Xung đột Trung-Ấn: Ý đồ của Trung Quốc khi đột ngột nhắc lại tuyên bố 1959
Nhắc lại tuyên bố đơn phương năm 1959 về phạm vi đường kiểm soát thực tế (LAC) ở biên giới với Ấn Độ, Trung Quốc có thể gây áp lực lên các điểm tranh chấp hiện tại.
Hôm 29/8, một ngày trước khi các nhà ngoại giao Ấn Độ và Trung Quốc gặp nhau trong cuộc gặp thường xuyên để bàn luận về vấn đề tranh chấp biên giới, Bắc Kinh tuyên bố sẽ chỉ tuân theo một đường biên giới “rất rõ ràng” được cố Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đưa ra năm 1959.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói “Đường biên giới LAC giữa Trung Quốc-Ấn Độ rất rõ ràng, đó là LAC (đã được tuyên bố) vào ngày 7/11/1959. Trung Quốc thông báo nó vào những năm 1950, và cộng đồng quốc tế và Ấn Độ đều biết điều này”.
Ấn Độ và Trung Quốc đang có nhiều vòng đàm phán để giảm căng thẳng dọc biên giới. (Ảnh minh họa)
Việc xác định đường biên giới này được đề cập trong thư ông Chu gửi Thủ tướng Ấn Độ khi đó là Jawaharlal Nehru, ngày 7/11/1959, đề xuất “mỗi bên rút 20 km từ nơi gọi là đường McMahon phía Đông, và từ đó mỗi bên thực hiện hoạt động kiểm soát ở phía Tây”. Ông Nehru và chính phủ Ấn Độ đã từ chối đề xuất này.
Joe Thomas Karackattu, phó giáo sư nghiên cứu Trung Quốc tại Viện Công nghệ Madras Ấn Độ cho biết đề xuất có thể khiến Ấn Độ “mất hơn 6.000 dặm vuông” (hơn 15.500 km 2).
Video đang HOT
Trong quá trình hai bên làm việc ở cấp độ chuyên gia về đường biên giới, họ thấy rằng Ấn Độ và Trung Quốc có 12 điểm khác biệt liên quan đến các diện tích đáng kể. Hai bên trao đổi các bản đồ khu vực phía Tây ngày 17/6/2002 nhưng Trung Quốc đã rút lui vào thời điểm cuối cùng, theo báo Ấn Độ Hindustan Times.
Theo các nhà quan sát về Trung Quốc, với 6 trong số 12 điểm khác biệt hiện đang rơi vào tranh chấp, quân đội Trung Quốc có thể tiếp tục tấn công vào 6 điểm còn lại bao gồm Samar Lungpa, Demchok và Chumar để nhấn mạnh tuyên bố đã bị Ấn Độ bác bỏ.
Rajiv Bhatia, cựu đại sứ Ấn Độ và hiện là thành viên tổ chức nghiên cứu Mumbai, cho biết việc Bắc Kinh nhắc lại yêu sách cũ có thể là một chiến thuật gây áp lực. Bhatia nói: “Ý nghĩa của thời điểm đưa ra tuyên bố là nó có thể ám chỉ rằng việc giải tán binh lính ở biên giới có thể sẽ không diễn ra trong vài tháng tới”.
Trung tướng đã nghỉ hưu Rakesh Sharma, người chỉ huy Quân đoàn Fire and Fury (Hỏa lực và Phẫn nộ) của Ấn Độ chịu trách nhiệm về khu vực Ladakh vào năm 2013, cho biết việc không rút quân tại LAC giúp Bắc Kinh duy trì sự hiện diện của quân đội dọc theo đường yêu sách cũ.
Ông nói: “Nếu ai đó vạch ra đường yêu sách của Trung Quốc năm 1959 trên mặt đất, có thể thấy quân đội Trung Quốc đang gần như chiếm hết những khu vực đó… Từ đó, Trung Quốc có thể xoay chuyển và bác bỏ lời kêu gọi của Ấn Độ về việc khôi phục nguyên trạng, bởi vì theo họ, họ đang ở ranh giới yêu sách truyền thống của mình”.
