Xuôi dòng Đại Vân Hà – kênh đào dài nhất thế giới
Đại Vận Hà được biết đến là kênh đào – sông nhân tạo dài nhất thế giới nằm ở Trung Quốc, bắt đầu từ Bắc Kinh và kết thúc ở Hàng Châu, Triết Giang.
Được bắt đầu xây dựng từ năm 486 trước công nguyên và được tiếp tục kéo dài qua các nhà Tùy, Đường, nhà Nguyên, nhà Minh. Con kênh dài 1800km, nối hai con sông Hoàng Hà và sông Dương Tử, Đại Vận Hà là con kênh dài nhất thế giới, đồng thời cũng là một trong những công trình xây dựng dài nhất, đồ sộ nhất trong suốt thời gian Cách mạng Công nghiệp.
Đại Vận Hà bắt đầu ở phía bắc của Bắc Kinh và kết thúc ở phía nam gần Hàng Châu, Chiết Giang. Nó chảy qua Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô và Chiết Giang, nối liền các sông Tiền Đường Giang, Dương Tử, Hoài Hà, Hoàng Hà và Hải Hà. Con kênh đóng vai trò vận chuyển ngũ cốc từ vùng đất dồi dào sản lượng nông nghiệp ở thung lũng sông Dương Tử để nuôi các thành phố lớn ở miền Bắc Trung Quốc.
Đại Vận Hà đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thương mại và trao đổi văn hóa giữa các vùng phía Bắc và phía Nam của miền Đông Trung Quốc, và vẫn duy trì vai trò kết nối quan trọng của mình đến tận ngày nay. Sự ra đời và hoạt động của các hệ thống giao thông đường bộ đã giảm mạnh vai trò của kênh đào, tuy nhiên, sau khi nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949, trước nhu cầu phát triển kinh tế, chính quyền nước này đã cho tiến hành các công việc tái thiết Đại Vận Hà.
Đại Vận Hà cũng đóng góp lớn trong việc hình thành nên những vùng đất tuyệt đẹp trên khắp đất nước Trung Quốc, rất nhiều đô thị cổ vẫn giữ được những nét truyền thống, với các công trình đậm chất lịch sử và trở thành điểm đến du lịch thu hút đông đảo du khách.
Theo ngôi sao
Video đang HOT
Dự án chuyển nước Nam-Bắc của Trung Quốc: một ví dụ về tầm nhìn ngắn
Giải quyết cơn khát nước của Bắc Kinh có thể làm còi cọc sự tăng trưởng của khu vực, là tựa bài của hãng tin Reuters ngày 9.9, khi đề cập Dự án chuyển nước Nam-Bắc (SNWTP), một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất thế giới của Trung Quốc (TQ).
Xây tuyến ống dẫn nước về Bắc Kinh
Lúc còn sống,Mao Trạch Đông từng nghĩ đến chuyện uốn dòng chảy của sông để giải quyết vấn đề nước sinh hoạt cho Bắc Kinh cùng vùng khô hạn phía bắc.
Đến tháng 10.2014, SNWTP trị giá 62 tỷ USD sẽ đi vào giai đoạn 2: một khối lượng nước 9, 5 tỷ mét khối/năm sẽ được bơm từ hồ chứa nước Danjiangkou (ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung TQ) qua 1.500 km các kênh đào và ống nước đến các tỉnh Hồ Nam và Hà Bắc ở miền bắc TQ và đến Bắc Kinh
Dự án này sẽ cung ứng hơn 1/3 nguồn nước sinh hoạt của Bắc Kinh.
Nước ô nhiễm nặng, sao mà uống !
Nhưng các nhà phê bình nói việc chuyển một khối lượng nước (tương đương của 3,8 triệu hồ bơi chuẩn thi Olympic) hàng năm sẽ gây tổn thất cho nhiều sông đã bị đe dọa của TQ: nhiều sông đã kiệt nước và có thể đe dọa tương lai đầu tư vào các vùng miền TQ.
