Xuống máy bay bằng cửa thoát hiểm ‘cho nhanh’
Thay vì rời máy bay như bình thường, có hành khách “tiện tay” mở cửa thoát hiểm, để “đi cho nhanh”, khỏi chen lấn!.
Phao thoát hiểm sẽ bung ra ngoài nếu hành khách tự mở cửa thoát hiểm
Tuy vậy, vẫn có hàng loạt trường hợp hành khách mở cửa thoát hiểm. Việc này gây thiệt hại nặng, ít nhất 10.000 USD cho chi phí lắp phao trở lại. Ngoài ra còn gián tiếp gây hoãn, chậm hủy chuyến bay.
Vì tò mò và… tốt bụng
Các trường hợp mở cửa thoát hiểm đều là lúc máy bay đang còn ở trên mặt đất, lúc khách đang rời khỏi máy bay sau chuyến bay dài, ai cũng muốn xuống thật nhanh. Biên bản xử phạt của Cục Hàng không VN ghi nhận hàng loạt trường hợp “táy máy” mà hậu quả là khách phải đóng phạt 10-15 triệu đồng cho hành vi này.
…23h20 ngày 10/7/2012, chuyến bay mang số hiệu VN 1523 của Hãng hàng không VNA đã hoàn tất hành trình từ Hà Nội vào Đà Nẵng.
Tiếp viên trưởng yêu cầu các tiếp viên mở khóa cửa thoát hiểm và chuẩn bị cho khách xuống máy bay. Khoảng 20 khách rời khỏi máy bay thì đột nhiên cửa thoát hiểm bên phải mở ra, phao thoát hiểm bung ra ngoài.
Theo biên bản do an ninh hàng không và cảng vụ Đà Nẵng lập, hành khách Đ.Q.Đ. (sinh năm 1982, làm ruộng) ngồi ghế 30A khi di chuyển đến cửa chuẩn bị xuống thì nhìn thấy nút đỏ trên cửa đã ấn mở thử. Anh nông dân này phải đóng phạt 10 triệu đồng.
Sau đó chín ngày, ngày 19/7, một kỹ sư kinh tế, hành khách trên chuyến bay VN 1171 từ Hà Nội đi TP.HCM, cũng phải đóng phạt 10 triệu đồng vì tò mò muốn thử việc mở cửa thoát hiểm làm bung phao thoát hiểm ra ngoài như thế nào.
Mới đây lúc 8h45 ngày 16/6/2013 hành khách L.T.T., ngồi ghế 12B trên chuyến bay BL791, đã tự ý mở cửa thoát hiểm khi máy bay đang chờ khách lên.
Đại diện các hãng hàng không cho biết khi phao thoát hiểm bung ra ngoài, chuyến bay buộc phải hoãn. Hãng phải thay máy bay khác và chi phí để xếp phao thoát hiểm trở lại vị trí ban đầu lên đến hơn chục ngàn USD.
Video đang HOT
Có máy bay thực hiện được việc này ở VN nhưng cũng có loại máy bay phải sang Singapore, Trung Quốc… để thực hiện công đoạn này và thời gian máy bay không khai thác được đã gây thiệt hại kinh tế cho hãng lớn hơn con số mấy chục ngàn USD lắp đặt phao nhiều lần.
Nhưng có nhiều hành khách mở cửa thoát hiểm không phải vì tò mò mà muốn… đi cho nhanh.
… Hành khách L.N.V., người đã mở cửa thoát hiểm làm bung cả phao thoát hiểm của chiếc Airbus A 321 trên chuyến bay VN 1265 từ Vinh đi TP.HCM ngày 27-8-2012, cho biết: trong lúc mọi người đang ra khỏi máy bay thì anh nghe thấy một cụ già kêu mở thêm cửa để đi cho nhanh.
Nghe cũng có lý, anh gạt cần mở cửa theo hướng mũi tên trên cửa, chừng 3 giây sau phao thoát hiểm bung ra, lúc này anh mới biết là cửa thoát hiểm.
…Hành khách L.V.T. (sinh năm 1983) được giới hàng không gọi là “hành khách tốt bụng” vì hành động mở cửa thoát hiểm trên chuyến bay VN1265 chặng Vinh – TP.HCM đúng ngày Lễ tình nhân năm 2012.
Chuyến bay đã hoàn tất, khách cũng đang xếp hàng xuống đất bằng cửa trước. Một nữ hành khách bế em bé đang xếp hàng, đứa bé cứ khóc ngằn ngặt. Bà mẹ trẻ sốt ruột và nhờ L.V.T. đứng gần mở cửa thoát hiểm để đi cho nhanh. T. thuận tay, gạt cần đẩy cửa thoát hiểm để hai mẹ con đi cho nhanh và phao thoát hiểm lập tức bung ra.
