Xương rồng nở hoa
Con đường nhỏ nơi chúng tôi sinh sống chỉ có dăm chục hộ dân nên gần như ai cũng biết ai, biết tuốt chuyện của nhau, từ chuyện bé xíu như nhà nọ mới sắm con iPhone 11 giá 80 “chai” đến chuyện lớn hơn như chuyện lão Nhân “Mập” chủ tiệm sách ở cuối đường sát với tiệm hớt tóc thanh nữ bỗng dưng cặp bồ với một hot girl nóng bần bật trên mạng xã hội.
Và lạ lùng nhất là sáng nay, đúng Ngày Phụ nữ 20-10, thông tấn xã cà phê “Cây thị”, nơi chúng tôi thường ngồi nhâm nhi tách cà phê trước khi đi làm, khẩn cấp loan tin cây xương rồng của bà Lê Nhung, chủ tiệm cá có tên “Gành cá” (không biết sao song nhiều người nói dùng chữ ghềnh bán chạy hơn là gành, nhưng thôi kệ!) đã nở hoa màu tím Huế rất lạ.
Cây xương rồng bà Lê Nhung trồng trong cái chậu sành đặt trên ban công lầu 2 là giống cây kiểng có gốc gác từ vùng sông Amazon tuốt bên Nam Mỹ. Mà người bán nói vậy, chứ bà Phương ngoài chuyên môn chính là phân biệt cá basa nuôi bè và cá bông lau đánh bắt tự nhiên, còn thì mù tịt mọi thứ liên quan đến cái mà người đời gọi là nghệ thuật bonsai.
Khi mua, người bán chỉ nói nó hợp phong thủy và nếu ra hoa nữa thì “vượng” cả đời, mua một bán mười, tiền ra vô ăn không hết mấy đời! Bà chỉ cười mang về, nhưng không hiểu sao đã 4 năm chăm sóc, tưới bón, dùng đủ thuốc kích thích sinh học mà nó vẫn trụi lủi, trơ khấc mấy cái lá màu ngọc bích, tình cảnh giống hệt ông chồng suốt ngày ủ rũ, nhăn nhó, chả có tí gì gọi là hoa – lá – cành, hay như ông hàng xóm hay chữ kêu là không có chất rồ-man-tích.
Thế mà hôm nay xương rồng của bà bỗng nở hoa, thật kỳ lạ, thật ngọt ngào… “người ta đặt điều nói mình này kia, nào tham lam, vô cảm… Mà người xấu tính thì làm sao nuôi được xương rồng ra hoa?”, bà bước ra khỏi nhà, mải ngẫm nghĩ đâm sầm vào một người đàn ông đã đứng tuổi chạy xe Grab cạnh nhà. Bình thường thì bà đã lu loa, chửi bới, nhưng hôm nay bà chỉ mỉm cười khẽ khàng: “Dạ, xin lỗi anh, tôi không cố ý”.
Minh họa: A Dũng
Ông chỉ nhíu mày rồi chạy vội qua tiệm sách Nhân “Mập” hỏi mua tờ báo có giá rẻ nhất như mọi lần. Bình thường thì ông đã lẩm bẩm “con này, con kia”, song hôm nay lại khác, hôm nay khác hôm trước và trước nữa, và không biết vì sao? Nhân “Mập” nhìn người đàn ông mặt đầy vết chân chim, có thoáng chút ngây ngô, rồi không hiểu sao cầm cả xấp báo và tạp chí trên bàn nói: “Ông cầm đọc. Khỏi trả tiền”.
Video đang HOT
Chàng mập còn rón rén tiến sát người ông, dúi vào tay một cuốn sách mỏng, cười bẽn lẽn: “Thơ của tui đó. Ông đọc khi chờ khách”. Chả là Nhân “Mập” còn làm thơ, thơ tả cảnh, tả tình, thơ tặng hết em gái Trung Hoa đến em gái da đen châu Phi, đọc kỹ thấy thơ… cũng có chất thơ.
Hai năm trước, Nhân “Mập” dành dụm 30 “chai” mạnh dạn in 1.000 cuốn có tựa đề Thơ nghiêng và phải mất chừng một năm rưỡi mới tặng hết phân nửa số thơ in. Thế mà không hiểu sao sáng nay bỗng có người đặt mua 500 cuốn, còn lại mà theo lời mạnh thường quân bất ngờ này: “Đặt trước quà Tết Canh Tý cho công nhân. Giỏ quà có bánh kẹo, có tiền lì xì và thơ nữa”. Hôm nay khác hôm trước?
