Xuống thuyền miền Tây
Dẫu chưa một lần đến miền Tây nhưng chắc hẳn với nhiều người, câu hát ‘Đưa em sang sông vào vườn chôm chôm chín bằng xuồng ghe máy đuôi tôm’ trong tình khúc Tình đẹp mùa chôm chôm ( nhạc sĩ Giao Tiên) như mời gọi, lưu luyến.
Xuất hiện từ những năm 1960, xuồng ghe máy đuôi tôm còn được biết đến với tên gọi tắc ráng, là loại xuồng có gắn máy nổ và chân vịt. Nhưng cái tên xuồng ghe máy đuôi tôm nghe vẫn cứ đầy chất thơ, ngọt ngào.
Nó cũng được ví như “ xe gắn máy trên sông” với người dân miền Tây. Lý do là loại xuồng này vừa có thể chạy nhanh như ca nô, đồng thời với thân hình nhỏ, thon dài hình thoi rất dễ điều khiển, luồn lách để đi trong các nhánh sông nhỏ, đầm lầy..
Cũng vì thế, xuồng ghe máy đuôi tôm trở thành phương tiện đa dụng: chở người, các loại hàng hóa gọn nhẹ, buôn bán hay sinh hoạt hàng ngày… Nhiều đám rước dâu trên chiếc xuồng máy đuôi tôm thấy hạnh phúc lứa đôi như đẹp hơn, thấm đượm tình. Dẫu đời sống phát triển, đường bê tông hóa đến tận các ấp vùng xa, xe máy, xe hơi đã trở nên quá phổ biến nhưng xuồng máy đuôi tôm vẫn là vật gắn liền với hình ảnh người miền Tây.
Cùng với xuồng máy đuôi tôm, xuồng ba lá cũng là một phần không thể thiếu của vùng sông nước Nam bộ. Như tên gọi, nguyên gốc ban đầu theo dọc thân xuồng được đóng bằng 3 mảnh ván phẳng, đẹp. Đáy xuồng (lồng xuồng) là một mảnh to bản. Hai mảnh còn lại làm mạn xuồng (be xuồng).
Cái tên ba lá cũng từ đó mà ra. Nhà nào ở miền Tây phía trước nhà cũng có chiếc xuồng ba lá, như “đôi chân” của họ. Xuồng ba lá có thể chèo bằng nhiều cách, mái đứng, chèo bằng hai chân, chèo bằng 1 mái…
Du khách hào hứng trải nghiệm ngồi thuyền ba lá
Đến miền Tây, khi ghé rừng tràm Trà Sư (Đồng Tháp) hay những vườn dừa Bến Tre… mà chưa một lần thử ngồi xuồng ba lá là đã thiếu đi một trải nghiệm lý thú. Các dì hay những cô hai, cô ba yểu điệu trong bộ bà ba, đầu đội nón lá, cổ quàng khăn rằn khẽ lướt mái chèo đưa du khách chìm đắm trong vẻ bình yên của vùng sông nước.
Thuyền lướt nhẹ, êm để du khách có thể nghe thấy mọi thanh âm xung quanh, tiếng chim rít rít trên cành, tiếng gió reo trên những tán cây và cả tiếng róc rách nước vỗ hai bên mạn thuyền.
Lướt giữa rừng tràm rợp bóng hay hai bên bờ là những hàng dừa nước thân uốn lượn như chở che cho du khách, cảm thấy lòng sao bình yên. Đôi khi trên xuồng bắt gặp những câu hò, điệu lý mộc mạc ngân nga hay tiếng nói ngọt xớt từ cô chèo xuồng, chỉ cho du khách khi nào nước lớn, nước ròng. Những đoạn khi xuồng quay đầu mới thấy cái tài tình, khéo léo của người chèo, khi chỉ dùng duy nhất một mái chèo điều khiển sao mà nhẹ tênh.
Tôi còn nhớ, trong chuyến du lịch qua 9 tỉnh miền Tây vào đúng mùa nước nổi tháng 9, một du khách người Pháp gốc Việt ở tuổi 70 khi được mời gọi xuống xuồng ba lá trải nghiệm, ban đầu đã nhất quyết từ chối vì sợ. Nhưng thấy trong đoàn ai cũng hào hứng, bà quyết định thử, để rồi khi lên bờ còn muốn nấn ná đi thêm vòng nữa.
