Xưởng may Áo dài Hà Nội nỗ lực gìn giữ văn hóa truyền thống
Qua những sản phẩm được may đo tỉ mỉ, Xưởng may Áo dài Hà Nội mong muốn cùng phụ nữ Việt lưu giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Xưởng may Áo dài Hà Nội được khách hàng biết đến với các mẫu áo dài có phong cách đa dạng, từ truyền thống cho đến cách tân. Mặc dù không ngừng mang đến nhiều thiết kế mới lạ, thương hiệu vẫn nỗ lực gìn giữ nét đẹp truyền thống của tà áo dài Việt qua những đường cắt may khéo léo, họa tiết đặc sắc.
“Chúng tôi mong muốn góp phần gìn giữ và truyền bá những nét đẹp văn hoá của người Việt. Chúng tôi luôn cảm thấy hạnh khi được tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ qua những mẫu áo dài được may đo công phu, tỉ mỉ”, đại diện xưởng may Áo dài Hà Nội chia sẻ.
Nhiều tài liệu lịch sử cho rằng, áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765). Sau đó, áo dài thay đổi theo từng giai đoạn với lý do khác nhau. Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng của áo lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc làm họa tiết trên áo. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới, phù hợp với văn hóa Á Đông nên được ưa chuộng và tồn tại đến bây giờ.
Xưởng may Áo dài Hà Nội được yêu thích nhờ sản phẩm chất lượng, giá cả phải chăng.
Trong thời kỳ Tây hoá, áo dài được cách tân từ áo ngũ thân. Trước khi xuất hiện áo dài lập lĩnh (cổ đứng) thì người Việt sử dụng áo giao lĩnh (cổ chéo) và áo viên lĩnh (cổ tròn).
Xã hội ngày càng phát triển, áo dài Việt Nam cũng có nhiều sự biến đổi từ kiểu dáng cho đến chất liệu. Áo dài che từ cổ đến đầu gối, được mặc với quần ống dài cho cả nam lẫn nữ. Đến nay, áo dài thường được nữ giới mặc nhiều hơn trong những dịp lễ đặc biệt.
Video đang HOT
Xưởng may Áo dài Hà Nội mang đến nhiều mẫu áo dài có kiểu dáng, họa tiết đẹp mắt.
Áo dài là biểu tượng văn hóa gắn liền với hình tượng phụ nữ Việt Nam. Qua nhiều thời kỳ phát triển, tà áo dài không ngừng biến đổi nhưng vẫn lưu giữ tính truyền thống, góp phần tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng của người phụ nữ Việt.
Theo đại diện xưởng may Áo dài Hà Nội, quốc phục này tượng trưng cho sự thuần khiết, thiết kế đơn giản nhưng lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Áo dài là minh chứng cho sự trường tồn với thời gian, trở thành quốc phục của đất nước. Chiếc áo dài còn đại diện cho năm đạo làm người là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
Xưởng Áo dài Hà Nội mong muốn lưu giữ nét đẹp truyền thống qua từng sản phẩm.
Bất cứ ai cũng sẽ trở nên xinh đẹp nếu biết lựa chọn cho mình tà áo dài phù hợp. Với kinh nghiệm nhiều năm, xưởng may Áo dài Hà Nội là một trong những cơ sở kinh doanh và nhận may các mẫu áo dài đẹp, phù hợp với vóc dáng của từng người mặc. Các mẫu áo dài tại đây có thiết kế đa dạng từ hiện đại đến truyền thống, cùng giá thành phải chăng. Khách hàng có nhiều lựa chọn nhiều loại áo dài như áo hoa, áo cổ tròn hay áo cổ ba phân truyền thống.
Tà áo dài trong nắng xuân
Áo dài từ lâu đã gắn liền với vẻ đẹp dịu dàng, quyến rũ của người phụ nữ Việt Nam. Trải qua nhiều thời kỳ, chiếc áo dài truyền thống đã có nhiều sự biến đổi sáng tạo nhưng vẫn mang những ý nghĩa cơ bản là tôn vinh vẻ đẹp của dáng vóc và tâm hồn người Việt.
Công đoàn Viên chức tỉnh BR-VT vừa phát động "Tuần lễ Áo dài" từ ngày 1/3 đến 8/3 đến tất cả nữ CBCCVC để khẳng định giá trị của áo dài truyền thống trong đời sống văn hóa, xã hội của dân tộc Việt Nam.
Những nữ kỹ sư của Liên doanh Việt-Nga tại Cảng Vietsovpetro hưởng ứng "Tuần lễ áo dài 2021".
