Xung đột tại Nam Sudan khiến hàng chục binh sĩ thiệt mạng
Các lực lượng trung thành với Phó Tổng thống Riek Machar và một nhóm tay súng ủng hộ Tướng Simon Gatwech Dual đã xung đột ở Magenis thuộc vùng Thượng sông Nile.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 7/8, các lực lượng trung thành với Phó Tổng thống Riek Machar và một nhóm tay súng ủng hộ Tướng Simon Gatwech Dual đã xung đột ở Magenis thuộc vùng Thượng sông Nile, Nam Sudan. Cả hai bên đều đưa ra các tuyên bố đã tiêu diệt hàng chục binh sĩ của đối phương. Các cuộc đụng độ mới nhất này đe dọa tiến trình hòa bình mong manh của Nam Sudan.
Binh sĩ được triển khai tại khu vực Alole, Nam Sudan. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Phát ngôn viên của đảng SPLM/A-IO do Phó Tổng thống Machar đứng đầu, ông Lam Paul Gabriel, cho biết lực lượng của đảng này đã phản ứng để tự vệ, hạ sát hai tướng và 27 binh sĩ của phe đối địch. Ông cũng cho biết SPLM/A-IO đã mất ba binh sĩ trong cuộc tấn công.
Video đang HOT
Phía lực lượng ủng hộ Tướng Dual phủ nhận đã phát động cuộc tấn công và bị tổn thất nặng nề. Phát ngôn viên của lực lượng này nói rằng trong cuộc đụng độ, 28 binh sĩ của phe đối địch và 4 người của họ đã thiệt mạng.
Các cuộc đụng độ nổ ra sau khi các nhà lãnh đạo quân sự đối thủ của SPLM/A-IO trong tuần qua thông báo rằng Phó Tổng thống Machar đã bị lật đổ khỏi vị trí lãnh đạo đảng và các lực lượng vũ trang. Các nhà lãnh đạo quân đội cho biết Tướng Dual đã được đề cử lãnh đạo đảng lâm thời từ phía giới quân sự
Ông Machar cáo buộc một số nhà lãnh đạo quân sự đang cố gắng ngăn chặn tiến trình hòa bình của đất nước này. Nam Sudan giành độc lập từ Sudan vào năm 2011 nhưng rơi vào nội chiến 2 năm sau đó khi các lực lượng trung thành với Tổng thống Salva Kiir xung đột với lực lượng của ông Machar tại thủ đô. Điều đó đã châm ngòi cho cuộc tàn sát hàng trăm thường dân ở thủ đô Juba thuộc nhóm sắc tộc Machar’s Nuer và một vòng xoáy bạo lực trả thù sắc tộc.
Cuộc nội chiến đã kết thúc bằng một thỏa thuận hòa bình vào năm 2018, nhưng khiến 400.000 người thiệt mạng và gây ra cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất ở châu Phi kể từ thảm họa diệt chủng ở Rwanda năm 1994.
Tổng thống Nam Phi cáo buộc bạo loạn được lên kế hoạch từ trước
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ngày 16/7 cáo buộc rằng bạo lực đổ máu và cướp bóc làm rung chuyển nước này trong tuần qua được lên kế hoạch từ trước.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa phát biểu tại Cape Town. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Ramaphosa đã đưa ra nhận định trên khi đến thị sát tại tỉnh KwaZulu-Natal (KZN) trung tâm của các cuộc bạo loạn. Ông Ramaphosa nhấn mạnh :"Hoàn toàn rõ ràng rằng tất cả sự việc bạo loạn và cướp bóc là do xúi giục và có người lên kế hoạch và điều phối. Chúng ta đang truy lùng và sẽ không cho phép hỗn loạn phát sinh".
Đây là chuyến đi đầu tiên của ông Ramaphosa đến thực địa kể từ khi xảy ra bạo loạn tồi tệ nhất tại Nam Phi sau thời kì Aparthyeid, bùng phát tại tỉnh Đông Nam này trước khi lan tới Johannesburg
Các cuộc biểu tình bắt đầu từ ngày 9/7, một ngày sau khi cựu Tổng thống Jacob Zuma, người có sự ủng hộ trong số người nghèo và người trung thành tại đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC), bắt đầu một án tù 15 tháng do phớt lờ một cuộc điều tra tham nhũng. Biểu tình nhanh chóng biến thành bạo loạn khi đám đông cướp bóc các cửa hàng, nhà kho, trung tâm thương mại.
Ít nhất 117 người đã thiệt mạng trong các vụ bạo loạn. Chính phủ Nam Phi ngày 15/7 cho biết một trong những đối tượng tình nghi xúi giục bạo loạn đã bị bắt giữ và 11 đối tượng khác đang bị theo dõi. Tổng cộng 2.003 người đã bị bắt trong vụ bạo loạn do các tội khác nhau gồm cả trộm cắp. Ngày 14/7, Chính phủ Nam Phi đã điều động khoảng 25.000 binh sĩ để giải quyết tình trạng khẩn cấp, tương đương 1/3 lực lượng tại ngũ của nước này.
BUSA, một nhóm vận động của doanh nghiệp có ảnh hưởng tại Nam Phi, kêu gọi chính phủ áp đặt lệnh giới nghiêm 24 giờ để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
LHQ cảnh báo nguy cơ tái bùng phát xung đột quy mô lớn tại Nam Sudan Liên hợp quốc (LHQ) ngày 26/4 cảnh báo sự chậm trễ trong việc thực thi hiệp định hòa bình tại Nam Sudan đang đặt quốc gia này trước nguy cơ quay trở lại một cuộc xung đột quy mô lớn. Lực lượng Phái bộ gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS) tuần tra tại Leer, Nam Sudan. Ảnh minh...