Rất nhiều du khách sau đó đã chụp ảnh, đưa lên mạng hình ảnh đi trên những chiếc xuồng ba lá và ví von những con thuyền nhỏ bé này như một biểu tượng của đất Nam bộ Việt Nam, giống như những chiếc thuyền gondola của xứ Venice xa xôi.
Miền Tây ở đâu? Miền Tây có bao nhiêu tỉnh? Cùng khám phá văn hóa vùng sông nước
Miền Tây là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước không chỉ bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng mà còn bởi đời sống văn hóa, ẩm thực đầy bản sắc.
Miền Tây ở đâu?
Miền Tây (Tây Nam Bộ) là cách gọi gần gũi của người dân dành cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là dải đất màu mỡ nằm ở địa đầu phía Nam của Tổ Quốc, bao gồm 13 tỉnh, thành phố.
Miền Tây là tên gọi khác của đồng bằng Sông Cửu Long
Mảnh đất miền Tây hình thành và lớn lên nhờ nguồn phù sa do dòng sông Mê Kông bồi đắt. Được tạo hóa ưu ái, nơi đây có thiên nhiên tươi đẹp, trù phú, đầy sức sống. Một trong những điểm nổi bật thu hút du khách đến với miền Tây là vẻ đẹp mênh mang của sông nước và những cánh rừng nguyên sinh.
Đến với miền Tây, du khách sẽ được khám phá một nền văn minh sông nước lâu đời. Đó là cảnh sắc thiên nhiên, đời sống văn hóa và những món ăn ẩm thực truyền thống độc đáo. Vậy miền Tây có gì thú vị? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong phần tiếp theo của bài viết.
Miền Tây gồm những tỉnh nào?
Video đang HOT
Miền Tây bao gồm 13 tỉnh thành phố. Trong đó có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ. 12 tỉnh khác thuộc khu vực miền Tây bao gồm Bến Tre, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bạc Liêu và Cà Mau.
Đặc điểm khí hậu miền Tây
Về khí hậu, miền Tây là khu vực có khí hậu tương đối ôn hòa ở nước ta. Nếu như ở miền Bắc hay miền Trung mà của hè cực nắng nóng và mùa đông lạnh giá thì khí hậu miền Tây duy trì nền nhiệt dễ chịu quanh năm. Nhiệt độ trung bình ở đây khoảng 28 độ C, thích hợp cho mọi hoạt động tham quan du lịch.
Không có Xuân, Hạ, Thu, Đông, ở miền Tây có 2 mùa chính trong năm là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa rơi vào khoảng tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mỗi mùa đem lại cho mảnh đất miền Tây vẻ đẹp và sự thu hút riêng.
Miền Tây có khí hậu khá ôn hòa, dễ chịu
Ngoài hai mùa trên thì có một mùa được chú ý hơn cả ở đây, đó chính là mùa nước nổi. Đây là thời điểm nước tại các sông ngòi, kênh rạch lên cao, khiến cho hoạt động du lịch sông nước hấp dẫn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, mỗi mùa nơi đây đều mang một vẻ đẹp riêng, đủ để du khách khám phá trong suốt hành trình của mình.
Nên du lịch miền Tây vào mùa nào?
Với khí hậu ôn hòa, thiên nhiên tươi đẹp, du khách có thể đến miền Tây bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, có 3 thời điểm đẹp nhất để đến miền Tây trong năm.
Từ tháng 6 đến tháng 8: Nếu bạn yêu thích những vườn trái cây chín mọng thì đây là thời điểm lý tưởng nhất trong năm để đi du lịch miền Tây. Từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm ở đây là mùa hè, cũng là mùa trái cây rộ nhất tại đồng bằng Sông Cửu Long. Đến với các tỉnh Tây Nam Bộ mùa này, hoạt động được yêu thích là khám phá miệt vườn, hái trái cây và chụp hình check-in tại vựa trái cây lớn nhất cả nước.
Miền Tây mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng
Từ tháng 9 đến tháng 11: Thời điểm này là mùa nước nổi ở miền Tây. Du khách tới đây sẽ được thưởng thức trọn vẹn tinh hoa của miền sông nước. Hoạt động tham quan nổi bật chính là ngồi thuyền, đi xuyên qua những rừng cây, khám phá hệ sinh thái và vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời của vùng đất này.Từ tháng 12 đến tháng 2: Đây là lúc mà thời tiết ở miền Tây mát mẻ, ôn hòa nhất, đất trời cũng như bừng sáng trong tiết xuân giáng. Đến miền Tây mùa này, du khách sẽ hòa cùng không khí đón Tết, đón năm mới của người dân bản địa. Tết của người miền Nam so với người miền Bắc nhìn chung vẫn mang đậm dấu ấn dân tộc. Song, vẫn còn tồn tại một vài điểm khác mang tính bản sắc vùng miền. Mặc dù vậy, một điều không thể thiếu vào mùa Xuân chính là hoa. Tới miền Tây vào thời gian này, du khách có dịp ghé thăm những vườn hoa nở rộ muôn vàn sắc hương như Sa Đéc, Vị Thanh, Tân Đông Quy,...