Nếu Kimono là trang phục truyền thống của Nhật Bản, Hanbok là trang phục của Hàn Quốc thì chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Áo dài là một phần văn hóa Việt, gửi gắm câu chuyện bao đời nay cũng như cốt cách dân tộc Việt: hiền hòa, giản dị, tao nhã mà cũng rất tinh tế, sắc sảo, hiện đại. Chiếc áo dài truyền thống Việt Nam còn chứa đựng đạo lý từ bao đời, nối tiếp từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Áo được cải tiến dựa trên áo tứ thân thời xa xưa với hai tà áo được tượng trưng tứ thân, phụ mẫu, năm chiếc khuy cài bên ngực trái của áo đại diện cho năm đạo làm người: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
"Tuổi thơ em có buồn nhiều
Hãy xin cứ để bóng chiều bay qua
Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh"
(Áo xanh - Bùi Giáng )
Phụ nữ Việt Nam luôn chọn áo dài để xuất hiện trong dịp đặc biệt bởi nó góp phần làm tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời thể hiện được niềm tự hào dân tộc.
Dân gian có câu: "Người đẹp vì lụa", chiếc áo dài Việt với thiết kế ôm trọn vóc dáng làm tôn lên những đường nét quyến rũ và cũng có thể che đi nhiều khiếm khuyết của người mặc. Để có được chiếc áo dài chuẩn đẹp thì phải được đặt may thủ công tại cửa hàng, có sự lựa chọn tỉ mỉ, cẩn trọng của chất liệu vải cùng với thiết kế kiểu dáng phù hợp công với bàn tay tài hoa của thợ may.
Áo dài còn thể hiện được đặc điểm riêng biệt của 3 miền Bắc, Trung, Nam.
"Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay"
(Tương tư - Nguyên Bá)
Áo dài còn được nhiều cô dâu lựa chọn trong ngày cưới. Có lẽ thiết kế của áo dài khiến cô gái nào cũng cảm thấy tự tin hơn, yêu đời hơn trong ngày trọng đại. Màu sắc áo dài cưới thường chọn là màu đỏ, màu hồng, màu trắng... tất cả đều là những gam màu hạnh phúc, tinh khôi.
"Xin cho em, một chiếc áo dài
Cho em đi, mùa Xuân tới rồi
Mặc vào người rồi ra
Ngồi lạy chào mẹ cha
Hàng lụa là thơm dáng tiểu thơ"
(Tuổi ngọc - Phạm Duy)
Ngày nay với những thiết kế vừa nêu bật được nét quý phái, trang nhã cổ điển lại vừa toát lên sự năng động, trẻ trung phù hợp với nhịp sống hiện đại, áo dài Việt xứng danh là một tác phẩm nghệ thuật lưu giữ hồn dân tộc và biến tấu theo kịp với nhịp sống hiện đại, năng động của những cô gái Việt thời đại mới: vừa gợi cảm, cuốn hút nhưng lại không kém phần kín đáo, sang trọng. Trong những dịp lễ hội trang trọng trong và ngoài nước, người đẹp Việt Nam đều sử dụng trang phục áo dài để trình diễn với bạn bè quốc tế, mang theo cùng nét văn hóa truyền thống và tâm hồn, cốt cách Việt.
Có rất nhiều nhà thiết kế Việt Nam tên tuổi gắn liền với tà áo dài Việt như: NTK Sỹ Hoàng, Minh Hạnh, Đức Hùng, Lan Hương... Tất cả họ xuất phát từ niềm đam mê, với quá trình làm việc miệt mài và sáng tạo không ngừng nghỉ để có những sản phẩm độc đáo, mới mẻ dù chưa chắc đã được đón nhận ngay lập tức nhưng dần dần, họ đã từng bước chinh phục được công chúng Việt và góp phần tạo nên sức sống bền vững cho áo dài Việt Nam qua nhiều thế hệ.
Phát động "Tuần lễ Áo dài" của Công đoàn Viên chức tỉnh BR-VT được chị em khắp nơi ủng hộ nhiệt liệt. Chỉ cần bước ra phố những ngày này là thấy ngay những tà áo dài đủ mọi sắc màu tung bay trong gió biển Vũng Tàu. Vào cơ quan, công sở ở mọi ngành nghề đâu đâu cũng gặp các chị, các cô súng sính áo dài. Chợt bâng khuâng cùng câu hát:
Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc áo nhiệm mầu
Dù ở đâu Pa-ris, Luân Đôn hay ở những miền xa
Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố
Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó... Em ơi!
Tiếp sức cho áo dài... "Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó"... Những ca từ rất hay trong ca khúc "Một thoáng quê hương" được nhạc sĩ Thanh Tùng và Từ Huy sáng tác bằng cảm xúc của những chiếc áo dài thướt tha xuống phố. Tự hào áo dài Việt Tà áo dài Việt Nam tồn tại bao...