Hồi tháng 2, thứ trưởng Qiu Baoxing của Bộ Phát triển nông thôn-đô thị và nhà ở TQ, dự án chuyển dòng này là không bền vững, và lẽ ra Bắc Kinh nên trông cậy vào việc để dành nước mưa cùng công nghệ tẩy muối trong nước biển để lấy nước sinh hoạt.
Giáo sư trợ giảng Britt Crow-Miller của đại học Portland (Mỹ) nói với Reuters: "Khi chuyển một khối lượng nước quá lớn khỏi vùng chậu sông Hán, dự án này đang tước hầu hết đầu vào mà khu vực này cần để phát triển trong các năm và thập niên kế tiếp".
Là chuyên gia về chính sách về nước của TQ, ông Crow-Miller nói tiếp: "Mô hình phát triển hiện nay của TQ thì rất ngắn hạn. Họ chỉ nghĩ chuyện duy trì sức tăng trưởng bằng bất kỳ giá nào, bất chấp hậu quả cho tương lai".
Tuyến đầu tiên của SNWTP được mở hồi năm ngoái, nhưng khi nước từ hồ chứa Danjiangkou đến thành phố Thiên Tân thì quá ô nhiễm sau khi vượt qua vùng đất bẩn nên chúng trở nên vô dụng.
Nạn ô nhiễm ở các dòng nước tự nhiên, cùng nạn ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn, là một cơn khủng hoảng môi trường trầm trọng của TQ vốn tự hào có sức tăng trưởng kinh tế nhanh. Chính phủ TQ ước tính hơn 70 % sông hồ đều bị ô nhiễm, và một nửa số sông hồ này bị ô nhiễm trầm trọng, chứa nguồn nước độc đến độ người không dám sử dụng.
Gần 60 % nguồn nước ngầm của TQ cũng quá ô nhiễm nên khó thể sử dụng, và đó là hậu quả của một sự quản lý môi trường lỏng lẻo, cùng nạn thải chất thải công nghiệp lén lút.
Hồ trữ Danjiangkou nhận nước từ sông Hán (một nhánh của sông Dương Tử vốn cung cấp nước cho nhiều thành phố miền trung TQ như Vũ Hán, một trung tâm kinh tế ở tỉnh Hồ Bắc và đạt được GDP 144 tỷ USD.
Scott Moore thuộc trường Hành chính Kennedy ở đại học Harvard, nói: "Rõ ràng có những tác động tiêu cực đáng kể cho nguồn nước địa phương có nước chảy vào Danjiangkou".
Những vùng nghèo như vùng Ningxia (tây bắc TQ) từng chứng kiến nguồn nước họ hưởng từ sông Hoàng bị cắt một phần tư, vì còn phải chuyển dòng về Bắc Kinh và Thiên Tân vốn bùng nổ dân số, trong khi lại không có biện pháp nào để giảm nguồn cầu nước sinh hoạt của họ.
Công trình SNWTP
Nhưng SNWTP sẽ là cơn thở phào cho miền bắc TQ, một trong những vùng khô hạn nhất trên thế giới, nơi mà sự thiếu nước càng trầm trọng hơn bởi nạn ô nhiễm sông hồ và nguồn nước ngầm.
Dù thiếu nước, nền kinh tế khu vực này chủ yếu dựa vào các ngành sản xuất rất cần nước và nhà máy điện chạy than, và là vùng sản xuất 1/3 sản lượng lương thực TQ.
Khoản nước lớn nhất của SNWTP sẽ được dùng cho việc tưới tiêu ở tỉnh Hà Nam, trong khi phần còn lại phân phối cho nguồn nước uống và sử dụng vào công nghiệp trên toàn vùng.