Biên bản ghi nhận cho thấy khách L.V.T. đã có hai lần được tiếp viên của chuyến bay nhắc không được tự ý mở cửa thoát hiểm: do ngồi gần cửa thoát hiểm đã được nhân viên giải thích và lần hướng dẫn sau đó là khi tổ tiếp viên hướng dẫn chung cho hành khách trên máy bay trước giờ cất cánh.
Nhưng khi bà mẹ trẻ nhờ vả, anh quên hết hướng dẫn trước đó. L.V.T. sau đó bị chánh thanh tra Cục Hàng không VN phạt 15 triệu đồng vì “hành vi nghĩa hiệp” này!
Mất áo phao, đối với nguyên tổng giám đốc Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific Airlines (JPA) Lương Hoài Nam, là một nỗi ám ảnh kéo dài. Cả một quãng thời gian dài trên các chuyến bay của JPA chuyến nào ít cũng mất chừng 5-7 cái áo phao, có chuyến kỷ lục mất đến 40 áo phao trên tổng số 150 ghế.”Người ta cứ tưởng áo phao đó đi biển được nên họ lấy, cũng chẳng phải tham gì đâu, nhưng nó gập lại rất tiện – ông Nam kể lại – Việc mất áo phao để lại nhiều hậu quả, thiệt hại về kinh tế cho hãng ghê lắm. Nếu dưới mặt đất không cung ứng kịp thời, chuyến bay mất áo phao đó phải “cắt” khách ở lại vì chỗ ngồi không có áo phao không đảm bảo an toàn hàng không”.
Chuyện cái áo phao
Mỗi lần máy bay lăn bánh rời khỏi bãi đậu, hướng ra đường băng, mọi người vẫn thường nghe huấn lệnh của tiếp viên trưởng qua hệ thống loa trên máy bay đại loại: “Quý khách dựng thẳng lưng ghế, gấp bàn ăn phía trước và mở cửa sổ”.
Khi máy bay chuẩn bị cất và hạ cánh ban đêm thì được dặn thêm: “Chúng tôi sẽ tắt đèn, hạ ánh sáng trong khoang, hành khách cần đọc sách đề nghị mở đèn cá nhân”…
Cô Mỹ Phương chia sẻ thêm, trong tai nạn máy bay của Hãng hàng không Asiana Airlines (Hàn Quốc) bốc cháy khi hạ cánh xuống sân bay San Francisco (Mỹ), toàn bộ 307 hành khách phải thoát ra ngoài từ các cửa thoát hiểm bên phải của chiếc máy bay Boeing B777 vì động cơ phía bên kia đang bốc cháy.
Cô Mỹ Phương giải thích:”Ghế dựng thẳng, bàn ăn phải gấp lại để tạo cơ hội cho khách ở phía trong thoát ra ngoài trong thời gian nhanh nhất. Khi xảy ra tai nạn, các tiếp viên chỉ có 90 giây để sơ tán toàn bộ hành khách của chuyến bay ra khỏi máy bay nên lối thoát càng rộng, càng thoáng, cơ hội sống sót cho hành khách sẽ nhiều hơn”.
Trên các chuyến bay thỉnh thoảng vẫn có ghế trống, nhiều khách ngay lập tức chuyển sang ngồi. Thường thì tiếp viên cũng cho phép khách đổi chỗ, nhưng có một số tiếp viên cương quyết không cho.
Cô Mỹ Phương cho biết: tuy ghế trống nhưng vì nhiều lý do: ghế không có phao cứu sinh, thiếu mặt nạ dưỡng khí… chỉ có tiếp viên khi nhận máy bay mới biết được vị trí chính xác của các ghế này.
Do vậy hành khách không được phép ngồi ở những ghế này vì nếu xảy ra sự cố sẽ không có phương tiện hỗ trợ. Đó là chưa kể việc sắp xếp vị trí ngồi trên máy bay đã được nhân viên mặt đất khi làm thủ tục lên máy bay tính toán rất kỹ để cân bằng cho máy bay khi vận hành.
Tại sao lại có ghế không có áo phao?
Áo phao trong máy bay là loại áo phao được thiết kế đặc biệt chỉ dùng một lần khi máy bay buộc phải hạ cánh xuống biển. Tuy nhiên, chuyện mất áo phao lại thường xảy ra.
