Xung quanh cái chết với lời đồn “thánh vật”
Trên đường cùng họ hàng về Hà Nam để tìm nhà ngoại cảm, chị Cấn Thị Lâm (SN 1986, trú tại cụm 6, xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) đã có những biểu hiện bất thường rồi tử vong. Xung quanh cái chết của cô gái này là cả câu chuyện mang đầy vẻ huyền bí.
Hoang mang nơi làng quê
Xã Phụng Thượng (Phúc Thọ, Hà Nội) nằm sát Quốc lộ 32, cách trung tâm Thủ đô chừng độ hơn ba chục km. Thời gian gần đây người dân nơi đây đang bị ám ảnh bởi một câu chuyện ma quái, huyền bí. Câu chuyện bắt đầu từ cái chết bất thường của chị Cấn Thị Lâm. Chị này và họ hàng trong quá trình đi gọi hồn người bác mình là liệt sĩ… đã bị “ ma ám”. Người thì bị thánh vật chết, hàng chục người khác đang ở vào cảnh sống dở, chết dở?
Khi chúng tôi tìm về gia đình chị Lâm thì cửa nhà đóng im ỉm. Những người hàng xóm cho biết ông Cấn Văn Hùng (bố chị Lâm) hiện vẫn đang nằm điều trị trên Bệnh viện Bạch Mai. Nhờ người giới thiệu, chúng tôi đã gặp được chị Cấn Thị Sâm (SN 1979) một trong những nhân chứng về câu chuyện đầy huyền bí. Chị này cùng đi trên những chuyến xe về Hà Nam tìm nhà ngoại cảm trước đó. Bố chị Lâm và bố chị Sâm là hai anh em trong một gia đình có 5 người con trai. Người con trai cả là Cấn Văn Lương là liệt sĩ, hiện tại vẫn chưa tìm được phần mộ. Trước đó, cụ Cấn Văn Sửu (bố liệt sĩ Lương) đã họp toàn thể gia đình và thống nhất phương án nhờ nhà ngoại cảm Hoàng Thị Hồng ở Hà Nam tìm hộ phần mộ cho liệt sĩ Lương.
Câu chuyện về cái chết của chị Lâm được dân làng xem như chuyện huyền bí
Video đang HOT
Sau khi bàn bạc xong, cả gia đình cụ Sửu đã thuê một chuyến xe ô tô khởi hành ngày 13.4, trên xe có 13 người, trong đó có 8 người trẻ tuổi cùng đi. Theo lời kể của chị Sâm khi đến nơi, sau khi bà Hồng “làm phép” hồn nhập vào một người trong họ là chị Cấn Thị Nhung nhưng do không nói rõ địa điểm cụ thể ở đâu khiến cả đoàn đành trở về. Bà Hồng hẹn đoàn mai tiếp tục xuống.
Sang ngày thứ 2 (14.4), cả đoàn tiếp tục xuống đó và lại một lần trở về khi vẫn chưa thể xác định được nơi chôn cất của liệt sĩ Lương. Lúc về, chị Sâm bắt đầu cảm thấy trong người hết sức khó chịu, chân tay bủn rủn, chóng mặt. Cả gia đình chị Sâm đều chỉ nghĩ chị bị say xe và cho đó là chuyện bình thường nên không ai để ý. Nhưng mãi đến đêm chị Sâm vẫn không đỡ thì gia đình mới tìm hiểu nguyên nhân.
Lúc này, qua lời kể mọi người trong nhà được biết ngoài bình nước đoàn mang theo gửi nhà bà Hồng, sau đó bà này lại phát cho mỗi người mấy chai nước khác nói là “nước thánh” để về nhà uống. Gia đình chị Sâm sợ hãi cho rằng trong chai nước có điều gì bất thường?