Những điểm đến hấp dẫn tại miền Tây
Bạn đã biết những địa điểm không thể bỏ lỡ khi đến miền Tây? Dưới đây là một vào gợi ý cho du khách với những địa danh nổi tiếng bậc nhất tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Cánh đồng quạt gió
Bạc Liêu không chỉ được biết đến với giai thoại "công tử Bạc Liêu" hay di sản văn hóa Đờn ca tài tử mà còn nổi tiếng với cánh đồng quạt gió lớn nhất Việt Nam.
Cánh đồng quạt gió - điểm ceck-in nổi tiếng tại Bạc Liêu
Cánh đồng quạt gió phục vụ trực tiếp cho hoạt động của nhà máy điện gió quy mô lớn tại Bạc Liêu. Hình ảnh những cánh quạt khổng lồ vươn mình ra biển khiến chúng ta không khỏi tự hào về một Việt Nam không ngừng vươn lên. Đây cũng là địa điểm check-in tuyệt đẹp được nhiều bạn trẻ yêu thích khi đến với miền Tây.
Vườn Tràm Trà Sư
Một trong những hệ sinh thái nổi bật tại Tây Nam Bộ là rừng tràm. Đến đây, vườn tràm Trà Sư là một trong những địa điểm du khách không thể bỏ qua. Vườn tràm Trà Sư thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang là biểu tượng cho hệ sinh thái nước nổi.
Để khám phá rừng tràm, du khách sẽ di chuyển bằng thuyền bè. Đây thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời khi bạn đi xuyên qua cánh rừng, trên mặt nước miền Tây phẳng lặng và lắng nghe những âm thanh của tự nhiên. Vẻ đẹp tự nhiên có phần hoang sơ và sự yên bình của rừng tràm sẽ để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.
Nếu bạn là tín đồ chụp ảnh thì đây cũng chính là nơi ra đời cho những tấm ảnh check-in để đời. Đến với đồng bằng Sông Cửu Long, hãy một lần ghé thăm rừng tràm Trà Sư bạn nhé.
Rừng tràm Trà Sư (An Giang) đep hút mắt
Làng nổi Tân Lập
Làng nổi Tân Lập là một điểm đến mới nhưng thu hút đông đảo du khách. Nơi đây chưa được khai thác nhiều về mặt du lịch nên vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ. Màu xanh của những cánh rừng tràm, bầu không khí mát mẻ đem lại cảm giác thư giãn và thoải mái cho du khách trong suốt hành trình khám phá.
Bạn có thể khám phá làng nổi Tân Lập bằng con đường xuyên rừng, hoặc ngồi thuyền để luồn qua từng ngóc ngách. Nếu bạn là một người yêu thiên nhiên thì đây là một điểm đến không thể bỏ lỡ.
Làng nổi Tân Lập từ trên cao nhìn xuống
Vườn quốc gia Tràm Chim
Năm 1994, vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) chính thức được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên. Đây là nơi có hệ sinh thái đa dạng bậc nhất tại đồng bằng Sông Cửu Long.
Có thể bạn chưa biết, vườn quốc gia Tràm Chim là khu vực có diện tích đất ngập nước lớn nhất vùng Đồng Tháp Mười. Đồng thời, đây cũng là khu dự trữ sinh quyển thứ 4 của Việt Nam. Hệ sinh thái tại đây tồn tại đa dạng với hơn 232 loài chim, nhiều loài thực vân. Trong đó, có những loài chim được liệt vào danh mục quý hiếm cần bảo tồn, đặc biệt là sếu đầu đỏ - loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng cao. Điều này càng khẳng định giá trị và tầm quan trọng của vườn quốc gia Tràm Chim.
Vườn quốc gia Tràm Chim có hệ sinh thái vô cùng đa dạng
Không chỉ có ý nghĩa bảo tồn, vườn quốc gia Tràm Chim còn là một bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc và âm thanh mà tạo hóa ban tặng cho vùng Tây Nam Bộ. Đến đây, du khách sẽ sống trong những khoảnh khắc chân thực nhất của một "Đồng Tháp Mười thẳng cánh cò bay/ Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm".
