Xuyên đêm cấp cứu cho bé 2 tuổi bị đuối nước
Gia đình phát hiện bé đuối nước ở ao gần nhà nên nhanh chóng tiến hành sơ cứu rồi chuyển lên BV cấp cứu. Tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ xuyên đêm tiến hành cấp cứu và đã thành công.
Bác sĩ đang kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhi (ảnh: BVCC)
Ngày 15/12, BV Đa khoa Tuyên Quang cho biết, các bác sĩ của BV vừa cấp cứu thành công bệnh nhi Lý Tuấn K. (2 tuổi, trú tại xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang) bị đuối nước.
Trước đó, khoảng 18h ngày 14/2, trẻ được đưa đến BV cấp cứu trong tình trạng hôn mê, xuất tiết đờm nhiều, 2 phổi thông khí kém, tim nhịp nhanh, đồng tử giãn 3mm, da lạnh… tiên lượng nặng.
Gia đình cho biết, khoảng 16h cùng ngày, bé đi chơi quanh nhà. Khi gia đình gọi nhưng không thấy bé nên chia nhau đi tìm. Kết quả phát hiện bé nằm bất động nổi trên mặt nước ở ao gần nhà. Ngay lập tức, gia đình vội vã vớt cháu bé lên và thực hiện một số biện pháp cấp cứu đuối nước như hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực. Khi thấy bé nôn ra được chút nước và cất được 1 tiếng khóc, gia đình vội vàng bế bé đi cấp cứu tại trạm y tế xã và được chuyển lên BV cấp cứu.
Video đang HOT
Bác sĩ Đào Việt Thắng, Phó trưởng khoa Nhi (BV Đa khoa Tuyên Quang) cho biết, ngay khi tiếp nhận bệnh nhi, kíp trực cấp cứu đã nhanh chóng hút thông đường thở, hỗ trợ hô hấp (thở oxy), dùng các loại thuốc vận mạch, kháng sinh, rửa dạ dày… Đến hơn 3h sáng ngày 15/12, các chỉ số sinh tồn dần ổn định, trẻ đã tỉnh, tự thở, tiếp tục được điều trị và theo dõi tại khoa Nhi của BV.
Theo bác sĩ Thắng, trẻ nhỏ rất hiếu động. Do đó, phụ huynh nên chú ý, trông trẻ cẩn thận, không để trẻ chơi gần ao, hồ, sông, suối, biển tránh bị đuối nước. Nếu phát hiện có trẻ đuối nước, cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách, đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.
Trường hợp trẻ bất tỉnh, người lớn hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động, tức là trẻ ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức. Sau khi thổi ngạt 2 cái, cần kiểm tra xem tim trẻ còn đập hay không bằng cách bắt mạch cảnh, bẹn, hoặc áp tai vào lồng ngực bên trái xem có tiếng tim đập không.
Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim trẻ đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo cho trẻ kèm theo ép tim ngoài lồng ngực và nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế. Trên đường đi vẫn phải thực hiện các biện pháp cấp cứu như trên.
Nếu trẻ còn tự thở, cho trẻ nằm nghiêng sang một bên. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm cho trẻ, rồi nhanh chóng đưa trẻ đến BV gần nhất vì có thể sẽ xảy ra khó thở tái diễn.
Ăn nhầm gói hút ẩm trong hộp trái cây sấy, bé gái nhập viện cấp cứu
Phát hiện bé gái (gần 5 tuổi, trú tại Vĩnh Long) ăn nhầm gói hút ẩm trong hộp sấy trái cây nên người nhà đã nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện kiểm tra.
Ngày 15/12, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (Vĩnh Long) cho hay, đơn vị này vừa tiếp nhận cấp cứu bé gái N.B.N. (gần 5 tuổi, trú tại Vĩnh Long) ăn nhầm gói hút ẩm trong hộp trái cây sấy.
Theo gia đình bệnh nhi, sau khi phát hiện bé N. ăn nhầm gói hút ẩm trong hộp trái cây sấy, người nhà đã nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện kiểm tra. Tại bệnh viện, các bác sĩ nhanh chóng xác định loại độc chất bé ăn phải là gói hút ẩm trong hộp trái cây sấy.
Ngay sau đó, bệnh nhi được rửa dạ dày thật kỹ nhằm loại bỏ tối đa độc chất ra khỏi cơ thể, theo dõi sát tình trạng sức khỏe của bé. Theo các bác sĩ, nhờ được đưa đến bệnh viện kịp thời nên may mắn những trường hợp đáng tiếc không xảy ra với bé. Sau 2 ngày điều trị, bé khỏe và được xuất viện.
Hiện nay trên thị trường có 3 loại chất hút ẩm chủ yếu
Trao đổi với VTV News, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cho hay, hiện nay trên thị trường có 3 loại chất hút ẩm chủ yếu là: Silica gel, hạt hút ẩm Claybentonic và bột hút ẩm Canxi clorua. Các chất hút ẩm thường được chứa trong gói nhỏ. Vì vậy, trẻ nhỏ dễ dàng xé rách các gói này để nghịch phá, thậm chí nuốt phải.
Hạt hút ẩm Silica gel - một dạng oxit slilic được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, các hạt này không thể tiêu hóa được, do đặc điểm hút ẩm khá mạnh nên nếu nuốt phải có thể dính vào các niêm mạc, gây tổn thương niêm mạc, thậm chí nếu nuốt số lượng lớn có thể gây tắt ruột.
Những gói hút ẩm không rõ nguồn gốc có chứa canxi clorua - dạng bột màu trắng, rẻ tiền, có nhiều tạp chất, hút ẩm mạnh, trẻ nuốt phải sẽ gây ra cảm giác cháy bỏng miệng, viêm loét môi, lưỡi và thực quản rất nguy hiểm.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh nên chú ý một số biện pháp phòng tránh và xử trí ban đầu ngộ độc nhằm bảo vệ con em mình khỏi những tình huống gây đe dọa tính mạng và ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.
Trẻ nhỏ 3 tuổi trở lên, đã có thể nghe hiểu và ghi nhớ lời người lớn, do đó thỉnh thoảng cha mẹ nên dạy con những kiến thức cơ bản việc nên và không nên ăn gì. Bên cạnh đó, người lớn cất giữ những hóa chất gia dụng ở nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ. Cho trẻ ăn các loại thực phẩm có hóa chất bảo quản phải loại bỏ không để trẻ tiếp xúc hoặc cầm nắm chơi.
Ngoài ra, khi phát hiện hoặc nghi ngờ các bé uống, ăn nhầm hóa chất, thuốc, các chất độc... cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất kèm theo loại thuốc, hóa chất đã phát hiện để các bác sĩ xử trí cấp cứu nhanh chóng và kịp thời. Không nên tự ý xử trí tại nhà vì mỗi loại thuốc, độc chất sẽ có cách xử trí khác nhau, nếu can thiệp không thích hợp có thể làm nặng thêm tình trạng của bé.
Uống thuốc còn cả vỏ, bé trai 10 tuổi nhập viện cấp cứu Sau khi lỡ uống phải viên thuốc còn cả vỏ, bé trai 10 tuổi bị đau cổ họng, phải nhập viện cấp cứu để các bác sĩ gắp ra. Viên thuốc còn cả vỏ gắp ra từ thực quản bệnh nhi 10 tuổi - ẢNH: BỆNH VIỆN CUNG CẤP Sáng 15.12, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết các bác sĩ vừa...