Chuyện hoang đường và cái chết bất thường
Đến hôm thứ 3 (ngày 15.4), do quá mệt mỏi chị Sâm không đi nữa, chị ở nhà nghe tin đoàn thì được biết mọi việc vẫn diễn ra như hai hôm trước. Khoảng 8h tối hôm đó chúng tôi ra xe đón đoàn thì thấy một cảnh tượng hết sức đáng sợ. Vừa thấy chúng tôi đến từ trong xe mọi người nhảy xuống cào cấu đấm đá nhau loạn xạ, mặt người nào người lấy như vô hồn, mồm miệng rền rĩ lẩm bẩm nói lung tung. Thấy thế cả làng đều bảo đoàn người bị ma nhập rồi cả đoàn được đưa vào chùa để đuổi tà ma nhưng vẫn không được. Sau khi dùng đủ các biện pháp dân gian để đuổi tà ma nhưng sức khỏe không ai đỡ thì nhà chị Sâm mới quyết định gọi điện khiếu nại bà Hồng, bà Hồng nói sáng hôm sau tất cả những người trong đoàn phải lên xe tiếp tục về Hà Nam để bà giải tà cho.
Ông Thức – công an xã Châu Sơn khẳng định hoạt động của bà Hồng được cấp phép
Đến hôm sau 16.4, khi cả đoàn vừa đi ra khỏi trung tâm thủ đô đến đoạn Pháp Vân, một số người trên xe đã có biểu hiện lạ. Họ liên tục hò hét, tụng kinh, tiếp đó xô đẩy nhau và đập tay vào thành ô tô. ChịSâm sợ quá ngồi lép vào cuối xe. “Khi chiếc xe dừng lại trước cửa nhà “ngoại cảm” thì cả đoàn túa ra mỗi người chạy theo một hướng theo trạng thái mất kiểm soát. Tôi sợ quá vội bắt taxi về nhà ngay sau đó” – chị Sâm kể lại. Được biết, sau khi đến nhà bà Hồng chị Lâm đã bị ngất đi.
Mặc dù được đưa đi cấp cứu nhưng chị này vẫn bị tử vong. Sau khi nhận được tin báo, Công an huyện Phúc Thọ đã phối hợp với Phòng CSĐT tội phạm về TTXH – CATP Hà Nội điều tra, nguyên nhân vụ việc. Kết quả sơ bộ cho thấy nhiều khả năng chị Lâm đã bị trúng độc với các biểu hiện như toàn thân bị bầm tím, trầy xước, não và phủ tạng đều bị xung huyết, 2 lá phổi xẹp. Trên người nạn nhân có 1 miếng nilon, bên trong chứa 1 mảnh kim loại giống như chiếc cúc áo.
Bên trong tờ tiền loại mệnh giá 1 nghìn đồng đã được gấp lại có chứa loại chất bột màu nâu và 3 vỏ chai đựng nước. Ông Nguyễn Văn Sơn – Trưởng công an xã Phụng Thượng khẳng định rằng những lời đồn đoán đó không hề có căn cứ. Ông cho rằng những biểu hiện bất an của chị Lâm và người nhà chị này là do mọi người quá lo lắng dẫn đến trạng thái bất an. Trao đổi với chúng tôi, bà Hoàng Thị Hồng lên tiếng phủ nhận mọi lời đồn đoán về sự tồn tại của “nước thánh” và “bùa ngải”. Đồng thời khẳng định không liên quan gì đến cái chết của chị Cấn Thị Lâm.
Ông Lương Văn Thức – công an xã Châu Sơn, cho biết bà Hồng vốn là của Nguyễn Thị Thành (khoảng 40 tuổi) trước đây vốn là một công dân tốt của xã. Từ khi bị “nhập”, bà Thành luôn nhận mình là anh Hồng. “Bà Thành bị như thế khoảng 3 năm rồi, trước khi có khả năng đặc biệt về tìm mộ liệt sĩ, bà Thành có biểu hiện của người mắc chứng bệnh tâm thần”. Ông Thức cũng khẳng định hoạt động của anh Hồng (bà Thành) đã được cấp giấy phép của nhà nước và chính quyền sở tại nơi cư trú.