Quyết định tái xác nhận LAC năm 1959 của Trung Quốc cũng đặt ra một dấu hỏi về các thỏa thuận khác nhau mà cả hai bên đã ký kết về vấn đề biên giới. Khi những thỏa thuận này vì lí do tranh chấp mà không được thực hiện đầy đủ, khu vực sẽ trở nên nguy hiểm và bất ổn định hơn, theo các chuyên gia.
Ấn Độ tố Trung Quốc rải cáp thông tin ở hồ tranh chấp
Hai quan chức Ấn Độ nói lính Trung Quốc đang triển khai mạng lưới cáp quang ở điểm nóng tranh chấp biên giới, bất chấp nỗ lực giảm đối đầu.
"Lo ngại lớn nhất của chúng tôi là binh sĩ Trung Quốc đã triển khai mạng lưới cáp quang ở phía nam hồ Pangong Tso tại vùng Ladakh để bảo đảm liên lạc tốc độ cao. Họ tiến hành động thái này với tốc độ chóng mặt", quan chức giấu tên trong chính phủ Ấn Độ tiết lộ hôm nay.
Một quan chức khác cho biết mạng lưới này giúp binh sĩ tiền phương duy trì liên lạc bảo mật với các căn cứ hậu phương. "Nó cho thấy lực lượng Trung Quốc đang tìm cách đóng chốt ở đây lâu dài, bất chấp những cuộc đàm phán cấp cao nhằm giải quyết tình trạng đối đầu", quan chức này nói thêm.
Tiêm kích Ấn Độ tuần tra khu vực Ladakh hôm 14/9. Ảnh: Reuters.
Quan chức Ấn Độ thứ ba cho biết đợt triển khai cáp quang được phát hiện sau khi ảnh vệ tinh cho thấy nhiều vạch bất thường trên cát, dường như là các rãnh để chôn cáp, ở vùng sa mạc phía nam hồ Pangong Tso.
Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa bình luận về thông tin.
"Tín hiệu liên lạc vô tuyến có thể bị chặn thu và nghe trộm, trong khi cáp quang có độ bảo mật cao. Quân đội Ấn Độ vẫn dựa vào liên lạc vô tuyến nhưng tất cả đều được mã hóa", một cựu quan chức tình báo Ấn Độ cho hay.
Căng thẳng biên giới Ấn Độ và Trung Quốc leo thang từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả ngày 15/6 khiến hàng chục binh sĩ hai bên thương vong.
Ấn Độ và Trung Quốc gần đây liên tục điều quân tăng viện lên biên giới, bất chấp trước đó đồng ý rút bớt lực lượng tiền tuyến. Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc tập trận bắn đạn thật ở Tây Tạng và Tân Cương những tháng qua, trong khi Ấn Độ cũng triển khai tiêm kích Rafale gần biên giới Trung Quốc.
Căng thẳng tiếp tục leo thang khi Trung Quốc ngày 8/9 cáo buộc lính Ấn Độ bắn chỉ thiên trong các cuộc xô xát một ngày trước đó ở biên giới, vi phạm thỏa thuận không nổ súng giữa hai bên. Ấn Độ bác bỏ cáo buộc, nói rằng lính Trung Quốc đã "nổ súng thị uy" sau khi bị binh sĩ Ấn Độ ngăn cản hành động xâm nhập biên giới.
Căng thẳng song phương được kỳ vọng sẽ hạ nhiệt sau thỏa thuận rút quân được ngoại trưởng hai nước thống nhất tại Moskva. Tuy nhiên, truyền thông Ấn Độ cho hay tới ngày 12/9, hai phía vẫn chưa có bất cứ động thái giảm bớt lực lượng nào ở thực địa.
Vị trí xảy ra đụng độ giữa lính Ấn Độ và Trung Quốc những tháng qua. Đồ họa: Telegraph.
Lính Trung Quốc bị nghi vác đao, dàn quân gần Ấn Độ Truyền thông Ấn Độ đăng ảnh hàng chục người mặc quân phục Trung Quốc, mang đao kiếm, gậy gộc, dàn quân trên sườn đồi gần biên giới hai nước. Trong bức ảnh được tuyền thông Ấn Độ đăng hôm qua, đoàn người được cho là binh sĩ quân đội Trung Quốc vác theo đao, dao rựa, gậy gộc và cả súng trường tự...