Xung đột Ukraine tròn 400 ngày, Nga – phương Tây thêm căng thẳng sau 2 sự kiện mới nhất
Trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine tròn 400 ngày, quan hệ giữa Nga và phương Tây thêm căng thẳng sau những sự kiện mới nhất là cơ quan an ninh Nga bắt giữ phóng viên Mỹ với cáo buộc làm gián điệp và NATO chuẩn bị chính thức có thành viên thứ 31.
Theo hãng tin Reuters ngày 31/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có bài phát biểu qua video vào tối 30/3 về con đường mà nước này đã đi trong 400 ngày chống lực lượng Nga kể từ ngày 24/2/2022. Ông nói: “Ukraine sẽ chiến thắng ở mặt trận… Chúng ta sẽ không để lại một dấu vết nào của Nga trên đất của chúng ta… Chúng ta đang chuẩn bị tin tức về điều này”. Ông Zelensky không cho biết chi tiết, nhưng quân đội Ukraine đã lên kế hoạch phản công vào tháng 4 hoặc tháng 5.
Các diễn biến ở Ukraine thời gian qua đã khiến quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, luôn ở trong tình trạng căng thẳng.
Phóng viên Evan Gershkovich. Ảnh: Facebook
Tình trạng này còn gia tăng sau vụ phóng viên báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ) bị bắt ở Nga và việc Phần Lan vượt qua trở ngại cuối cùng để trở thành thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Theo đài RT, Cơ quan an ninh Nga FSB thông báo vụ bắt giữ phóng viên trên ngày 30/3. Theo đó, phóng viên này tên là Evan Gershkovich, chuyên đưa tin tức từ Nga, Ukraine và các khu vực khác của Liên Xô cũ cho tờ báo WSJ. Gershkovich là một công dân Mỹ đã được Bộ Ngoại giao Nga cấp giấy tờ hoạt động trong lĩnh vực báo chí để làm việc tại Nga.
Video đang HOT
Tuyên bố của FSB cho biết người này bị buộc tội tìm cách thu thập thông tin tình báo tại một nhà máy quốc phòng, do đó vi phạm luật của Nga về bí mật nhà nước. Phóng viên Gershkovich hiện phải đối mặt với án tù từ 10 đến 20 năm về tội gián điệp.
Theo cáo buộc của FSB, Gershkovich đã hành động vì lợi ích của chính phủ Mỹ khi tìm cách lấy thông tin mật. Gershkovich bị bắt trong khi tìm cách nhận thông tin tình báo.
Gershkovich là phóng viên đầu tiên của một tờ báo Mỹ bị bắt vì tội gián điệp ở Nga kể từ Chiến tranh Lạnh và vụ bắt giữ này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng xung quanh cuộc xung đột ở Ukraine.
Sau vụ bắt giữ, Mỹ đã kêu gọi công dân đang du lịch hoặc cư trú tại Liên bang Nga rời khỏi nước này ngay lập tức. Mỹ đã lên án vụ bắt giữ là một cuộc tấn công vào “tự do báo chí”. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết nước này quan ngại sâu sắc về vụ việc, đồng thời nói thêm: “Bằng ngôn từ mạnh mẽ nhất có thể, chúng tôi lên án những nỗ lực liên tục của Điện Kremlin nhằm đe dọa, đàn áp và trừng phạt các nhà báo cũng như tiếng nói của xã hội dân sự”. Ông Blinken nhắc lại những cảnh báo mạnh mẽ về mối nguy hiểm đối với công dân Mỹ bên trong Liên bang Nga.
Theo RT, Nhà Trắng cũng phát đi một thông điệp tương tự cùng ngày. Thư ký báo chí Karine Jean-Pierre tuyên bố: “Việc chính phủ Nga nhằm vào công dân Mỹ là không thể chấp nhận được”.
