Xung đột Nga – Ukraine trước bước ngoặt lớn
Cuộc chuyển giao quyền lực tại Nhà Trắng có thể là ngã rẽ quyết định đến cuộc xung đột kéo dài gần 1.000 ngày qua giữa Nga và Ukraine.
Chiến sự phức tạp
Tờ Kyiv Post hôm qua đưa tin lực lượng Nga đã tiến hành đợt tấn công lớn trên không vào lãnh thổ Ukraine rạng sáng 8.11. Tại Kharkiv, thành phố lớn thứ hai Ukraine, ít nhất 25 người bị thương. Tại tỉnh Odessa ở miền nam, ít nhất 1 người thiệt mạng và 9 người bị thương sau khi hàng loạt máy bay không người lái (UAV) tập kích khu vực này. Tỉnh Kyiv cũng bị nhiều UAV tấn công vào rạng sáng, làm 4 người bị thương và hàng loạt nhà cửa, xe cộ bị phá hủy. Không quân Ukraine thông báo lực lượng phòng không đã bắn hạ 62/92 UAV và 4/5 tên lửa trong đêm. Khoảng 26 chiếc UAV bị mất dấu, được cho là do hoạt động tác chiến điện tử của Ukraine. Nga chưa đưa ra bình luận nhưng lâu nay luôn tuyên bố không nhắm vào mục tiêu dân sự tại Ukraine.
Điểm xung đột: Ukraine, Nga tính chuyện đàm hay đánh tiếp sau khi ông Trump đắc cử
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố đang có 11.000 binh sĩ CHDCND Triều Tiên trên lãnh thổ Nga gần Ukraine, đặc biệt tại tỉnh Kursk của Nga. Phát biểu tại Hội nghị Cộng đồng chính trị châu Âu ở Budapest (Hungary) ngày 7.11, ông Zelensky xác nhận một phần lực lượng Triều Tiên đã tham chiến và đã chịu thương vong. Giới chức Nga đến nay vẫn không bình luận trực tiếp về cáo buộc lực lượng Triều Tiên đã được triển khai để chống Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin ước tính phía Ukraine đã mất hơn 30.000 binh sĩ từ khi đưa quân sang Kursk vào đầu tháng 8, theo TASS.
Xe cháy trong cuộc tấn công rạng sáng 8.11 tại Odessa. ẢNH: REUTERS
Điều kiện hòa bình
Trong khi đó, tại Hội nghị Câu lạc bộ thảo luận Valdai ở TP.Sochi ngày 7.11, Tổng thống Putin khẳng định Nga sẵn sàng đối thoại hòa bình về Ukraine nhưng không dựa trên danh sách mong muốn của Kyiv mà phải xét trên tình hình thực tế. Theo ông Putin, biên giới Ukraine và Nga nên được vạch theo quyết định của cư dân vùng Donbass miền đông Ukraine, vốn được Moscow tuyên bố sáp nhập sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2022. Tổng thống Nga còn nhấn mạnh rằng điều kiện tiên quyết cho việc chấm dứt xung đột vĩnh viễn là Ukraine phải trở thành nước trung lập, độc lập và chủ quyền, “thay vì làm công cụ trong tay các nước thứ ba”. “Nếu không có sự trung lập, thật khó để tưởng tượng về mối quan hệ láng giềng tốt giữa Nga và Ukraine”, ông Putin nói.
Ông Putin khen ông Trump dũng cảm, nói Nga sẵn sàng đối thoại
Tại hội nghị ở Budapest, Tổng thống Zelensky gạt bỏ gợi ý về chuyện nhượng bộ lãnh thổ để chấm dứt xung đột. “Điều đó là không thể chấp nhận cho Ukraine và cho toàn châu Âu”, ông Zelensky tuyên bố. Nhà lãnh đạo Ukraine cũng phản đối đề xuất mà ông cho là “nguy hiểm và thiếu trách nhiệm” của Thủ tướng Hungary Viktor Orban về một thỏa thuận ngừng bắn. Ông Orban giải thích rằng việc đình chiến sẽ giúp các bên ngừng tổn thất và mang lại thời gian để đối thoại và đàm phán hòa bình. Trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh ngày 8.11, vị thủ tướng dự báo chính quyền sắp tới của Mỹ sẽ “rời khỏi” xung đột và châu Âu không thể tiếp tục một mình tài trợ Ukraine, theo Reuters.