Hội đồng quản trị SNWTP gởi e-mail cho Reuters, nêu: "Tuyến giữa sẽ cải thiện và giảm bơm nước ngầm. Tại vài thành phố, nguồn nước nay có thể dành cho mục đích nông nghiệp và bảo tồn môi trường".
Tuy nhiên, việc chuyển một nguồn nước có lẽ vẫn chưa đủ để giải quyết cơn khát cho vùng công nghiệp bắc TQ.
Chính phủ TQ hồi năm ngoái phê duyệt Vùng thí điểm sân bay Zhengzhou, một vùng kinh tế của thủ phủ tỉnh Hà Nam, nhằm định hướng phát triển kinh tế cho tỉnh này trong những thập niên sắp tới.
Trong năm đầu tiên, Vùng này thu hút nguồn đầu tư trị giá 170 tỷ Nhân dân tệ (27,7 tỷ USD) và tập đoàn Foxconn đã xây một xí nghiệp ở đó, sẽ sử dụng 300.000 công nhân.
Không nhận "nhân tai", đổ thừa cho...trời !
Các cán bộ ngành nước địa phương nói: dù có nguồn nước "khủng", nước cấp cho vùng này chỉ có từ năm 2020, và sẽ chỉ đạt một nửa số nước vùng cần: một hậu quả tiềm tàng cho nền kinh tế địa phương.
Các chuyên gia thì nói SNWTP đi ngược với tự nhiên và tổn thất sẽ còn nặng hơn cả đập Tam Hợp.
Các chuyên gia nói thẳng: có những sai lầm của con người đàng sau những thảm họa tự nhiên này.
Họ nói hồi đầu tháng 9, rằng nhiều tỉnh miền trung và đông bắc TQ đang bị hạn, suốt hai tháng liền không có mưa ở tỉnh Hà Nam và đó là cơn hạn nặng nhất từ 63 năm qua.
Chính quyền đã phải cấm nông dân tưới ruộng, trong khi nông dân vất vả với chuyện nước uống, khi hồ trữ Baiguishan của thành phố Pingdingshan có mực nước thấp hơn cả mực nước chết những 97, 5 mét.
Tỉnh Hà Bắc thì nhiều nước nhờ cơn lũ chính năm nay, nhưng lượng mưa tại nhiều khu vực giảm hơn 20 %. Và 111 hồ trữ nước nhỏ cùng 50.000 giếng bị cạn, 600 hồ trữ nước có mực nước dưới mực nước chết, kể cả sông Hán.
Mực nước hồ trữ Danjiangkou chỉ đạt 142,77 mét, quá thấp so với kế hoạch 170 mét của SNWTP.
Chính quyền giải thích: cơn hạn là do thời tiết, và dù có khuynh hướng mưa hiện nay là "bắc lụt nam khô", thì "việc chuyển nước từ nam ra bắc" sẽ giúp giải quyết vấn đề thiếu nước sinh hoạt ở Bắc Kinh.
Nhưng các nhà nông vùng khô hạn nghĩ khác: hạn do SNWTP dẫn nước sông Hán, sông Dương Tử và sông Hoàng chảy tới lui, đập Tam Hợp cũng khiến các sông đổi hướng.
Chuyên gia nguồn nước Wang Weiluo sống ở Đức đã có nhiều bài viết về chuyện lãnh đạo Giang Trạch Dân vội ký thông qua và khởi công SNWTP hồi năm 2001, nêu dự án này cung cấp 1 tỷ mét khối nước/năm về Bắc Kinh, nhưng là một dự án phá vỡ luật tự nhiên của 700 con sông.
Theo Một Thế Giới
Chinh phục 'đệ nhất thác' Háng Tề Chơ Với những người mê du lịch và thích khám phá những vùng đất tuyệt đẹp của miền Tây Bắc thì đây là một điểm đến có sức lôi cuốn kỳ lạ bởi sự hoang dại, hiểm nguy. Háng Tề Chơ là tên của một bản làng người Mông thuộc xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Nơi đây quanh năm mây...