Người lái xe ôm khệ nệ bê chồng sách báo lên nhà ở lầu 3. Ông bỗng gặp bà hàng xóm từ lầu trên bước xuống, và thay vì lời cằn nhằn thường trực, rằng con bà giống con voi cứ giậm chân thình thịch, không ai nghỉ ngơi được, thì hôm nay thật khác, ông chào đon đả: “Con gái chị chóng lớn quá. Càng lớn càng xinh. Giống cả mẹ lẫn cha. Tôi có mắt mà”.
Bà hàng xóm đưa cô con gái đến trường, chạy vội đến phòng khám và thay vì lời mắng xa xả bệnh nhân “ ngu xuẩn, không biết mình có bệnh gì”, thì dịu dàng nói: “Chị đừng bận tâm. Tôi gọi bác sĩ ngay. Chắc không sao!”.
Bệnh nhân chính là bà Lê Nhung, đi khám bệnh lần này, thật lạ là thay vì đòi hỏi phải kê toa thuốc mạnh, chữa dứt điểm bệnh ngay lập tức nếu không sẽ kiện “đến cả tòa án quốc tế La Hay”, lại quá dịu dàng: “Bác sĩ ơi! Tôi biết là bệnh già không chữa được và tôi phải xin lỗi đã làm phiền bác sĩ…”.
Buổi chiều, trên đường về nhà, vị bác sĩ khả kính bỗng nhớ đến người phụ nữ đáng thương buổi sáng, và không hiểu sao ông dừng xe, mua một bó hoa cẩm chướng kèm một cái bánh kem của tiệm Tous les Jours. Ông gửi xe, bước lên lầu 2 và bấm chuông. Bà Lê Nhung ra mở cửa, ngỡ ngàng khi bác sĩ nói: “Mình là hàng xóm tối lửa tắt đèn. Tôi có món quà tặng chị. Cái bánh nó hơi bị méo mó vì va chạm với cặp táp của tôi. Nhưng không sao, quan trọng là chất lượng bánh. Và cả hoa cho chị…”.
Bà Lê Nhung rơm rớm nước mắt: “Đội ơn bác sĩ lắm. Tôi cũng có tin vui cho bác sĩ. Bác sĩ có biết là sáng hôm nay khi thức dậy, nhìn ra cửa sổ, tôi thấy cây xương rồng của tôi nở hoa màu tím, bác sĩ vào đây…”.
THU NGÂN
Theo sggp.org.vn
Chàng thủ thư khuyết tật và thông điệp sống tích cực
Bị liệt toàn thân nhưng với niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, Đỗ Hà Cừ vẫn học chữ, làm thơ, sử dụng máy tính và lập thư viện sách miễn phí lan tỏa niềm đam mê đọc sách đến cộng đồng.
Đỗ Hà Cừ (35 tuổi) bị di chứng chất độc da cam từ bố mình, dù gia đình đã lo chạy chữa cho anh khắp nơi nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Lớn lên trong một thân thể co quắp, nói năng cũng khó khăn. Từng có lúc bi quan vì là gánh nặng cho gia đình nhưng chính niềm đam mê đọc sách đã giúp cuộc sống của chàng trai này vui vẻ và cảm thấy mình sống có ích hơn.
Vì bệnh tật, ảnh hưởng đến sự phát triển của thần kinh nên từ bé, Cừ không thể đến trường như những đứa trẻ bình thường khác. Cừ khao khát được học chữ và mẹ anh đã trở thành cô giáo dạy chữ cho anh.
Đỗ Hà Cừ bị di chứng chất độc da cam từ khi mới sinh ra
Cách học của Cừ khá đặc biệt. Mỗi ngày, mẹ anh đánh máy một dòng thơ và in ra để anh đọc. Trong đầu đã thuộc câu thơ đó rồi, anh sẽ nhìn vào tờ giấy để học thuộc mặt chữ. Khó nhọc phát âm từng chữ, mỗi lần như thế chân tay co quắp lại nhưng Cừ không bỏ cuộc. Dần rồi anh cũng quen, mẹ anh dạy thêm cách ghép vần, ghép chữ. Từ khi biết đọc, biết viết, làm bạn với những quyển sách, Cừ coi chúng như nguồn sống của chính mình.
