Xung đột vợ chồng nhiều nhất ở thời kỳ đầu kết hôn: Làm sao để tránh?
Quan hệ vợ chồng là mối kết thân ngọt ngào nhất, nhưng cũng là nơi xảy ra xung đột nghiêm trọng nhất.
Làm sao để tránh?
Trong tình yêu, dù hai bạn có hòa hợp bao nhiêu, thì đi qua những ngày nắng cũng sẽ có những ngày mưa. Không phải cuộc sống lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, yêu nhau là có thể bỏ qua tất cả. Bên cạnh đó, vì cơm áo gạo tiền, chuyện hỉ nộ ái ố là lẽ thường tình, tranh cãi quyết liệt cũng không hiếm.
Chúng ta biết rằng, mỗi người đều là một cá thể độc lập khi mới đến thế giới này, nhưng khi lớn lên, các mối quan hệ gia đình, bạn bè, tình thầy trò… bắt đầu xuất hiện. Và sau đó, con người cũng dần trưởng thành, bạn bắt đầu có một cảm xúc đặc biệt đối với một người xa lạ hoặc người quen khác, dần dà theo ngày tháng, tình cảm nảy nở, đó gọi là tình yêu.
Khi những người đã đủ chín chắn trong tình yêu thường chọn cách tiến đến hôn nhân và yêu nhau. Tuy nhiên, chỉ cần hai người có quan hệ tình cảm thì sẽ nảy sinh mâu thuẫn tâm lý, vậy giải quyết mâu thuẫn này như thế nào?
Tại sao vợ chồng lại có những xung đột tâm lý?
Giá trị bản thân không được đối phương công nhận, chưa quan tâm đủ
Ai cũng thích nghe những lời ngọt ngào, dù là thân thiết mấy cũng mong được khen ngợi nhau. Tuy nhiên, nếu bạn nỗ lực để làm hài lòng đối phương trong mối quan hệ hôn nhân và tình yêu, cố gắng để nhận ra bản thân có vị trí nào trong mối quan hệ này, nhưng bạn không nhận được lời khen ngợi hay công nhận từ người kia, lòng tự trọng của bạn chắc chắn sẽ bị tổn thương và thất vọng.
Khi hai người không coi trọng giá trị của nhau, thì việc xung đột chắc chắn sẽ xảy ra.
Nhu cầu tình cảm chính đáng của một hoặc cả hai bên không được đáp ứng
Video đang HOT
Nam giới và phụ nữ trong các mối quan hệ tình yêu và hôn nhân thường có những nhu cầu tình cảm chính đáng nhất định và mong đối phương đáp ứng, ví dụ như hôn, ôm, tần suất hay thói quen tình dục, sự quan tâm trong đời sống hàng ngày, mối quan hệ gia đình hai bên hoặc muốn đánh giá cao hay khen ngợi về mình…
Nhưng một khi những nhu cầu này không được đáp ứng, hoặc đáp ứng không được như kỳ vọng có thể dẫn đến xung đột trong tình yêu và hôn nhân.
Quan niệm về các thang giá trị của mỗi người quá khác nhau
Trải nghiệm cảm xúc và trải nghiệm cuộc sống của mỗi người là khác nhau, vì vậy họ có những nấc thang giá trị/quan niệm khác nhau cho cùng một vấn đề.
Giả sử ví dụ nhỏ là cách chi tiêu, hưởng thụ hàng ngày, một khi cuộc sống của một bên quá xa hoa, điều đó có thể khiến bên kia không hài lòng và cảm thấy rằng người này không siêng năng và tiết kiệm, không phù hợp làm bạn đời hay là một nửa của mình trong lâu dài, vì vậy có thể dẫn đến xung đột tình cảm.
Và có rất nhiều yếu tố khác biệt khác, trái ngược quan điểm trong cuộc sống sẽ dẫn đến các mối quan hệ tình cảm thường xuyên xảy ra xung đột, nếu không biết cách điều tiết sẽ dễ dẫn đến đổ vỡ, kể cả khi đang yêu hay đã kết hôn.
Làm thế nào để tránh xung đột tâm lý giữa các cặp vợ chồng sắp cưới?
Xây dựng và vun đắp sở thích, lợi ích chung
Khi hai người xa lạ yêu nhau rồi về sống cùng nhau, không phải cái gì cũng đã biết và thấu hiểu nhau, đặc biệt là các thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày, cách kiếm tiền, cách chi tiêu, quản lý tài chính, cách chăm sóc con cái, cũng như quan niệm sống, các vấn đề thường nhật.
Để mối quan hệ của bạn trở nên tốt hơn, hãy tăng cường kết nối với nhau thông qua sở thích, việc làm. Ví dụ, xem phim truyền hình, chơi trò chơi, chạy hay tập thể dục, nấu nướng… bất kỳ sở thích chung nào các bạn nhiệt tình tham gia cùng với đối phương đều có thể giúp gắn kết, thân mật và tránh được xung đột tình cảm.
Vì vậy, dù bạn và đối phương trước đó có sở thích chung hay không, bạn cũng nên cố gắng trau dồi chúng càng nhiều càng tốt, như vậy trong lâu dài có thể cải thiện cảm xúc, kết nối với nhau tốt hơn.
Tranh luận một cách hợp lý, biết dừng đúng lúc
Mặc dù nhiều người thích những cuộc trò chuyện, tranh luận trong hòa bình, nhẹ nhàng, nhưng đôi khi một số cảm xúc khó kìm nén nên dễ xuất hiện cãi vã, bởi tranh luận thẳng thắn mới có thể bộc lộ và giải quyết được vấn đề giữa hai bạn.