Chợ nổi Cái Răng
Nhắc đến miền Tây không thể bỏ qua đặc sản chợ nổi - nơi chở cả những gì tinh hoa nhất của văn hóa Tây Nam Bộ. Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) là điểm đến nổi tiếng không thể bỏ lỡ khi khám phá miền Tây.
Tại đây, hoạt động buôn bán, ăn uống, hội họp của người dân diễn ra từ sáng sớm vô cùng tấp nập. Nhiều người nói rằng, chợ nổi chính là nơi hội tụ tất thảy tinh hoa ẩm thực miền Tây. Nếu không muốn bỏ lỡ điều này, nhất định bạn phải ghé thăm chợ nổi Cái Răng một lần khi đến với đồng bằng Sông Cửu Long.
Chợ nổi Cái Răng nhộn nhịp mỗi buổi sáng
Chợ nổi Ngã Năm
Một chợ nổi cũng được rất nhiều người biết đến tại miền Tây là chợ nổi Ngã Năm. Cái tên "Ngã Năm" bắt nguồn từ vị trí của chợ khi nằm ngay tại điểm giao giữa năm con sông. Tại đây, hoạt động buôn bán diễn ra vô cùng tấp nập.
Chỉ với một buổi tại chợ nổi Ngã Năm, bạn sẽ có cơ hội khám phá những nét độc đáo nhất trong đời sống thường nhật của người dân địa phương.
Chợ nổi Ngã Năm
Cù lao Thới Sơn
Cù Lao Thới Sơn là điểm đến đặc trưng cho hình thức du lịch miệt vườn tại miền Tây Nam Bộ. Địa danh này nằm hạ lưu sông Tiền, xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Để khám phá vùng đất này, du khách sẽ di chuyển bằng thuyền, đò dọc theo những con kênh nhỏ. Qua những chuyến đò, bạn có thể tản bộ trên những con đường đá nhỏ, băng qua những vườn trái cây sai trĩu.
Đến với cù lao Thới Sơn, du khách không chỉ khám phá miền sông nước mà còn được lạc vào thiên đường của các loại trái cây thơm ngon.
Cồn Thới Sơn - một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn
Mũi Cà Mau
Ở Tây Nam Bộ có một địa danh thiêng liêng mà ai trong mỗi chúng ta cũng nên đặt chân đến một lần trong đời. Đó chính là mũi Cà Mau, địa đầu phía Nam của Tổ quốc.
Mũi Cà Mau - cực Nam của Tổ quốc
Mũi Cà Mau thuộc xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau và cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 100km. Đây không phải là một danh lam thắng cảnh, cũng không phải công trình kiến trúc quá hoành tráng. Tất cả chỉ gói gọn trong sự đơn sơ, mộc mạc mà thiêng liêng. Thiêng liêng bởi đó là điểm cực Nam đánh dấu chủ quyền, lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.
Đối với người Việt Nam, mũi Cà Mau là một trong những biểu tượng của sự tự hào, tinh thần dân tộc. Vì vậy mà chúng ta chắc hẳn ai cũng ước ao đặt chân đến đây một lần trong đời.
Phú Quốc
Điểm đến cuối cùng không thể bỏ lỡ khi đến miền Tây chính là Phú Quốc. Phú Quốc là một cái tên không còn gì xa lạ đối với tín đồ du lịch. Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, cũng chính là điểm đến du lịch hấp dẫn bậc nhất tại nước ta.
Phú Quốc - hòn đảo ngọc đã quá nổi tiếng với du khách
Không chỉ thu hút du khách trong nước, Phú Quốc có những điểm đến nhiều lần được vinh danh trên những tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới. Nếu có dịp đến với miền Tây, đừng quên ghé thăm hòn đảo ngọc với những bãi tắm xinh đẹp, những làng chài ven biển yên bình và những công trình du lịch đồ sộ này nhé.
Khám phá An Giang những tháng cuối năm Tháng 9-11 là thời điểm thích hợp để du lịch miền Tây. Du khách có thể bỏ túi những điểm vui chơi dưới đây khi ghé An Giang. Ảnh: @caoqiong.wu_. An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ. Điểm đến này thu hút du khách bởi vẻ đẹp bình dị và nhiều trải nghiệm thú vị. Thời tiết An Giang những tháng...