Hiện trường cuộc tấn công tại Kharkiv ngày 8.11. ẢNH: REUTERS
Đến nay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vẫn chưa làm rõ kế hoạch của ông cho Ukraine dù từng tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột trong thời gian ngắn. Tuyên bố gây ra lo ngại cho phía Ukraine về nguy cơ có thể phải chịu nhượng bộ. “Tôi tin rằng ông Trump thật sự muốn một giải pháp nhanh chóng, nhưng điều đó không có nghĩa nó sẽ xảy ra”, ông Zelensky nói tại Budapest.
Ukraine sẽ nhận 6 tỉ USD viện trợ trước ngày chuyển giao tại Mỹ
Người phát ngôn Sabrina Singh của Lầu Năm Góc ngày 7.11 xác nhận Mỹ sẽ gửi toàn bộ 6 tỉ USD viện trợ quân sự còn lại cho Ukraine trước khi ông Trump nhậm chức vào ngày 20.1.2025. Trang The Kyiv Independent dẫn lời bà Singh cho biết Ukraine sẽ nhận 4 tỉ USD vũ khí lấy trực tiếp từ kho của quân đội Mỹ và 2 tỉ USD là mua từ các nhà thầu thông qua Sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine.
Quân đội Nga tiến sâu vào lãnh thổ Ukraine ở mức kỷ lục kể từ tháng 3.2022?
Chỉ trong tháng này, quân đội Nga đã tiến vào lãnh thổ Ukraine tới 478 km 2, mức kỷ lục kể từ tháng 3.2022, theo phân tích của AFP về dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW, Mỹ).
Đến ngày 27.10, lực lượng Nga đã giành được nhiều lãnh thổ hơn so với tháng 8 và tháng 9.2024 (lần lượt là 477 và 459 km 2) sau những thay đổi lớn trên tiền tuyến, đặc biệt là ở miền đông Ukraine xung quanh thành phố Pokrovsk, theo phân tích ngày 28.10 của AFP về dữ liệu từ ISW.
Hiện tại, lực lượng Nga chỉ cách Pokrovsk vài km, nơi họ đang tiếp cận từ phía nam và phía đông.
Nga đang có tốc độ tiến quân nhanh nhất sau 2 năm
Bước tiến trên của quân đội Nga cho thấy những khó khăn mà quân đội Ukraine phải đối mặt ở miền đông, khi quân đội Nga được trang bị vũ khí tốt hơn và đông hơn lực lượng của Kyiv.
Quân đội Nga cũng đang giành được lãnh thổ ở phía bắc Ukraine, đã kiểm soát được hơn 40 km 2 gần thị trấn Kupiansk thuộc tỉnh Kharkiv.
Hình ảnh được cho là binh sĩ Nga trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH TASS
Bị quân đội Nga kiểm soát trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, Kupiansk sau đó đã được Ukraine giành lại trong cuộc phản công vào tháng 9.2022.
Lần gần nhất Nga đạt được những bước tiến như trên là vào tháng 3.2022, khi họ tiến về thủ đô Kyiv của Ukraine trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột.
Trong suốt năm 2023, quân đội Nga chỉ giành được 584 km 2 lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, kể từ ngày 1.1 2024, họ đã giành được hơn 2.660 km 2.
Từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.2022 cho đến ngày 27.10.2024, Nga đã giành được 67.192 km 2 đất của Ukraine.
Cùng với bán đảo Crimea mà Nga đã sáp nhập vào năm 2014, và các khu vực miền đông Ukraine do phe ly khai được Moscow hậu thuẫn kiểm soát trước chiến dịch quân sự vào tháng 2, Nga hiện kiểm soát 18,2 % lãnh thổ năm 2013 của Ukraine.
Phân tích mới của AFP dựa trên dữ liệu được ISW công bố mỗi ngày. Dữ liệu này có nguồn gốc từ thông tin do hai bên tham chiến công bố và hình ảnh vệ tinh.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga cũng như Ukraine đối với phân tích trên của AFP.
Tổng thống Ukraine loại trừ khả năng 'thương lượng' với Nga Trước đó, tờ Financial Times đưa tin phương Tây có thể ngầm đồng ý để Moskva kiểm soát một số vùng lãnh thổ trước đây của Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trong cuộc họp báo ở Kiev ngày 24/8/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN Phản ứng trước các thông tin các nước phương Tây đang cân nhắc ủng hộ một giải pháp trong...