưa anh vào phòng cấp cứu hồi sức. Xét nghiệm, chiếu chụp cho thấy anh Quang bị viêm tụy cấp với các chỉ số men gan ở mức cực kỳ nguy hiểm. Anh Quang đã phải nằm hồi sức cấp cứu suốt 3 tuần liền, với nhiều phen hút chết.
"Cũng vào cuối năm ngoái, sau các cuộc nhậu, tôi đã bị viêm tụy cấp nhập viện. Đã muốn chừa nhưng bạn bè suốt ngày rủ nhậu, còn khích bác "kém tắm" khi không dám uống nên tôi lại tặc lưỡi chủ quan. Đợt này thì chừa" - anh Quang nói.
Cuối năm, với các cuộc liên hoan, tất niên, tổng kết triền miên, không ít người - nhất là nam giới, đã đặt mình vào tình trạng uống rượu đến "thập tử nhất sinh". Cũng có nhiều người không có cơ hội để hối hận.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Phó Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), từ gần Tết Dương lịch đến qua Tết Âm lịch, các bác sĩ lại bận nháo nhào với các ca ngộ độc rượu, viêm thận cấp, chảy máu đường tiêu hóa vì rượu. Dù đã tuyên truyền nhiều nhưng tình trạng này vẫn không đỡ. Đáng ngại nhất là các ca ngộ độc methanol do uống phải rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc.
"Methanol vào trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành chất độc hơn, phát tác chậm, sau 1-2 ngày các biểu hiện bên ngoài mới rõ rệt. Nếu cứ uống liên tục với liều tuy không cao nhưng chúng sẽ được tích lũy gây các tổn thương cho người bệnh hoặc gây ngộ độc cấp, nguy cơ tử vong cao. Có không ít các ca bệnh thoát chết nhưng để lại những di chứng ở não, mắt rất nặng nề do phù, hoại tử nhân bèo, chảy máu não... Người bệnh tuy được cứu sống nhưng mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội" - bác sĩ Nguyên chia sẻ.
"Hung thần xa lộ" vì say rượu
Vì say rượu, nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) kinh hoàng đã xảy ra, khiến nhiều người chết và bị thương. Tối 25.12, sau khi xe Hyundai 5 chỗ gây tai nạn liên hoàn ở chân cầu vượt Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội), tài xế Trần Quyết Thắng (46 tuổi, ở Ba Đình, Hà Nội) được kiểm tra nồng độ cồn. Kết quả ghi nhận 1,177 miligram/lít khí thở, cao gấp rưỡi so với mức cao nhất theo quy định.
Trước đó, lúc 20 giờ ngày 25.12, ông Thắng lái xe Hyundai 5 chỗ đi trên đường Trần Duy Hưng theo hướng về Nguyễn Chí Thanh, khi đến đầu cầu vượt Trần Duy Hưng đã tự đâm vào dải phân cách cứng giữa đường. Tài xế cho xe lùi lại và đâm vào xe máy của cặp vợ chồng trẻ khiến người vợ mang bầu 22 tuần tuổi phải nhập viện. Tiếp đó, tài xế Thắng đâm vào xe máy của hai phụ nữ, khiến bà bầu 31 tuần tuổi phải vào viện theo dõi...
Tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), cứ từ dịp gần lễ tết là tình trạng bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông lại tăng cao, trong đó các ca chủ yếu liên quan đến bia rượu. Cụ thể trong 4 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2019 vừa qua, bệnh viện đã tiếp nhận gần 400 ca cấp cứu, trong đó hơn 200 ca do tai nạn giao thông. Trong đó có nhiều ca chấn thương sọ não, đa chấn thương. Các nạn nhân đều là thanh niên, đang trong độ tuổi lao động. Nhiều bệnh nhân nhập viện mà mùi rượu bia vẫn nồng nặc, thậm chí có ca các bác sĩ không thể gây mê vì bệnh nhân say xỉn.
Không chỉ gây tai nạn, say rượu bia cũng là "chất xúc tác" dẫn đến nhiều vụ đánh nhau, án mạng ngoài đường, án mạng giữa bạn bè, các vụ bạo lực gia đình nghiêm trọng... mà cơ quan chức năng không thể thống kê đầy đủ.
Ngoài nguy cơ tử vong, ngộ độc, theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), uống rượu bia quá chén còn là nguyên nhân của 31% số vụ đánh, giết nhau, 33% vụ hiếp dâm, 18% tai nạn giao thông và 60 loại bệnh khác như gan, dạ dày...
Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia:
60% số vụ tai nạn giao thông do bia rượu
Vi phạm nồng độ cồn khi lái xe hiện vẫn là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tai nạn giao thông. Số liệu thống kê của ngành y tế tại một số địa phương cho thấy, khoảng 60% nạn nhân tai nạn giao thông là người điều khiển phương tiện vào cấp cứu tại bệnh viện được chỉ định kiểm tra có dấu hiệu vi phạm nồng độ cồn. Tai nạn giao thông do lái xe sử dụng rượu bia vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2017. Nguyên nhân tai nạn giao thông do vi phạm nồng độ cồn còn chiếm tỷ lệ cao là do thói quen sinh hoạt, tập quán văn hóa của người dân về uống rượu bia đã tồn tại từ lâu. Bên cạnh đó, hiệu quả của công tác giáo dục, tuyên truyền còn thấp...
TS Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện nghiên cứu xã hội (ISDS):
Lo ngại cho nam giới
Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ rượu bia lớn nhất thế giới, mức độ tiêu thụ cũng gia tăng chóng mặt. Uống rượu bia sẽ phát sinh nhiều tệ nạn, gia tăng tai nạn giao thông và gây tai nạn giao thông, đánh nhau gây thương tích, bạo lực gia đình, nghiện thuốc lá. Trong số những "tệ nạn" những nguy cơ thì đàn ông đều chiếm đại đa số. Nếu thực sự chúng ta không làm một cuộc "giải cứu", đàn ông Việt sẽ thực sự đứng trước nguy cơ bệnh tật, tàn tật, sức khoẻ thể chất và tâm thần đều bị phá huỷ.
T.K (ghi)
Theo Danviet
Những nguyên nhân không ngờ gây ung thư dạ dày Việt Nam hiện đứng thứ 18 trong số 20 nước có tỷ lệ ung thư dạ dày cao nhất thế giới. Tuy nhiên hầu hết đều phát hiện muộn, ở giai đoạn nặng phải phẫu thuật và điều trị hóa chất. Ảnh minh họa: Internet Theo thống kê, số người tử vong mỗi năm vì bệnh ung thư dạ dày tại Việt Nam...