Xuống sông Đà nuôi nhốt cá, chỉ tốn cỏ voi, lá chuối mà có tiền to
Ông Lò Văn Chờ, bản Phiêng Se (xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) nuôi 7 lồng cá trên lòng hồ sông Đà, sau khi trừ chi phí mỗi năm ông lãi hơn 100 triệu đồng.
Ông Chờ là 1 trong những hộ làm kinh tế giỏi ở xã Mường Trai.
Nói về cơ duyên đến với nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ sông Đà, ông Lò Văn Chờ, chia sẻ: Thời gian trước, tôi và nhiều hộ trong bản chủ yếu trồng ngô sắn, nhưng vốn đầu tư cho cây ngô quá cao, mà giá bán lại thấp nên gia đình luôn lỗ. Tôi thấy mặt hồ nước sông Đà trong vắt và rộng, nếu nuôi cá lồng chắc sẽ cho thu nhập cao hơn làm nương rẫy. Dùng tiền của gia đình và tiền vay anh em họ hàng tôi mua thùng phi, lưới, khung sắt, con giống về làm 7 lồng thả các loại cá chép, trắm cỏ, rô phi đơn tính…
Ông Chờ đang bắt cá bán cho các thương lái.
Mới đầu chuyển sang nuôi cá, vì chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc nên số lượng cá trong lồng của ông Chờ bị còi cọc rất nhiều, bị dịch bệnh chết rất nhiều. Để khắc phục những điểm yếu kém trên, ông đã không ngần ngại đường sá xa xôi, lên các hộ chăn nuôi cá ở huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) học hỏi kinh nghiệm.
Ngoài ra ông Chờ còn tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá lồng của Hội Nông dân huyện tổ chức. Nhờ thế mà ông đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm và áp dụng mô hình nuôi cá lồng của mình.
Video đang HOT
7 lồng cá của ông Chờ chủ yếu nuôi các loại cá: Chép, trắm cỏ, rô phi, trôi.
Theo kinh nghiệm nuôi cá lồng của ông Lò Văn Chờ: Muốn đảm bảo cá nuôi trong lồng khỏe mạnh, hàng ngày người nuôi phải xuống các lồng cá kiểm tra, theo dõi trọng lượng cá và lượng thức ăn thừa. Nếu thấy thức ăn thừa thì vớt lên bờ, còn thấy lồng cá có dấu hiệu bẩn tiến hành kéo các lồng cá ra địa điểm khác để tránh dịch bệnh và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
“Tôi cho cá ăn chủ yếu là lá chuối, cỏ voi, cám ngô, hầu như không dùng cám công nghiệp cho cá. 1 ngày tôi cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều tối…”.
Ông Chờ chủ yếu dùng lá chuối và cỏ voi làm thức ăn cho đàn cá.
Hạn chế dùng cám công nghiệp, nên cá của gia đình ông Chờ luôn bảo đảm yếu tố sạch, tươi ngon, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Sau mỗi lần thu hoạch cá, ông Chờ thường dùng thuyền kéo các lồng cá đến địa điểm mới bắt đầu nuôi lứa những lứa cá tiếp theo. Ông Chờ nói “Tôi làm như vậy để bảo đảm tối đa môi trường nước sạch cho đàn cá phát triển tốt hơn”.
Để tạo môi trường nước tốt cho đàn cá phát triển, ông Chờ thường theo dõi và kiểm tra lượng thức ăn thừa của cá sau mỗi lần cho cá ăn.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Lò Văn Chờ, cho biết: Hiện nay, tôi bán cá trắm ra thị trường với giá từ 90.000 – 100.000đồng/kg, rô phi 60.000 – 70.000 đồng/kg, chép 80.000 – 90.000 đồng/kg. Bình quân mỗi năm tôi lãi hơn 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình tôi còn có 1 nguồn thu nhập khác là cho thuê phông rạp làm đám cưới và các sự kiện quanh khu vực xã Mường Trai, nên cũng tạo ra 1 nguồn thu kha khá.Thời gian tới, tôi định mua 1 chiếc xe tải cho con trai thu mua nông sản cho bà con trong vùng.
Nhờ chuyển sang nuôi cá lồng trên lòng hồ sông Đà, ông Lò Văn Chờ đã có 1 cơ ngơi khá giả.
Có thể thấy việc nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La đã và đang mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, tạo việc làm ổn định cho bà con ở lòng hồ. Qua đó góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh – xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương đạt kết quả cao nhất.