Vì vậy, những cuộc cãi vã nếu có xảy ra, thì nên cư xử đúng mực với thái độ xây dựng, giữ lịch sự, điều này sẽ không chỉ khiến bạn tránh đi đến chia tay mà còn có thể khiến cuộc tranh luận ngày càng trở nên hiệu quả hơn, từ đó trở nên thấu hiểu và cảm thông với nhau hơn.
Luôn duy trì sự thân mật, gần gũi nhau
Khi bạn thực sự thích một ai đó, là sẽ muốn được ở gần họ mọi lúc, mọi nơi. Cảm xúc yêu đương này không nên kìm nén, muốn gọi điện thì hãy gọi ngay, muốn ôm hôn thì ôm hôn nhau ngay. Thỉnh thoảng hai bạn nên nói về cảm xúc bên trong, về tình yêu, những lời ngọt ngào với đối phương cũng có thể làm tăng cảm xúc thăng hoa trong cuộc sống.
Ai cũng vất vả tìm kiếm một người phù hợp để yêu trong biển người mênh mông, không biết liệu có tìm được nửa kia của mình hay không thì trước mắt, những gì có được bây giờ càng đáng để bạn trân trọng hơn. Yêu thương người ngay trước mặt bạn chẳng phải quan trọng hơn sao?
Nếu bạn may mắn có được ai đó bên cạnh mình, thì hãy đối xử tốt với người đó, thích họ bao nhiêu thì hãy thể hiện ra, đừng thể hiện ý thích của bạn bằng cách làm tổn thương bản thân hoặc người khác.
Tình yêu, hôn nhân là một chặng đường dài và thường không dễ dàng, nếu bạn bắt đầu đến với nhau bằng tình yêu, thì hãy duy trì tình cảm đó và vun vén mỗi ngày để trở nên thắm thiết và sâu sắc.
Khi xảy ra xung đột, hãy tìm nguyên nhân của sự bất hòa và sớm tìm giải pháp để khắc phục. Làm được điều đó với cả tấm chân tình, mối quan hệ của bạn sẽ ít có cơ hội lao xuống vực thẳm.
Khi biết lý do bạn trai ly hôn, tôi muốn chia tay ngay lập tức
Tôi không ngờ chồng sắp cưới của tôi lại là người có đạo đức tồi tệ đến vậy.
Còn nửa tháng nữa là tôi và Khoa sẽ chính thức về sống chung một nhà. Hiện tại chúng tôi đã chụp được ảnh cưới và thiệp mời đang chờ in, cuối tuần này sẽ xong.
Ngày hôm kia, lúc tôi đang ngồi thư giãn một mình ở quán cà phê thì một người phụ nữ lạ đến tiếp chuyện, chị ấy nói là vợ cũ của Khoa. Tôi biết chồng sắp cưới của tôi đã từng ly dị vợ, nghe nói do cô vợ này phản bội và ghê gớm quá nên anh ấy bỏ.
Lúc chị ấy đưa tay ra tỏ ý muốn làm quen với tôi, tôi đã từ chối. Bởi tôi coi thường người phụ nữ xấu xa đó, đã làm cho Khoa của tôi phải sống khổ sở, làm sao tôi có thể bắt tay chị ấy được.
Dường như đoán được thái độ hờ hững của tôi nên chị ấy nói: "Nếu em không muốn nói chuyện với chị thì đã đánh mất cơ hội hiểu hơn về con người thật của Khoa".
Lời chị ấy nói khiến tôi rất tò mò và muốn biết nhiều hơn về chồng tương lai. Tôi đã mời chị ngồi xuống và gọi một cốc sinh tố. Chị ấy nói tên là Xuyến, từng là vợ của Khoa được 4 năm 2 tháng.
Sau khi Xuyến sinh con, cơ thể rất yếu, thường xuyên phải đi bệnh viện. Số tiền đi viện đều là tiền do nhà ngoại của chị bỏ ra, còn Khoa không bỏ ra đồng nào nhưng lại suốt ngày bực bội mắng mỏ chị. Đến khi chị Xuyến bị phát hiện mắc bệnh lupus ban đỏ thì anh ấy đưa đơn ly dị.
Khoa bảo không muốn chung sống cả đời với người vợ không làm ra tiền lại bệnh tật đầy mình. Sau khi chia tay, Khoa cũng không muốn giành quyền nuôi con và không chu cấp tiền cho con. Từ ngày ly dị, mẹ con chị Xuyến về nhà ngoại ở, cuộc sống tuy khó khăn nhưng thật hạnh phúc khi không phải nhìn thấy bản mặt cau có khó chịu của Khoa mỗi ngày nữa.
Điều chị Xuyến nói về Khoa khiến tôi rất để tâm. Nếu sau này tôi cũng bị bệnh tật như chị Xuyến, điều đó có nghĩa là sẽ bị chồng đuổi ra khỏi nhà?
Một người đàn ông hẹp hòi ích kỷ thế sao có thể là chỗ nương dựa cả đời được. Nhưng đám cưới đã chuẩn bị gần như xong hết rồi, tôi hủy đám cưới bây giờ liệu có ổn không mọi người?
Ngoài việc bị kẻ thứ 3 chen vào, đâu là lý do các đôi yêu chục năm vẫn chia tay? Bên cạnh sự thiếu chung thủy, đâu là nguyên nhân dẫn đến rạn nứt của các cặp đôi bên nhau lâu năm? Sự thay đổi theo thời gian Tại một thời điểm trong mối quan hệ lâu dài, bạn và người yêu có thể cảm thấy như đang ở ngã ba đường. Quan điểm của bạn là A, nhưng với họ lại là...