Xưng hô trong nhà trường: Thương chữ ‘con’ gần gũi và gắn kết
Đề xuất giáo viên, cán bộ công nhân viên trong nhà trường không nên gọi học sinh bằng “con” của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân có lẽ chẳng bao giờ đi đến kết luận cuối cùng khi vẫn còn quá nhiều ý kiến tranh luận.
Có nhất thiết Bộ GD-ĐT phải nghiên cứu xây dựng và ban hành bộ quy tắc thống nhất về cách xưng hô trong nhà trường phổ thông hay không? Tôi nghĩ là hoàn toàn không nên can thiệp quá sâu và quá thô bạo vào cách xưng hô của giáo viên và học sinh.
Không nên can thiệp quá sâu và quá thô bạo vào cách xưng hô của giáo viên và học sinh. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Bởi mối quan hệ thầy – trò vốn dĩ đặc biệt và cực kỳ thiêng liêng. Thầy dạy dỗ, uốn nắn trò nên người bằng vô vàn tình yêu thương, tính kiên nhẫn và lòng bao dung. Trò dưới sự dìu dắt của thầy, trò học tri thức, rèn năng lực, bồi dưỡng tâm hồn và vun đầy lòng kính trọng, sự tri ân với người gieo hạt thầm lặng qua ngày qua tháng.
Thầy trìu mến gọi trò nhỏ bằng tiếng “con” thân thương, gần gũi và gắn kết. Điều đó chẳng có gì sai trái hay mắc lỗi. Giáo viên đứng trên bục giảng không chỉ là “dạy” mà còn “dỗ” mấy chục trẻ với tính cách, năng khiếu, sở thích khác biệt. Nên, trước khi đặt mình vào vị thế của người thầy nghiêm khắc và mực thước, giáo viên còn phải tạo được sự thân thiện và không gian cởi mở, ấm áp để trò mở lòng đón nhận sự quan tâm cùng phương pháp giáo dục của mình.
Video đang HOT
Trò ngọt ngào xưng “con” với cô giáo, thầy giáo chung quy xuất phát từ tình cảm mến thương lẫn trân quý dành cho người mẹ thứ hai ở trường. Nào đâu phải trò xưng “con” sẽ triệt tiêu tính sáng tạo, phản biện của cá tính độc lập và tự do. Nào đâu phải trò xưng “con” sẽ khép trò vào khuôn nếp của người vai dưới trong giao tiếp xã hội và hoàn toàn đánh mất tiếng nói cá nhân.
Ngày mới rời giảng đường ở tuổi 22 “làm mẹ” bầy trẻ lớp 8, khoảng cách tuổi tác của tôi và bọn trẻ không lớn. Tôi trân trọng gọi học sinh của mình bằng tiếng “em/các em” và an yên đến lớp, tận hưởng quãng thời gian vừa dạy dỗ vừa làm bạn đồng hành cùng bọn trẻ “nhất quỷ nhì ma” đong đầy ký ức đẹp.
Rồi ngày tháng dần trôi, sau hơn 15 năm cầm phấn, giờ đây khi bước vào cửa lớp bắt gặp ánh mắt trong sáng của mấy cô cậu học trò lớp 6, tôi âu yếm gọi bọn nhỏ bằng chữ “con” và hành trình vun bồi kỷ niệm tuổi học trò cho trò vẫn vẹn nguyên yêu thương, kiên nhẫn.
Vốn từ tiếng Việt cực kỳ phong phú, hà cớ gì chúng ta cứ bắt ép thầy cô và học sinh nhất nhất gọi – thưa bằng một từ ngữ thống nhất và đầy gượng ép! Hãy để thầy – trò tùy tình huống thực tế, căn cứ khoảng cách tuổi tác mà chọn lựa cách xưng hô phù hợp. Quan trọng là thầy trò tương kính và trân trọng lẫn nhau và cách xưng hô ấy không trái thuần phong mỹ tục lại càng không đánh mất tình thầy nghĩa trò là được.