Hiện trên địa bàn xã Mường Trai có gần 1.300 ha mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La. Nhằm phát huy thế mạnh trên, mấy năm trở lại đây được sự quan tâm chỉ đạo của huyện Mường La, xã đã chú trọng phát triển nghề nuôi cá lồng cho các bản sinh sống ở ven lòng hồ sông Đà. Qua đó, đã tạo công ăn việc làm và hướng đi mới cho người dân lòng hồ phát triển kinh tế bền vững.
Theo Danviet
Hai lần di chuyển, bản tái định cư Lả Mường vẫn bị sạt lở vì mưa lũ
Đã 2 lần di chuyển, bản tái định cư Lả Mường, tỉnh Sơn La vẫn bị sạt lở vì mưa lũ khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn.
Sau hoàn lưu bão số 3 vừa qua, tại bản Lả Mường, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã bị sạt lở tà luy dương phía sau nhà của 14 hộ dân, khối lượng bùn đất vùi lấp khoảng 1.000 m3. Hiện tiếp tục xuất hiện nhiều vết nứt phía sau bản đe dọa đến tính mạng và tài sản của bà con trong khi mùa mưa còn kéo dài.
Đất đá sạt lở làm ảnh hưởng 14 hộ dân.
Đã hai lần phải di chuyển mà vẫn chịu cảnh sạt lở đất đá khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn.
Năm 2009 từ huyện Mường La, bản Lả Mường được di chuyển đến xã Chiềng Sơn phục vụ cho xây dựng thủy điện Sơn La. Do địa hình cao, dốc có nguy cơ sạt lở, cách đây 2 tháng ( tức là vào tháng 5 vừa qua) bà con tiếp tục được di chuyển để đảm bảo an toàn.
Đang dần ổn định cuộc sống và sản xuất, có nhà còn chưa dựng nhà xong thì trận mưa của hoàn lưu bão số 3 vừa qua, phần lớn diện tích ta luy dương sau bản đã xuất hiện nhiều vết nứt lớn làm bùn, đất đá sạt trượt xuống, vùi lấp vào 14 hộ gia đình. Người dân bức xúc khi có ý kiến về việc huyện Mộc Châu đã không khảo sát kỹ địa chất tại đây, đưa người dân lên vị trí tái định cư mới mà không đảm bảo an toàn, nhất là trong mùa mưa bão.
Nhiều vết nứt lớn xuất hiện đe dọa an toàn của người dân sau hơn 2 tháng di chuyển.
Chị Lò Thị Pò và anh Cà Văn Sinh cho biết: "Gia đình tôi chuyển lên đây chưa được hai tháng, lại bị sạt lở nên bà con ở đây rất khó khăn. Cuộc sống không ổn định chút nào. Ở bản cũ nguy cơ sạt lở tôi cũng sợ chứ nhưng lên đây ta luy cao thế này tôi càng sợ. Thà tôi ở chỗ cũ còn hơn".
Ngay sau khi bản Lả Mường có sạt lở do hoàn lưu bão số 3, lãnh đạo địa phương đã đi kiểm tra tình hình thực tế. Ông Phạm Đức Chính, Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu cũng nhận thiếu sót trong công tác khảo sát, đánh giá địa chất đối với vị trí tái định cư bản Lả Mường và sẽ sớm có phương án khắc phục, hỗ trợ người dân nơi đây.
"Bà con cũng đã có ý kiến từ trước là nên làm ta luy thoải hơn, rồi khu vực trên thì san đất đi. Tuy nhiên, khối lượng cũng rất là lớn, tính toán nguồn kinh phí của huyện chưa đảm bảo được nên UBND huyện cũng cắt giảm một số việc san bên trên để chống sạt trượt. Việc công tác khảo sát cũng chưa sát thì chúng tôi cũng nhận thấy huyện cũng còn có những chủ quan trong việc này", ông Phạm Đức Chính nói.
Chính vì công tác khảo sát, đánh giá địa chất khu vực bản Lả Mường chưa tốt đã khiến cuộc sống của người dân thêm khó khăn, nguy hiểm sau nhiều lần phải di dời. Phương án trước mắt được huyện Mộc Châu đưa ra lúc này là triển khai xây kè, hạ bớt ta luy để hạn chế thiệt hại trong những ngày mưa lũ sắp tới./.
Theo Thanh Thủy/VOV-Tây Bắc
Ra giữa lòng hồ thủy điện Sơn La xem ngồn ngộn cá "tàu ngầm" Ít ai ngờ, giữa mênh mông sóng nước lòng hồ thủy điện Sơn La lại có một trại nuôi cá đặc sản lớn đến như vậy. Ở trại này đang nuôi cá lăng, cá chép, đặc biệt, ai ra xem cũng đều bất ngờ, thích thú với đàn cá tầm con nào cũng to vật, bơi lượn như những chiếc tàu ngầm... Sau...