Không thể điều khiển được cơ thể mình nhưng anh đã cố học để điều khiển được một ngón trỏ bên phải giúp lật những trang sách dù rất khó khăn. Rồi anh học làm thơ, viết sách và tự nghiên cứu để có thể sử dụng máy vi tính. Anh giao tiếp với thế giới bên ngoài thông qua mạng xã hội Facebook với một bộ máy tính được thiết kế đặc biệt giúp anh có thể sử dụng được bàn phím ảo.
Từ nghị lực, đam mê đọc sách, anh lan tỏa tình yêu sách với ngày càng nhiều người bằng việc lập thư viện miễn phí mang tên "Hy vọng" tại phường Trần Lãm, TP Thái Bình. Tủ sách đọc miễn phí này đã thu hút rất nhiều độc giả, chủ yếu là các em học sinh. Tâm trạng Cừ cũng vui lên nhiều, vì có nhiều bạn đến đọc sách và trò chuyện với anh về sách.
Bắt đầu chỉ từ một tủ sách cá nhân, Cừ đã huy động được hơn 3.000 đầu sách cho không gian đọc và luôn rộng cửa chào đón tất cả những ai có chung niềm đam mê. Đỗ Hà Cừ cũng mong muốn từ thư viện của mình sẽ truyền tải đi thông điệp sống tích cực đến mọi người.
Không gian đọc thu hút nhiều bạn trẻ đến đọc sách
Suốt năm năm qua, lúc đầu vận động sách gặp nhiều khó khăn, Cừ phải viết email đi xin khắp nơi, từ các công ty sách, đến các nhà xuất bản, các nhà hảo tâm. Rồi dần dần mọi người cũng biết đến và chuyển sách đến cho thư viện. Mong muốn của Cừ trong tương lai sẽ lập một dự án hỗ trợ xây dựng các tủ sách dành cho người khuyết tật quản lý.
Chính hành động tử tế và khát khao được cống hiến, được làm những điều tốt cho xã hội, cộng đồng đã khiến rất nhiều người cảm phục và coi anh là tấm gương sáng cho giới trẻ noi theo. Đỗ Hà Cừ để lại ấn tượng với Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Trần Uyên Phương khi cùng chương trình Nối trọn yêu thương đến thăm thư viện Hy vọng.
"Sách trở thành một người bạn rất là trung thành của Cừ và thông qua sách Cừ có thể đi được rất nhiều nơi, biết được rất nhiều điều. Cừ cảm thấy tự tin hơn và đang làm cho mỗi ngày của em rất có ý nghĩa", bà Trần Uyên Phương chia sẻ.
Bà Trần Uyên Phương đã gửi tặng Cừ cuốn sách "Chuyện nhà Dr Thanh" tái bản với những nét vẽ của họa sĩ Lê Thiết Cương. Nữ doanh nhân và cũng là tác giả cuốn sách Chuyện nhà Dr Thanh hy vọng món quà này sẽ là một trong những bước khởi đầu để ước mơ của Cừ sẽ được lan xa thành hiện thực.
"Nối trọn yêu thương" là một chương trình do kênh truyền hình nhân đạo, Đài truyền hình Việt Nam sản xuất và phát sóng trên kênh VTV1 vào ngày thứ Hai cuối cùng của tháng. Chương trình giúp truyền cảm hứng về tinh thần vượt khó, về niềm tin, tinh thần lạc quan, về ý chí, bản lĩnh và nghị lực; có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và cộng đồng xã hội. Chương trình đồng thời truyền đi sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người.
Theo PLO
Chán khoe ảnh photoshop với caption tiếng Anh, Mina Phạm chuyển sang "công thức" mới là ảnh xịn kèm bài học nhân sinh Không chỉ vậy, cô vợ hai thích sống ảo của đại gia Minh Nhựa còn có đam mê mới là... làm thơ, khiến dân mạng phải ngỡ ngàng. Sau một thời gian là tâm điểm gạch đá của cộng đồng mạng, phải nói rằng Mina Phạm - bà xã đại gia Minh Nhựa rất "chịu khó" tiếp thu những màn "bóc phốt góp...