Trong khi đó, Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby giải thích rằng Mỹ không thực sự kêu gọi tất cả công dân rời khỏi Nga theo nghĩa đen và không khuyến khích các cơ quan báo chí rút phóng viên khỏi Nga.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (phải) trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Phần Lan Sauli Niinisto ở thăm Ankara ngày 17/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau khi Mỹ kêu gọi công dân rời Nga, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Maria Zakharova nói rằng lời kêu gọi mới nhất của Nhà Trắng dường như ám chỉ những “người tham gia vào các hoạt động gián điệp cho Washington”. Theo đài Sputnik, trong một bài đăng trên tài khoản Telegram cùng ngày, bà Zakharova viết: “Tôi tin rằng ông John đã quên thêm cụm từ ‘tham gia vào hoạt động gián điệp’ sau cụm từ ‘công dân Mỹ’. Có một hàm ý ẩn sau câu từ”.
Cùng ngày xảy ra vụ bắt giữ phóng viên WSJ, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành quốc gia thành viên NATO cuối cùng phê chuẩn nghị định thư kết nạp Phần Lan vào liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu. Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí ủng hộ Phần Lan gia nhập NATO. Động thái này diễn ra 2 tuần sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan công khai ủng hộ nỗ lực nhiều tháng qua của quốc gia Bắc Âu này.
Sau khi được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ, Phần Lan chỉ còn phải trải qua một vài bước kỹ thuật trước khi trở thành thành viên thứ 31 của liên minh quân sự lớn nhất thế giới. Phần Lan hy vọng tiến trình này sẽ được hoàn tất vào đầu tuần tới.
Trước đó, động thái của Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO đã khiến Nga chỉ trích. Theo đài Sputnik (Nga), phát biểu với các phóng viên hôm 16/5/2022, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov tuyên bố rằng động thái của hai nước này “sẽ là một sai lầm gây hậu quả sâu rộng”. Ông Ryabkov cho biết nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, mức độ căng thẳng quân sự trong khu vực này nhìn chung sẽ gia tăng và ít có khả năng dự đoán hơn.
Phóng viên báo Mỹ Wall Street Journal bị bắt tại Nga
Một phóng viên làm việc cho tờ báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ) ở Nga đã bị bắt giữ tại thành phố Ekaterinburg.
Phóng viên Gershkovich. Ảnh: Facebook
Theo đài RT, Cơ quan an ninh Nga FSB thông báo thông tin trên ngày 30/3.
Phóng viên này tên là Evan Gershkovich, chuyên đưa tin tức từ Nga, Ukraine và các khu vực khác của Liên Xô cũ cho tờ báo WSJ. Gershkovich là một công dân Mỹ đã được Bộ Ngoại giao Nga cấp giấy tờ hoạt động trong lĩnh vực báo chí để làm việc tại Nga.
Tuyên bố của FSB cho biết người này bị buộc tội tìm cách thu thập thông tin tình báo tại một nhà máy quốc phòng, do đó vi phạm luật của Nga về bí mật nhà nước. Phóng viên Gershkovich hiện phải đối mặt với án tù từ 10 đến 20 năm về tội gián điệp.
Theo cáo buộc của FSB, Gershkovich đã hành động vì lợi ích của chính phủ Mỹ khi tìm cách lấy thông tin mật. Gershkovich bị bắt trong khi tìm cách nhận thông tin tình báo.
Trước khi làm việc cho WSJ, Gershkovich là phóng viên của hãng tin Agence France-Presse (AFP) và tờ Moscow Times, đồng thời là trợ lý tin tức của tờ New York Times.
Phía Mỹ chưa phản hồi gì về thông tin của FSB.
Nga và Trung Quốc lên tiếng về việc Tổng thống Zelensky mời Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Ukraine Trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên hãng thông tấn AP (Mỹ) trên tàu hỏa, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đề cập đến lời mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Ukraine. Tổng thống Ukraine Zelensky chào tạm biệt các phóng viên AP trên tàu hỏa. Ảnh: AP Một nhóm các nhà báo của hãng tin AP đã dành...