Còn riêng tôi, cách xưng hô với chữ “con” gần gũi và gắn kết ấy sẽ vẫn đong đầy nơi bờ môi và ngan ngát trong tim chẳng hạn như: “Cô mời con đọc ngữ liệu”, “Cảm ơn ý kiến cá nhân của con”, “Cách diễn đạt của con khá thú vị, giá như thêm thắt chút cảm xúc nữa thì tuyệt”…
Người TP HCM được xét nghiệm như thế nào đến 30/9
Học sinh, giáo viên, cán bộ công nhân viên tại trường học sẽ được xét nghiệm Realtime PT-PCR mẫu gộp tần suất 7 ngày một lần.
Nội dung này được nêu trong công văn do Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam ký ngày 21/9, gửi các quận huyện về việc triển khai xét nghiệm giám sát thường xuyên đến 30/9.
Nhóm được xét nghiệm Realtime PT-PCR mẫu gộp với tần suất 7 ngày/lần, ngoài học sinh, giáo viên, nhân viên tại trường học, còn có nhân viên y tế và bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện, cán bộ công nhân viên các đơn vị thường xuyên lưu trú đông người như doanh trại quân đội, công an, trại giam...
Nhân viên, người phục vụ sân bay, bến xe, bến tàu, ga, đường sắt được test nhanh kháng nguyên mẫu gộp tần suất 3 ngày/lần.
Tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhóm nhân viên, tiểu thương được test nhanh kháng nguyên mẫu gộp tần suất 3 ngày/lần. Riêng lái xe, phụ xe hàng sẽ được test nhanh kháng nguyên mẫu gộp cho toàn bộ người theo xe mỗi ngày.
Tại bệnh viện, bệnh nhân trước khi vào khám sẽ xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên mẫu đơn.
Lực lượng thường trực tại các chốt giao thông, lực lượng shipper giao hàng được test nhanh kháng nguyên mẫu gộp từ 1 đến 3 ngày/lần tùy theo đặc điểm dịch tễ khu vực.
Khối cơ quan hành chính sự nghiệp, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, toàn bộ công nhân viên xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên mẫu gộp.
Xét nghiệm Covid-19 tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần
TP HCM đang triển khai kế hoạch xét nghiệm thần tốc đến ngày 30/9, nhằm phát hiện các ca mắc mới trong cộng đồng, đồng thời thực hiện lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới. Theo đó, các "vùng đỏ, cam" sẽ lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên đơn toàn bộ người dân, tần suất lấy mẫu lặp lại 2 ngày, liên tục 3 lần trong 7 ngày.
Tại vùng xanh và vàng (nguy cơ thấp) xét nghiệm nhanh kháng nguyên đơn cho mẫu đại diện hộ gia đình. Trong đó, mẫu đại diện đợt sau phải khác với mẫu đại diện ở đợt trước, ưu tiên chọn người chưa tiêm vaccine, có tiếp xúc nhiều, không chọn người đại diện đã từng là F0.
Về kết quả xét nghiệm thời gian qua, Sở Y tế thành phố cho biết tỷ lệ phát hiện dương tính giảm mạnh qua các đợt lấy mẫu.
Chiến lược xét nghiệm theo vùng Thần tốc xét nghiệm là then chốt kiểm soát dịch 28
Covid 24h: TP HCM lên kế hoạch 'mở cửa', Hà Nội giãn cách theo vùng TP HCM xây dựng kế hoạch khôi phục kinh tế để chuẩn bị nới lỏng các hoạt động sản xuất sau ngày 15/9; Hà Nội bắt đầu đợt giãn cách thứ tư theo 3 khu vực nguy cơ. Hơn 10 triệu dân TP HCM hôm nay bước sang ngày cuối cùng trong đợt siết chặt giãn cách kéo dài 15 ngày với nguyên...