Theo Lao Động
"Dòng họ trời đày" ở Bắc Giang
Trong dòng họ, thông thường cứ con trai sinh ra được khoảng 6 tháng là bị nổi mẩn đỏ khắp người, mấy ngày sau xuất hiện những u cục nhỏ lùng bùng dưới da. Chỉ cần một va đập hay xây xước nhẹ, đứa trẻ cũng có thể chảy máu và không có cách gì cầm lại được.
Có người bị ngã võng chết, người thì bị lược xước qua da cũng chảy máu cho đến chết... Một thời, câu chuyện về 4 đời với 20 cái chết trẻ và lạ kỳ như thế của một dòng họ ở Yên Dũng, Bắc Giang đã khiến nhiều người dân trong vùng thêu dệt nên những câu chuyện ma quái.
Có người bảo dòng họ này bị ma ám, có người thì đinh ninh hẳn có người trong họ đã làm điều gì tai ác khiến "giời đánh". Thậm chí không ít người âm thầm tránh xa họ vì sợ lây bệnh. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm, những câu chuyện liêu trai kia không còn, người dân làng đã biết gọi căn bệnh có tên khoa học là hemophilia, nôm na là bệnh máu khó đông. Không còn bị kỳ thị, nhưng nỗi ám ảnh về căn bệnh di truyền quái ác vẫn khiến những người còn sống không khỏi day dứt...
3 lần đóng quan tài chờ chết
Chúng tôi đến thăm gia đình anh Kiều Công Tuấn, Thị trấn Neo, Bắc Giang vào một buổi muộn. Thấy có người lạ đến tìm, một tay bế đứa con trai hơn một tuổi, chân khấp khểnh bước từng bước nặng nhọc, anh Tuấn mời chúng tôi vào nhà bằng một giọng nói nhỏ nhẹ đến yếu ớt.
Anh Tuấn buồn bã kể về căn bệnh quái ác ám ảnh cả dòng họ
"Tôi năm nay 30 tuổi, nhưng có lẽ là một trong những người sống "thọ" nhất dòng họ...", bên ấm trà nóng, anh Tuấn chua chát mở đầu câu chuyện.
Theo lời anh kể, anh bị di truyền bệnh từ mẹ anh là bà Nguyễn Thị Phương (con gái không mang bệnh nhưng mang gen di truyền). Trong dòng họ, thông thường cứ con trai sinh ra được khoảng 6 tháng là bị nổi mẩn đỏ khắp người, mấy ngày sau xuất hiện những u cục nhỏ lùng bùng dưới da. Chỉ cần một va đập hay xây xước nhẹ, đứa trẻ cũng có thể chảy máu và không có cách gì cầm lại được.
Căn bệnh quái ác đã cướp đi cả thảy 20 sinh mạng trong dòng họ nhà anh. Phần lớn họ đều chết rất trẻ. Có người 3 tuổi chết vì bị ngã từ võng úp mặt xuống đất, người chỉ bị xước lược qua da nhưng cứ rỉ máu không ngừng và chết 2 ngày sau đó. Cậu họ anh chết năm 27 tuổi cách đây 4 năm và em trai anh là Kiều Công Toàn cũng đã chết khi mới 17 tuổi.
"Toàn không bị ngã hay va đập mạnh, chỉ thấy đau ở dưới lớp da bên hông nên gia đình cũng chủ quan không đưa đi khám. Vài ngày sau thì chỗ đau sưng to, nhức không chịu được. Khi ấy mang nó lên Hà Nội cấp cứu thì đã quá muộn. Toàn chết khi mới 17 tuổi", anh Tuấn rơm rớm kể về cái chết của em trai.
Người trong dòng họ còn sống "thọ" là cậu ruột của Tuấn, Nguyễn Thành Bắc, 43 tuổi. "Năm 3 tuổi cậu Bắc bị chảy máu không ngừng. Máu cứ rỉ ra từ đầu ngón tay ngón chân, ông ngoại phải lấy chậu... hứng máu. Bác sĩ kết luận là chỉ còn nước chết! Trong cơn bấn loạn, bà ngoại đi lấy thuốc tiêm lợn về tiêm cho cậu. Cậu co giật dữ dội, thế rồi... không chết. Hiện nay cậu vẫn sống nhưng yếu như cái cây trước gió...", Tuấn kể.