Các tiếp viên than phiền thỉnh thoảng khách vẫn lấy áo phao trên máy bay để về nhà dùng. Hãng hàng không phải nhập cái mới, nhưng đôi khi lắp số áo bổ sung cũng không kịp với tốc độ mất.
Chuyến bay nào đến vùng biển là y như rằng tỉ lệ mất áo phao tăng lên. Sau nhiều lần nghiên cứu, khảo sát, hãng quyết định buộc tiếp viên khi máy bay chuẩn bị hạ cánh phải thông báo đại ý “áo phao là trang thiết bị an toàn của hãng hàng không, hành khách không được phép mang ra khỏi máy bay. Nếu vi phạm khách phải chịu trách nhiệm”.
Theo ông Hoài Nam, câu nói này trên các chuyến bay của JPA vẫn còn và do thông báo đúng nội dung, đúng thời điểm nên tỉ lệ mất áo phao đã giảm rất nhiều.
Theo Xahoi
Xác chiếc Boeing 777 được xử lý thế nào
Các điều tra viên liên bang định di dời xác máy bay Asiana trong nay mai, nhằm xóa đi những tàn tích khủng khiếp vẫn nằm chình ình "chào đón" các hành khách đi và đến sân bay San Francisco suốt 5 ngày qua.
Một máy bay di chuyển gần xác chiếc Boeing 777 của hãng Asiana Airlines. Ảnh: AP
Nhân viên Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) đang xác định xem cần chuyển bộ phận nào của chiếc Boeing 777 tới phòng thí nghiệm của hãng ở Washington và sau đó sẽ loại bỏ phần còn lại của máy bay, phát ngôn viên ủy ban cho biết.
Theo phát ngôn viên Keith Holloway, máy bay nhiều khả năng sẽ được di dời vào khoảng cuối tuần này. Vụ tai nạn vào ngày 6/7 làm hai nữ sinh Trung Quốc thiệt mạng và hơn 40 người bị thương nghiêm trọng, tuy hàng chục hành khách thoát nạn mà không hề hấn gì.
Cũng dễ hiểu khi giới chức sân bay trông đợi thấy đống tàn tích của máy bay được dọn đi. "Chúng tôi muốn đưa nó ra khỏi khu vực bởi rõ ràng là chúng tôi bị ảnh hưởng, khi hành khách trên các chuyến bay khác di chuyển ngay cạnh đó", Business Week dẫn lời phát ngôn viên sân bay Doug Yakel cho biết.
Một số hành khách đã viết lên mạng xã hội Twitter để miêu tả việc thấy xác chiếc phi cơ Asiana từ cửa sổ máy bay kỳ quặc đến thế nào.
"Vừa hạ cánh xuống đường băng 28R tại sân bay San Francisco. Đống đổ nát trông thật ảo", người dùng Dayn Wilberding viết hôm 9/7.
Còn người dùng Jared Erondu viết một cách mỉa mai, "Hạ cánh cạnh một xác máy bay thật không kỳ dị một tí nào".
"Ồ, máy bay bị va chạm vẫn nằm trên đường băng!", Pirouz Nilforoush viết.
Kể cả khi máy bay Boeing 777 được di dời, đường băng 28L mà nó định hạ cánh vẫn sẽ đóng cửa một tuần hoặc hơn, tùy vào thời gian sửa chữa đê chắn sóng ở vịnh San Francisco. Chiếc phi cơ chở hơn 300 người đã va chạm và phá hủy nó khi hạ cánh quá thấp xuống đường băng.
Sân bay và các giới chức hàng không liên bang cũng sẽ cần kiểm tra kỹ lưỡng 3.400 m đường băng để xem xét liệu có thiệt hại nào khác hay không, và sửa chữa hệ thống đèn hướng dẫn đường trượt hạ cánh của sân bay (PAPI), vốn bị phá hủy trong vụ tai nạn.
Sân bay quốc tế san Francisco hy vọng đường băng 28L sẽ mở cửa "trong vài ngày hoặc vài tuần, chứ không phải một tháng", Yakel nói. Việc đóng cửa đường băng khiến một số chuyến bay bị ảnh hưởng tới hai giờ đồng hồ, theo Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ.
Theo Khampha
Asiana đền 10.000 USD cho mỗi hành khách sống sót Hãng hàng không Asiana Airlines sẽ bồi thường một khoản ban đầu trị giá khoảng 10.000 USD cho mỗi hành khách sống sót trong vụ tai nạn máy bay ở San Francisco tháng trước. Chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Asiana tan tành sau vụ tai nạn tại sân bay quốc tế San Francisco, Mỹ hôm 6/7. Ảnh: AP "Đây là khoản...