Xương cá trốn sâu chỗ hiểm, 5 bệnh viện không phát hiện ra
Hóc xương cá, gà, vịt… có thể xử trí đơn giản tại phòng khám chuyên khoa bằng thủ thuật nội soi nhưng ở trường hợp này xương ghim ở sau sụn nhẫn rất hiếm gặp.
Sáng 2-10, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho hay vừa phẫu thuật mở cổ lấy ra được xương cá xuyên sâu thực quản gây áp xe cho 1 trường hợp đi 5 cơ sở y tế cũng không phát hiện ra. Bệnh nhân là bà N.P. (64 tuổi, ở TP HCM), đau vùng cổ, khó nuốt sau cá chép nhiều ngày.
Mảnh xương xuyên sâu ở vị trí hiểm trong thực quản bệnh nhân rất khó phát hiện
Qua chụp X-quang cột sống cổ nghiêng, bác sĩ nghi ngờ có dị vật vùng mặt sau sụn nhẫn (bộ phận của thanh quản). Kết quả chụp CT vùng cổ cho thấy một vật hình que dài khoảng 3 cm, đâm xuyên thành sau hạ họng vào lớp cơ cổ bên. Quanh dị vật có dấu hiệu viêm, tụ dịch, vùng cổ trái đã áp xe.
Qua nội soi vùng họng – thực quản nhưng không thấy dị vật, các bác sĩ phải mổ hở đường cổ và gắp ra được mẫu xương cá dài 3,4 cm. Vùng mô gần thực quản sưng nề, chứa mủ, được hút dẫn lưu mủ và rửa sạch. Ca mổ thành công sau 90 phút.
Video đang HOT
Theo ThS.BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, vị trí hóc xương cá ở sâu (ngang miệng thực quản đi xuống), lại nằm ngay phía sau sụn nhẫn nên khó phát hiện. Hình dạng xương cá dài nhưng mỏng, chụp CT cắt lớp dày có thể bỏ sót dị vật.
“Hóc xương cá, gà, vịt… có thể xử trí đơn giản tại phòng khám chuyên khoa bằng thủ thuật nội soi họng. Trường hợp xương ở sau sụn nhẫn như bà P. khá hiếm gặp.
Xương cá đã đâm qua thực quản, xuyên vào các cấu trúc xung quanh. Nếu không xử lý sớm khối áp xe lan rộng gây nhiễm trùng nặng, bệnh nhân có nguy cơ tử vong”, bác sĩ Hằng nhấn mạnh.
TP.HCM: Cô gái bị sốc phản vệ do chạy bộ quá sức
Đang chạy bộ, cô gái 23 tuổi ở TP.HCM bỗng nổi mề đay, ngứa, khó thở, tím tái, chóng mặt, té ngã...
và được người nhà đưa vào bệnh viện khoa cấp cứu.
Ngày 30.11, bác sĩ CK.I Nguyễn Hoàng Khương (khoa Cấp cứu, Bệnh viện Tâm Anh TP.HCM), cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân Đ.T.T.T (23 tuổi), bị sốc phản vệ khi chạy bộ quá sức.
Nguy hiểm khi tập thể dục cường độ cao
Theo bác sĩ Hoàng Khương, nữ bệnh nhân được người nhà đưa đi cấp cứu trong tình trạng nổi hồng ban toàn thân, phù mắt và môi, huyết áp giảm 70/40 mmHg (mức bình thường 120/80 mmHg). Bác sĩ nhận định, bệnh nhân sốc phản vệ độ 3 do tập thể dục quá sức khiến toàn thân nổi mề đay, sưng mắt và môi, ngứa, tụt huyết áp, khó thở, tím tái.
Bệnh nhân được tiêm thuốc vận mạch, thuốc kháng dị ứng và được theo dõi sát các chỉ số huyết áp, mạch, nhịp thở, SpO2 (nồng độ bão hòa ô xy trong máu), tri giác và thể tích nước tiểu...
Bác sĩ Hoàng Khương đang cấp cứu bệnh nhân. Ảnh ĐINH TIÊN
Sau hơn 2 giờ cấp cứu, bệnh nhân giảm ngứa, mắt và môi bớt sưng, hết khó thở, huyết áp về ngưỡng an toàn, mạch ổn định trở lại. Bệnh nhân T. được chuyển lên khoa Hồi sức cấp cứu (ICU) để theo dõi. Hiện bệnh nhân khỏe và được xuất viện.
Theo Hoàng Khương, bệnh nhân T. có tiền căn thường nổi mề đay khi tập thể dục. Nhưng lần này, bệnh nhân rơi vào sốc phản vệ do tập thể dục với cường độ cao.
"Bệnh nhân được đưa đi cấp cứu sớm nên bác sĩ xử trí kịp thời. Mặt khác, trước khi đến bệnh viện, người nhà biết cách sơ cứu ban đầu (đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp hơn chân, giữ đường thở thông thoáng) và gọi xe cứu thương giúp người bệnh không bị sốc trong lúc di chuyển", bác sĩ Hoàng Khương nói.
Nhận biết sốc phản vệ khi chơi thể thao
Theo bác sĩ Hoàng Khương, phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính, xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm với một số yếu tố nguy cơ (có thể là thuốc, nọc động vật, trứng, hải sản, đậu phộng...). Sốc phản vệ xuất hiện từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (dị nguyên).
Biểu hiện sốc phản vệ đa dạng với những bệnh cảnh lâm sàng khác nhau (sốc, phù mạch, nổi mề đay, khó thở, chảy nước mắt, tụt huyết áp...). Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong.
"Hiếm khi tập thể dục gây ra sốc phản vệ nhưng y văn thế giới cũng ghi nhận một số trường hợp tương tự. Một số bệnh nhân thường chỉ xuất hiện triệu chứng khi gắng sức kèm thêm yếu tố đồng kích thích là thức ăn. Vì vậy, với người có cơ địa dễ dị ứng khi tập thể dục cần thận trọng khi hoạt động thể lực quá sức vì khi tập thể dục, cơ thể nóng lên gây ngứa, nổi mề đay, khó thở, huyết áp giảm làm chóng mặt, té ngã, ngưng thở... có thể đe dọa tính mạng nạn nhân", bác sĩ Hoàng Khương thông tin.
Cũng theo bác sĩ, người dân có thể nhận biết cơ thể có dị ứng khi tập thể dục qua những triệu chứng: nóng bừng, đỏ da, nổi mề đay, ngứa sưng mắt, môi, khó thở, thở khò khè, tụt huyết áp, chóng mặt, té ngã...
Bác sĩ Hoàng Khương khuyến cáo người dân khi tập thể dục nếu thấy ngứa, nổi mề đay phải dừng ngay và đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị. Với người từng dị ứng, sốc phản vệ khi tập thể dục hãy hỏi bác sĩ để được kê thuốc uống chống dị ứng trước khi tập và tập ở cường độ vừa phải. Bác sĩ sẽ tìm ra môn thể thao phù hợp với từng bệnh nhân.
TP.HCM: Tước giấy phép hoạt động của Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ Pasteur Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa quyết định tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh trong thời hạn 3 tháng đối với Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ Pasteur. Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính 110 triệu đồng đối với Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ thuộc Công ty...