Bản thân anh Tuấn cũng lắm lần "chết đi sống lại". "30 tuổi mà người nhà đã 3 lần đóng quan tài cho tôi chờ chết. Có khi vì bị va vào tường, cũng có lúc chẳng va đập vào đâu mà máu cứ chảy phọt ra cả tai, cả mắt... Nhưng "khốn" nhất là bị chảy máu chân răng, vì ở miệng nên vết thương khó liền. Máu cứ rỉ ra có khi đến cả tuần không dứt. Miếng cơm đưa vào miệng mà chan cả máu đỏ và nước mắt mặn chát. Những lúc ấy, tôi chỉ có thể nằm một chỗ, người khô héo như tàu lá, lả dần đi...
Tôi không nhớ nổi mình đã trải qua bao nhiêu chuyến cấp cứu từ Bắc Giang lên Hà Nội truyền máu, tiêm thuốc. Lắm lúc tưởng như bệnh viện là nhà, nhà là quán trọ. Thương người nhà, lắm lần mình cũng muốn chết quách đi rảnh nợ, nhưng lại thương bố mẹ có mình tôi là con trai độc nhất, lại là cháu đích tôn...".
"Sống với tôi đã là cả một kỳ tích, chỉ lo cho con..."
Từng học Cao đẳng Kế Toán nhưng lại bỏ dở giữa chừng vì bệnh tật. Năm 2004, Tuấn kết hôn với cô gái Nguyễn Thị Tâm, cách nhà Tuấn 3km. Tuấn thỏ thẻ: "Chúng tôi yêu nhau có hơn 20 ngày thì cưới. Khi ấy cả nhà phải giấu cô ấy về bệnh của tôi.
"Được sống với tôi là cả một kỳ tích, chỉ lo cho các con"
Cưới nhau được 1 tuần thì tôi bị ngã xước mặt mũi, máu cứ chảy mãi. Cô ấy hoảng hốt lấy bông băng dịt vào nhưng máu không ngừng được, cứ ròng ròng chảy ngấm ra đỏ lòe cả chiếc khăn mặt, 2 tháng sau mới dứt. Khi ấy, tôi thú thật bệnh của mình với vợ. Sợ quá, cô ấy bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Nhưng rồi nghĩ thương tôi, thông cảm cho tôi nên cô ấy quay lại. Giờ đây, mọi việc đều đặt lên vai cô ấy hết. Từ chăm lo cho gia đình đến kiếm tiền nuôi các con ăn học. Với vợ, không chỉ có tình yêu thương mà tôi còn mang ơn cô ấy".
Tuấn cho hay, hiện giờ mỗi tháng anh vẫn phải đều đặn lên 4 bận lên Hà Nội điều trị bệnh. Mỗi lần như thế hết ít nhất 20 triệu. Anh kể: "Mỗi lần đi viện vẫn phải xin tiền bố mẹ, lắm lúc cũng tủi. Nhưng lại nghĩ, được sống đến hôm nay với tôi đã là cả một kỳ tích, là may mắn lắm rồi. Nhất là trời thương lại cho tôi 3 đứa con kháu khỉnh. Thật may mắn đi khám cháu trai không mắc bệnh, nhưng điều tôi lo lắng và day dứt nhất là 2 cháu gái. Cuộc sống của các cháu sẽ ra sao nếu mang gen bệnh truyền cho con cái sau này, tôi không dám nghĩ tiếp...".
VGT(Theo Bưu Điện Việt Nam)
Đường 'ma ám' và khúc cua 'tử thần' ở Hồ Tây Nhấp ngụm trà nóng, vừa đề cập đến những vụ tai nạn giao thông trên đoạn đường này bà chủ đã giật mình xua tay như vừa phạm húy điều gì. Bà kéo chúng tôi nói nhỏ: "Con đường này có ma, bị "ma ám" thì mới nhiều vụ tai nạn như thế!". Đường Thanh Niên nằm giữa Hồ Tây và Hồ Trúc...